Ấn Độ lên ngôi, Pakistan lép vế: Ván bài mới của Mỹ ở Nam Á?

Xuân Sơn
Quan hệ giữa Mỹ và hai "ông lớn" Nam Á chứng kiến nhiều thăng trầm trong quá khứ, nay với chính quyền của Tổng thống Trump đầy quyết đoán hứa hẹn tái định hình quỹ đạo của tam giác chiến lược này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ấn Độ lên ngôi, Pakistan lép vế: Ván bài mới của Mỹ ở Nam Á?
Khi lương duyên Mỹ-Ấn Độ nảy nở, cũng là lúc tình cũ Mỹ-Pakistan lụi tàn? (Nguồn: Getty Images)

Chiến thắng ngoạn mục của ông Donald Trump trong bầu cử Tổng thống Mỹ đã và đang tạo ra những thay đổi đáng kể trong cục diện chính trị toàn cầu. Sự thay đổi mạnh mẽ trong cách tiếp cận, tầm nhìn về quan hệ quốc tế thông qua lăng kính “Nước Mỹ trước tiên” của chính quyền Tổng thống Trump 2.0 đang gây nên dư chấn vượt xa phạm vi châu Mỹ, trong đó khu vực Nam Á bắt đầu đón nhận những đợt sóng ngầm mới.

Bàn cờ xoay chuyển

Mỹ có quan hệ khá sâu rộng với cả Ấn Độ và Pakistan. Washington thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với hai quốc gia Nam Á vào năm 1947, sau khi chính quyền thuộc địa Anh tại Ấn Độ sụp đổ. Ban đầu, Mỹ có quan hệ thân thiết hơn với Pakistan, quốc gia vốn nhận phần lớn viện trợ từ phương Tây.

Nguyên nhân xuất phát từ sự kiện Liên Xô đưa quân vào Afghanistan thập niên 1980, Islamabad trở thành đồng minh chính của Mỹ. Thông qua Pakistan, phần lớn viện trợ quân sự phương Tây đã đến tay các chiến binh thánh chiến ở Afghanistan, mở đường cho sự hình thành nhiều nhóm Hồi giáo cực đoan, tổ chức khủng bố ở Trung Đông.

Trong khi đó, Ấn Độ dưới thời Thủ tướng đầu tiên Jawaharlal Nehru theo đuổi chính sách Không liên kết, duy trì thế trung lập và giữ khoảng cách với hai cực Mỹ-Xô. Do vậy, quan hệ giữa Washington và New Delhi tương đối lạnh nhạt. Thậm chí, tham vọng hạt nhân của Ấn Độ vào thập niên 70-80 còn khiến Mỹ áp đặt biện pháp trừng phạt lên New Delhi.

Năm 1974, Ấn Độ khiến cả thế giới ngạc nhiên với “Đức Phật mỉm cười”, vụ thử hạt nhân dưới lòng đất thành công đầu tiên thực hiện ở sa mạc Rajasthan. New Delhi khẳng định vụ thử hạt nhân vì mục đích hòa bình, song Mỹ lên tiếng phản đối.

Tình thế dần xoay chuyển vào đầu thế kỷ 20, vụ khủng bố ngày 11/9/2001 cùng với việc quân đội Pakistan ủng hộ chế độ Taliban đầu tiên (1996-2001) đã đẩy Washington và Islamabad vào thế đối đầu. Quan hệ hai bên càng trở nên căng thẳng sau khi Mỹ tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden ngay trên lãnh thổ Pakistan năm 2011, mà không báo trước cho Islamabad.

Sau khi các lực lượng Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) rút quân khỏi Afghanistan năm 2021, tình hình tiếp tục diễn biến theo hướng bất lợi cho Pakistan, Islamabad không còn giữ được vị thế quan trọng như trước trong chiến lược của Mỹ. Trong khi đó, sự trỗi dậy của Ấn Độ về kinh tế và quân sự ngày càng thu hút sự chú ý của Washington, đặc biệt, cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc càng củng cố vai trò của New Delhi trong cạnh tranh địa chính trị toàn cầu.

Báo cáo mới của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Ấn Độ có thể sẽ đạt mức 4,33 nghìn tỷ USD vào năm 2025, vượt mức 4,31 nghìn tỷ USD của Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới,
Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), GDP Ấn Độ có thể sẽ đạt mức 4,33 nghìn tỷ USD vào năm 2025, vượt mức 4,31 nghìn tỷ USD của Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới. (Nguồn: Republic Business)

Bên mặn nồng, bên lạnh nhạt

Sau chiến thắng áp đảo của ông Donald Trump, cả thế giới hướng về Washington, dõi theo “nhất cử, nhất động” của vị tân Tổng thống Mỹ. Pakistan cũng theo sát tình hình Washington và dù có nhiều nỗ lực ngoại giao nhằm tiếp cận chính quyền mới, Islamabad vẫn chưa có bất kỳ tương tác chính thức nào với Nhà Trắng.

Bộ trưởng Nội vụ Pakistan Mohsin Naqvi có mặt tại Mỹ vào ngày nhậm chức Tổng thống Trump nhưng không được mời tham dự buổi lễ. Tổng tư lệnh quân đội Pakistan, Tướng Syed Asim Munir, cũng kêu gọi chính phủ thiết lập kênh liên lạc chính thức với chính quyền mới của Mỹ, đặc biệt về các vấn đề hợp tác quốc phòng và an ninh.

Tuy nhiên, chính quyền ông Donald Trump vẫn chưa thể hiện bất kỳ sự quan tâm nào với Islamabad. Thêm vào đó, một số nhân vật thân cận của Tổng thống Trump còn công khai kêu gọi trả tự do cho cựu Thủ tướng Imran Khan và bày tỏ lo ngại về tình hình quản trị tại Pakistan, đặc biệt là mối quan hệ dân sự - quân sự.

Ấn Độ lên ngôi, Pakistan lép vế: Ván bài mới của Mỹ ở Nam Á?
Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar được mời ngồi ở hàng ghế đầu trong buổi lễ nhậm chức Tổng thống Donald Trump ngày 20/1, cho thấy sự ưu ái của Mỹ dành cho đối tác quan trọng tại Nam Á. (Nguồn: AFP)

Trong khi đó, quan hệ giữa Ấn Độ và chính quyền mới tại Mỹ lại suôn sẻ hơn. Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar được mời ngồi ở hàng ghế đầu trong buổi lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ thứ 47 vừa qua và có cuộc gặp gỡ với các quan chức cấp cao, bao gồm Ngoại trưởng và Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ. Đặc biệt, ngày 13/2, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trở thành một trong những nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên “xông đất” Nhà Trắng trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Trump.

Mối quan hệ cá nhân gần gũi giữa hai nhà lãnh đạo này thu hút không ít sự chú ý, nổi bật là sự kiện mang tính biểu tượng tại Houston, Texas (Mỹ) tháng 9/2019, khi ông Modi và ông Trump cùng phát biểu trước đám đông gồm 50.000 người Mỹ gốc Ấn.

Hội đàm tại Nhà Trắng cùng ngày, ông Trump hứa hẹn tăng cường bán vũ khí cho Ấn Độ từ năm nay, bao gồm cả tiêm kích F-35, đồng thời cho phép New Delhi nhập khẩu thêm dầu mỏ và khí đốt của Mỹ.

Việc này nhằm giảm thâm hụt thương mại giữa hai bên, hướng tới mục tiêu tạo ra "một trong những tuyến thương mại vĩ đại nhất trong lịch sử", kéo dài từ "Ấn Độ đến Israel, Italy và Mỹ" bao gồm các cảng biển, đường sắt và cáp ngầm dưới biển.

Thủ tướng Ấn Độ gặp Tổng thống Mỹ: Nhất trí gắn kết hơn bao giờ hết, hé lộ về 'một trong những tuyến thương mại vĩ đại nhất trong lịch sử'/ (Nguồn: X/@Narendra Modi)
Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Nhà Trắng ngày 13/2. (Nguồn: X/@Narendra Modi)

Chuyến thăm sớm này phản ánh mối quan hệ gần gũi giữa Thủ tướng Modi với các nhà lãnh đạo Mỹ trong hơn 1 thập kỷ vừa qua. Theo thống kê, ông Modi đã có hơn 10 cuộc tiếp xúc, gặp gỡ với các Tổng thống Mỹ kể từ khi nắm quyền năm 2014. Ông Modi cũng xây dựng được mối quan hệ cá nhân tốt với Tổng thống Trump trong giai đoạn nhiệm kỳ đầu, và đây là cơ sở để Ấn Độ tự tin sẽ thúc đẩy mối quan hệ song phương với chính quyền Trump bất chấp những biến động phức tạp hiện nay.

Như vậy, kể từ "buổi bình minh" của thế kỷ 20, mối tình thân giữa Washington và Islamabad dần phai nhạt, nhường lại khoảng trống để quan hệ Mỹ-Ấn Độ nảy nở theo thời gian. Chính quyền ông Donald Trump dù là 1.0 hay 2.0 đều dành ưu ái nhất định cho New Delhi, với minh chứng là chuyến công du Washington mới nhất của Thủ tướng Modi, góp phần xoa dịu căng thẳng thương mại song phương và khẳng định ưu tiên chiến lược của quốc gia Nam Á với cường quốc bên kia Thái Bình Dương.

Giá vàng hôm nay 8/1/2025: Giá vàng 'bắt sóng' tăng, vai trò trú ẩn an toàn lại 'lên ngôi', có thể phá kỷ lục

Giá vàng hôm nay 8/1/2025: Giá vàng 'bắt sóng' tăng, vai trò trú ẩn an toàn lại 'lên ngôi', có thể phá kỷ lục

Giá vàng hôm nay 8/1/2025 trên thị trường thế giới bật tăng khi các nhà giao dịch cân nhắc về kế hoạch áp thuế của ...

Mỹ có động thái mới tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nguy cơ châm ngòi cho 'cuộc chiến điện tử' với Trung Quốc

Mỹ có động thái mới tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nguy cơ châm ngòi cho 'cuộc chiến điện tử' với Trung Quốc

Lực lượng Không gian Mỹ đã tiết lộ kế hoạch triển khai các thiết bị gây nhiễu nhằm phá vỡ tín hiệu vệ tinh ở ...

10 nền kinh tế lớn nhất thế giới 2025: Vị trí của Mỹ có lung lay, Ấn Độ sẽ sớm có thứ hạng mới, Nga thực đứng thứ bao nhiêu?

10 nền kinh tế lớn nhất thế giới 2025: Vị trí của Mỹ có lung lay, Ấn Độ sẽ sớm có thứ hạng mới, Nga thực đứng thứ bao nhiêu?

Trong top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới 2025, Ấn Độ sẽ sớm trở thành nền kinh tế lớn thứ 4. Vậy xếp ...

Chuyên gia Trung Quốc: Chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam mới có thể đặt lợi ích của nhân dân lên hàng đầu

Chuyên gia Trung Quốc: Chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam mới có thể đặt lợi ích của nhân dân lên hàng đầu

Chuyên gia Trung Quốc khẳng định vai trò không thể thay thế của Đảng Cộng sản Việt Nam trong kỷ nguyên mới, đồng thời cho ...

Ảnh ấn tượng: Ukraine ‘quay xe’ về thái độ đàm phán với Nga, đòi lại vũ khí hạt nhân, ông Trump gây sốc cả thế giới, Washington ‘thanh minh’

Ảnh ấn tượng: Ukraine ‘quay xe’ về thái độ đàm phán với Nga, đòi lại vũ khí hạt nhân, ông Trump gây sốc cả thế giới, Washington ‘thanh minh’

Tổng thống Ukraine nói sẵn sàng đàm phán với người đồng cấp Nga, muốn được trả lại vũ khí hạt nhân, ông Trump nói Mỹ ...

(theo Modern Diplomacy)

Đọc thêm

Quyết chấm dứt nạn đói cho trẻ em châu Phi, AfDB phê duyệt lập quỹ hàng chục triệu USD

Quyết chấm dứt nạn đói cho trẻ em châu Phi, AfDB phê duyệt lập quỹ hàng chục triệu USD

Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) phê duyệt việc thành lập quỹ nhằm giúp chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng ở trẻ em trong độ tuổi đi ...
Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam hạ cánh xuống sân bay Yangon, sẵn sàng hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam hạ cánh xuống sân bay Yangon, sẵn sàng hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar

Đội cứu hộ của Việt Nam từ ngày mai sẽ triển khai nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại các nơi bị ảnh hưởng động đất ở Myanmar.
Bộ Công an tham gia cứu nạn, cứu hộ tại Myanmar

Bộ Công an tham gia cứu nạn, cứu hộ tại Myanmar

Khoảng 18h15’ (theo giờ Việt Nam) tối 30/3, máy bay chở Đội cứu nạn, cứu hộ (CNCH) Bộ Công an Việt Nam đã hạ cánh xuống sân bay quốc tế ...
Hội sách Đất Tổ năm 2025 - Tôn vinh văn hóa đọc

Hội sách Đất Tổ năm 2025 - Tôn vinh văn hóa đọc

Với chủ đề “Sách - Đồng hành và tôn vinh giá trị văn hóa vùng Đất Tổ”, Hội sách Đất Tổ năm 2025 được tổ chức từ ngày 28/3 - ...
Gần 130.000 thí sinh bước vào kỳ thi Đánh giá năng lực đợt 1 năm 2025

Gần 130.000 thí sinh bước vào kỳ thi Đánh giá năng lực đợt 1 năm 2025

Sáng 30/3, tại 25 tỉnh, thành phố trên cả nước đã chính thức diễn ra kỳ thi Đánh giá năng lực đợt 1 do Đại học Quốc gia (ĐHQG) TP. ...
Du khách Nga đến Việt Nam tăng mạnh

Du khách Nga đến Việt Nam tăng mạnh

Làn sóng du khách Nga đến Việt Nam tăng đột biến, không chỉ trong mùa Thu và mùa Đông mà còn vào các ngày lễ tháng 5 và mùa Hè.
Thủ tướng Israel nêu rõ điều kiện cho giai đoạn đàm phán tiếp theo với Hamas, khẳng định không giấu giếm

Thủ tướng Israel nêu rõ điều kiện cho giai đoạn đàm phán tiếp theo với Hamas, khẳng định không giấu giếm

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết nước này sẵn sàng thảo luận về giai đoạn tiếp theo của thỏa thuận nhằm chấm dứt xung đột ở Dải Gaza.
Tổng thống Donald Trump tự tin về sáng kiến sáp nhập Greenland

Tổng thống Donald Trump tự tin về sáng kiến sáp nhập Greenland

Tổng thống Mỹ Donald Trump tin chắc 100% rằng sáng kiến sáp nhập Greenland của ông sẽ thành công.
Houthi phóng tên lửa vào Israel, tấn công tàu sân bay Mỹ 3 lần trong 24 giờ

Houthi phóng tên lửa vào Israel, tấn công tàu sân bay Mỹ 3 lần trong 24 giờ

Quân đội Israel ngày 30/3 xác nhận đã chặn được một tên lửa phóng từ Yemen.
Campuchia viện trợ khẩn cấp cho Myanmar sau động đất, khẳng định 'mỗi phút giây đều quan trọng'

Campuchia viện trợ khẩn cấp cho Myanmar sau động đất, khẳng định 'mỗi phút giây đều quan trọng'

Campuchia tuyên bố sẽ cung cấp 100.000 USD viện trợ khẩn cấp ban đầu cho Myanmar sau trận động đất.
Quỹ Tiền tệ quốc tế lạc quan về thời điểm kết thúc xung đột Ukraine

Quỹ Tiền tệ quốc tế lạc quan về thời điểm kết thúc xung đột Ukraine

IMF cho rằng cuộc xung đột Ukraine sẽ kéo dài đến cuối năm nay do những phản ứng tích cực về đàm phán hòa bình của các bên.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ ca ngợi vai trò của Nhật Bản trong chiến lược răn đe, 'lệch tông' với đồng minh châu Âu

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ ca ngợi vai trò của Nhật Bản trong chiến lược răn đe, 'lệch tông' với đồng minh châu Âu

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho rằng Nhật Bản là đồng minh 'không thể thiếu' giúp Washington thiết lập khả năng răn đe tại Ấn Độ - Thái Bình Dương.
EU với xung đột Nga-Ukraine: Cảm xúc và thành kiến?

EU với xung đột Nga-Ukraine: Cảm xúc và thành kiến?

EC công bố một văn kiện và đề nghị người dân châu Âu cần dự trữ các nhu yếu phẩm để có thể đảm bảo được cho mình ít nhất trong 72 giờ khi khủng ...
Đàm phán hòa bình Ukraine: Bước tiến trên chặng đường dài

Đàm phán hòa bình Ukraine: Bước tiến trên chặng đường dài

Những gì đạt được từ các cuộc đàm phán Mỹ-Nga và Mỹ-Ukraine tại Riyadh tiếp tục mở ra hy vọng đưa tình hình ở Ukraine tiến gần hơn đến hòa bình.
Thủ tướng Canada công du châu Âu: Một lối đi riêng

Thủ tướng Canada công du châu Âu: Một lối đi riêng

Việc chọn châu Âu làm điểm đến đầu tiên, thay vì Mỹ như các đời Thủ tướng Canada trước đây phản ánh nỗ lực thay đổi táo bạo của ông Mark Carney.
Điện đàm Nga-Mỹ: Phá băng và hàn gắn

Điện đàm Nga-Mỹ: Phá băng và hàn gắn

Không đạt đột phá trong chấm dứt xung đột tại Ukraine, song cuộc điện đàm thượng đỉnh Nga-Mỹ cho thấy nhiều tín hiệu tích cực.
Canada có lãnh đạo mới: Lửa thử vàng

Canada có lãnh đạo mới: Lửa thử vàng

Ông Mark Carney được cử tri và đảng Tự do kỳ vọng đưa Canada vượt qua hàng loạt thách thức hiện nay.
Quan hệ Ấn Độ-Mauritius: Tầm nhìn mới, sức sống mới

Quan hệ Ấn Độ-Mauritius: Tầm nhìn mới, sức sống mới

Chuyến thăm Mauritius của Thủ tướng Narendra Modi đánh dấu sự trở lại đảo quốc mà ông gọi là 'Ấn Độ thu nhỏ', nơi ông cảm thấy như ở nhà.
EU với xung đột Nga-Ukraine: Cảm xúc và thành kiến?

EU với xung đột Nga-Ukraine: Cảm xúc và thành kiến?

EC công bố một văn kiện và đề nghị người dân châu Âu cần dự trữ các nhu yếu phẩm để có thể đảm bảo được cho mình ít nhất trong 72 giờ khi khủng ...
Hành trình Brexit: Bài học lịch sử

Hành trình Brexit: Bài học lịch sử

Cách đây tám năm, Anh đã kích hoạt Điều 50 của Hiệp ước Lisbon, chính thức bắt đầu tiến trình đàm phán kéo dài hai năm để rời EU, còn gọi là Brexit.
Công xã Paris: ‘Phát súng lệnh’ của giai cấp vô sản

Công xã Paris: ‘Phát súng lệnh’ của giai cấp vô sản

Sự ra đời của Công xã Paris là sự kiện có ý nghĩa to lớn đối với phong trào cách mạng vô sản quốc tế, mang lại những bài học sâu sắc...
Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ cuối): Cơ hội chuyển mình và triển vọng trong hợp tác với Việt Nam

Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ cuối): Cơ hội chuyển mình và triển vọng trong hợp tác với Việt Nam

Dù con đường đi tới tương lai tươi sáng còn lắm chông gai nhưng châu Phi vẫn "miệt mài" cho thế giới thấy quyết tâm tự chủ và đổi mới.
Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ II): Vẫn còn lắm bỏ ngỏ, nhiều đau thương

Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ II): Vẫn còn lắm bỏ ngỏ, nhiều đau thương

Châu Phi vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức về an ninh, xung đột nội bộ và can thiệp từ bên ngoài.
Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ I): 'Viết lại' trật tự quyền lực

Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ I): 'Viết lại' trật tự quyền lực

Năm 2024 là năm siêu bầu cử của châu Phi, đánh dấu sự tiến bộ của nền dân chủ và thay đổi chính trị lớn nhiều của nhiều quốc gia tại châu lục này.
Phiên bản di động