Bản hùng ca oanh liệt của Hải quân nhân dân Việt Nam và quân dân miền Bắc

Đại tá Phạm Kim Tuyến
Trưởng phòng Tuyên huấn Quân chủng Hải quân
Chiến thắng ngày 2/8 và 5/8/1964 là sự khởi đầu bản hùng ca oanh liệt của Hải quân nhân dân Việt Nam trong lịch sử xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bản hùng ca oanh liệt của Hải quân nhân dân Việt Nam và quân dân miền Bắc
Quân ủy Trung ương họp bàn về kế hoạch đánh Mỹ và xây dựng lực lượng vũ trang phòng thủ miền Bắc năm 1963. (Nguồn: Quân chủng Hải quân)

Do bị sa lầy và thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam, đế quốc Mỹ quyết định mở rộng chiến tranh ra miền Bắc hòng ngăn chặn sự chi viện của hậu phương lớn miền Bắc cho chiến trường miền Nam.

Đêm 31/7, rạng sáng ngày 1/8/1964, Mỹ cho tàu khu trục Maddox thuộc Hạm đội 7 xâm phạm sâu vào vùng biển Quảng Bình, sau đó tiến lên phía Bắc, có lúc chỉ cách bờ 8 hải lý, vừa do thám, điều tra mạng lưới bố phòng của ta, vừa đe dọa, uy hiếp các tàu đánh cá của ngư dân ta trên biển.

Với quyết tâm trừng trị tàu địch xâm phạm vùng biển của ta, thực hiện mệnh lệnh của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, ngày 2/8/1964, Bộ Tư lệnh Hải quân đã chỉ huy Tiểu đoàn 135 sử dụng 3 tàu phóng lôi của Phân đội 3 (gồm các tàu 333, 336, 339) do đồng chí Nguyên Xuân Bột, Phân đội trưởng kiêm Thuyền trưởng tàu 333 chỉ huy, bí mật hành quân từ Vạn Hoa (Quảng Ninh) vào Hòn Nẹ (Thanh Hóa) để phục kích đón đánh tàu khu trục của Mỹ. Phối hợp tham gia chiến đấu có 2 tàu tuần tiễu T142 và T146 của Khu Tuần phòng 1.

Lúc 13h30, ngày 2/8, tàu khu trục Maddox Mỹ xâm phạm vào khu vực biển Hòn Mê (Thanh Hóa). Sở chỉ huy tiền phương lệnh cho biên đội tàu tuần tiễu và tàu phóng lôi xuất kích sục sạo tìm tàu Maddox của địch. Khi Phân đội tàu phóng lôi phát hiện tàu địch, cả ba tàu đã tăng tốc tiếp cận mục tiêu. Địch phát hiện thấy có 3 tàu tốc độ cao đang tiếp cận thì tăng tốc chạy ra xa và dùng pháo lớn bắn dồn dập về phía đội hình tàu phóng lôi.

Mặc dù bị địch dùng đạn, pháo từ tàu và máy bay bắn dữ dội, nhưng các tàu của ta vẫn dũng cảm tiến về phía mục tiêu, vừa vận động tránh đạn, vừa nhanh chóng tiếp cận rút ngắn cự ly, chiếm lĩnh vị trí có lợi để công kích ngư lôi, phát huy hỏa lực trên tàu đánh trả quyết liệt các tốp máy bay và tàu chiến của địch.

Bản hùng ca oanh liệt của Hải quân nhân dân Việt Nam và quân dân miền Bắc
Tàu khu trục Maddox số hiệu 731 thuộc biên đội 77, Hạm đội 7 Mỹ xâm phạm vùng biển miền Bắc Việt Nam. (Nguồn: Quân chủng Hải quân)

Trận đánh ngày 2/8/1964 là trận đánh đầu tiên của Hải quân nhân dân Việt Nam sau 9 năm thành lập, mặc dù lực lượng, vũ khí trang bị còn nhỏ bé nhưng đã trực tiếp chiến đấu với tàu chiến lớn và nhiều máy bay hiện đại của đế quốc Mỹ. Song với tinh thần anh dũng, kiên cường, cán bộ, chiến sĩ ta đã đánh đuổi tàu Maddox rút chạy khỏi lãnh hải Việt Nam; đồng thời bắn rơi 1 chiếc, bắn bị thương 1 chiếc máy bay Mỹ, khẳng định ý chí dám đánh, quyết đánh và quyết thắng giặc Mỹ xâm lược.

Ngay sau khi tàu Maddox bị Hải quân nhân dân Việt Nam đánh đuổi ra khỏi vùng biển của ta, đêm mùng 4/8/1964, chính quyền Mỹ dựng lên “Sự kiện Vịnh Bắc Bộ” vu cáo lực lượng Hải quân miền Bắc Việt Nam tiến công vào tàu chiến Mỹ đang hoạt động bình thường ở vùng biển quốc tế, để đánh lừa dư luận quốc tế và nhân dân Mỹ; lấy cớ đó để mở chiến dịch “trả đũa” mang tên “Mũi tên xuyên”.

Ngày 5/8/1964, Mỹ huy động máy bay ở hai biên đội tàu sân bay Constellation và Ticonderoga gồm hàng chục máy bay tiêm kích và cường kích hiện đại, chia làm 3 đợt bất ngờ tập kích ồ ạt gần như cùng một lúc vào các căn cứ, kho tàng, nơi trú đậu tàu của Hải quân ta suốt dọc ven biển miền Bắc từ Quảng Bình đến Quảng Ninh mở đầu cho hành động leo thang đánh phá miền Bắc.

Bản hùng ca oanh liệt của Hải quân nhân dân Việt Nam và quân dân miền Bắc
Khẩu đội pháo cao xạ Hải quân nhân dân Việt Nam bắn rơi máy bay ở thành phố Vinh - Nghệ An ngày 5/8/1964. (Nguồn: Quân chủng Hải quân)

Do được chuẩn bị chu đáo từ trước, trong trận đầu thử lửa với hải quân và không quân Mỹ, Hải quân nhân dân Việt Nam đã hiệp đồng chặt chẽ với quân dân miền Bắc dũng cảm đánh trả quyết liệt. Trong trận chiến đấu này, Hải quân nhân dân Việt Nam và quân dân miền Bắc đã anh dũng chiến đấu, bắn rơi 8 máy bay, bắn bị thương nhiều chiếc khác, bắt sống giặc lái Mỹ đầu tiên trên vùng biển, vùng trời miền Bắc.

Chiến thắng trận đầu ngày 2/8 và ngày 5/8/1964 của bộ đội Hải quân và quân dân miền Bắc có ý nghĩa chiến lược, tạo tiền đề thuận lợi, mang lại niềm tin, cổ vũ, động viên khí thế tiến công của quân và dân cả nước quyết tâm đánh bại các bước leo thang chiến tranh của đế quốc Mỹ, bảo vệ vững chắc hậu phương lớn miền Bắc, sát cánh cùng tiền tuyến lớn miền Nam để đánh thắng Mỹ-ngụy.

Bản hùng ca oanh liệt của Hải quân nhân dân Việt Nam và quân dân miền Bắc
Tàu chiến đấu Hải quân nhân dân Việt Nam đánh trả máy bay Mỹ tại Lạch Trường - Thanh Hóa ngày 5/8/1964. (Nguồn: Quân chủng Hải quân)

Đó là chiến thắng của sức mạnh chính trị tinh thần của toàn dân tộc, của ý chí quyết tâm dám đánh, biết đánh và quyết đánh thắng; là biểu tượng của bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam, một dân tộc dù nhỏ nhưng luôn yêu chuộng tự do, độc lập, không bao giờ chịu khuất phục trước kẻ thù xâm lược, dù chúng có đông hơn, mạnh hơn gấp nhiều lần.

Chiến thắng đó là minh chứng khẳng định tài thao lược, sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trực tiếp là Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng. Đó là thắng lợi của nghệ thuật quân sự Việt Nam nói chung và nghệ thuật tác chiến Hải quân nói riêng, đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của tất cả các lực lượng và địa phương, tạo nên sức mạnh tổng hợp đánh thắng kẻ thù xâm lược.

Là thắng lợi của truyền thống đánh giặc “lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều” của dân tộc ta. Chiến thắng trận đầu là một trong những chiến công tiêu biểu của Hải quân nhân dân Việt Nam; là sự khởi đầu bản hùng ca oanh liệt của Hải quân nhân dân Việt Nam trong lịch sử xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành.

Bản hùng ca oanh liệt của Hải quân nhân dân Việt Nam và quân dân miền Bắc
Dân quân Lạch Trường - Thanh Hóa vớt xác máy bay Mỹ bị ta bắn rơi ngày 5/8/1964. (Nguồn: Quân chủng Hải quân)

Với chiến công xuất sắc trong trận chiến đấu ngày 2/8 và ngày 5/8/1964, Bộ đội Hải quân và Phòng không được Đảng, Chính phủ, Quân ủy Trung ương, Bộ quốc phòng tuyên dương công trạng ngày 7/8/1964. Tại Lễ tuyên dương, được Chủ tịch Hồ Chí Minh khen ngợi “... các chú đã lập được thành tích lớn trong các cuộc chiến đấu chống đế quốc Mỹ vừa qua. Các chú đã chiến đấu rất dũng cảm, đã bắn rơi 8 chiếc máy bay Mỹ và bắn hỏng 3 chiếc, vừa rồi lại nghe tin 4 chiếc máy bay Mỹ đến Biên Hòa bị hỏng. Các chú đã bắt sông phi công Mỹ, đánh đuổi tàu chiến Mỹ ra khỏi vùng biển nước ta. Như vậy là rất tốt”.

Quân chủng Hải quân đã vinh dự được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Nhì; Tiểu đoàn 135 (nay là Hải đội 135 thuộc Lữ đoàn 170, Vùng 1 Hải quân) được truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân; 5 tập thể được tặng Huân chương Quân công hạng Ba; 142 tập thể và cá nhân được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhất, Nhì, Ba; 20 tập thể được Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam tặng Cờ “Chiến công oanh liệt - Truyền thống vẻ vang”...

Phát huy truyền thống, kinh nghiệm cùng những bài học thành công của chiến thắng trận đầu, Hải quân nhân dân Việt Nam đã kế thừa, vận dụng và phát triển sáng tạo trong sự nghiệp bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc trong điều kiện lịch sử mới.

Đó là trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cán bộ, chiến sĩ trong Quân chủng đã mưu trí, dũng cảm, ngoan cường chiến đấu, bắn rơi hàng trăm máy bay phản lực hiện đại của Mỹ, rà phá hàng ngàn quả thuỷ lôi, bảo vệ nhân dân, bảo vệ các khu công nghiệp, các đầu mối giao thông quan trọng, các thành phố lớn của miền Bắc.

Trên con đường Hồ Chí Minh trên biển, cán bộ, chiến sĩ Hải quân đã chấp nhận mọi gian khổ hy sinh, vận chuyển cán bộ và hàng ngàn tấn vũ khí, chi viện đắc lực cho miền Nam, góp phần quan trọng vào việc duy trì và phát triển chiến tranh sau lưng địch. Đường Hồ Chí Minh trên biển mãi mãi là một huyền thoại bất tử trong cuộc chiến tranh cứu nước vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

Bản hùng ca oanh liệt của Hải quân nhân dân Việt Nam và quân dân miền Bắc
Lễ tuyên dương công trạng các đơn vị làm nên chiến thắng trận đầu ngày 2/8 và ngày 5/8/1964, do Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam tổ chức. (Nguồn: Quân chủng Hải quân)

Trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, Hải quân nhân dân Việt Nam đã phối hợp hoạt động trên hướng biển, đặc biệt cùng với một bộ phận lực lượng vũ trang Quân khu 5, thần tốc táo bạo, chủ động tiến công giải phóng quần đảo Trường Sa, góp phần vào thắng lợi trọn vẹn của dân tộc.

Đó là lòng yêu nước, trí tuệ con người Việt Nam; truyền thống nhân nghĩa, hữu nghị; mối quan hệ gắn bó máu thịt với nhân dân; tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất, nỗ lực vượt qua khó khăn, gian khổ để bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Phát huy truyền thống và tinh thần mưu trí, sáng tạo trong chiến thắng trận đầu, đặc biệt là trong sự nghiệp đổi mới đất nước, thực hiện quyết tâm của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Hải quân nhân dân Việt Nam đã và đang nỗ lực phấn đấu xây dựng tiến thẳng lên hiện đại, thực sự là lực lượng nòng cốt của nền quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân trên biển.

Những năm tới, dự báo tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo đã và đang đặt yêu cầu mới, khẩn trương đối với Quân chủng Hải quân. Từ nền tảng truyền thống và những bài học kinh nghiệm trong chiến thắng trận đầu sẽ là hành trang, nguồn lực tinh thần quý giá để thế hệ cán bộ, chiến sĩ Hải quân hôm nay tiếp tục ra sức phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, làm nòng cốt cùng với các lực lượng quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc, xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng, Nhà nước, Quân đội và Nhân dân.

Trường Sa: Hành trình của muôn cảm xúc

Trường Sa: Hành trình của muôn cảm xúc

Những ngày lênh đênh trên sóng, không điện thoại, không mạng xã hội, chỉ có nắng, gió, bình minh, hoàng hôn của biển đảo và ...

Tàu buồm Hải quân Việt Nam mang tên Lê Quý Đôn thăm, giao lưu với Hải quân Indonesia

Tàu buồm Hải quân Việt Nam mang tên Lê Quý Đôn thăm, giao lưu với Hải quân Indonesia

Trong thời gian thăm Indoneisa từ 17-20/7, tàu buồm 286-Lê Quý Đôn của Hải quân Việt Nam sẽ có nhiều hoạt động đối ngoại, giao ...

Cán bộ, chiến sĩ Trường Sa khắc ghi căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cán bộ, chiến sĩ Trường Sa khắc ghi căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tưởng nhớ, tri ân tình cảm, ân tình của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cán bộ, chiến sĩ Hải quân xin hứa tiếp tục ...

Quân chủng Hải quân sơ kết công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp

Quân chủng Hải quân sơ kết công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp

6 tháng đầu năm 2024, Quân chủng Hải quân duy trì 27 tàu tuần tra, kịp thời ngăn chặn 238 tàu cá có ý định ...

Cán bộ, chiến sĩ Hải quân tổ chức nhiều hoạt động ngày Thương binh - Liệt sĩ

Cán bộ, chiến sĩ Hải quân tổ chức nhiều hoạt động ngày Thương binh - Liệt sĩ

Nhân kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), nhiều đơn vị hải quân đã tổ chức các hoạt động ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có chuyến thăm cấp Nhà nước đến Ấn Độ từ ngày 30/7-1/8.
Vụ sám sát hụt ông Donald Trump: Cái gật đầu của cựu Tổng thống Mỹ, thêm nhiều tình tiết được hé lộ, thủ phạm 'thông minh nhưng ẩn dật'

Vụ sám sát hụt ông Donald Trump: Cái gật đầu của cựu Tổng thống Mỹ, thêm nhiều tình tiết được hé lộ, thủ phạm 'thông minh nhưng ẩn dật'

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đồng ý trả lời phỏng vấn FBI theo quy trình của cuộc điều tra vụ ám sát bất thành nhằm vào ông hôm ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 31/7 và sáng 1/8: Lịch thi đấu giao hữu - MU vs Real Betis, AC Milan vs Real Madrid; bóng đá nữ Olympic Paris 2024

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 31/7 và sáng 1/8: Lịch thi đấu giao hữu - MU vs Real Betis, AC Milan vs Real Madrid; bóng đá nữ Olympic Paris 2024

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 31/7 và sáng 1/8: Lịch thi đấu giao hữu - MU vs Real Betis, Liverpool vs Arsenal; bóng đá nữ Olympic Paris 2024...
XSMN 30/7, xổ số miền Nam ngày 30 tháng 7. Kết quả xổ số miền Nam thứ 3 ngày 30/7/2024

XSMN 30/7, xổ số miền Nam ngày 30 tháng 7. Kết quả xổ số miền Nam thứ 3 ngày 30/7/2024

XSMN 30/7 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam thứ 3 ngày 30/7/2024. xổ số miền Nam ngày 30 tháng 7. XSMN thứ 3. SXMN 30/7. xổ số ...
Từ Alaska tới Hà Nội: Một hành trình khám phá và kết nối

Từ Alaska tới Hà Nội: Một hành trình khám phá và kết nối

Câu chuyện về một Phó giáo sư người Mỹ yêu Việt Nam đã dành 5 năm miệt mài cống hiến cho giáo dục cộng đồng tại những làng quê khó ...
Việt Nam tăng mạnh nhập khẩu thịt lợn từ Nga, chuẩn bị nhập thịt bò Belarus

Việt Nam tăng mạnh nhập khẩu thịt lợn từ Nga, chuẩn bị nhập thịt bò Belarus

Từ năm ngoái tới nay, Việt Nam tăng mạnh nhập khẩu thịt lợn từ tỉnh Tomsk của Liên bang Nga.
Bầu cử tổng thống Venezuela: Phép thử hòa giải

Bầu cử tổng thống Venezuela: Phép thử hòa giải

Không chỉ lựa chọn người lãnh đạo đất nước tiếp theo, cuộc bầu cử tổng thống Venezuela còn là phép thử cho nỗ lực hòa giải ở đất nước Nam Mỹ này.
Từ Hiệp định Geneva, nghĩ về con đường đến hòa bình trên thế giới hiện nay

Từ Hiệp định Geneva, nghĩ về con đường đến hòa bình trên thế giới hiện nay

Nhiều chuyên gia, học giả nhận định, cuộc xung đột ở Ukraine và Dải Gaza, sớm hay muộn, rồi cũng kết thúc trên bàn đàm phán.
Tình hình ở Dải Gaza: Mong manh giải pháp hòa bình

Tình hình ở Dải Gaza: Mong manh giải pháp hòa bình

Bất chấp nỗ lực, kể cả sức ép của cộng đồng quốc tế, Israel vẫn tiếp tục tăng cường các hoạt động quân sự nhằm vào Dải Gaza.
Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2024 và những vấn đề nóng của thế giới

Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2024 và những vấn đề nóng của thế giới

Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2024 không chỉ quan trọng bởi lễ kỷ niệm 75 năm thành lập mà còn vì những vấn đề nóng bỏng của thế giới.
Quan hệ Nga-Ấn Độ: Dấu ấn tự chủ chiến lược

Quan hệ Nga-Ấn Độ: Dấu ấn tự chủ chiến lược

Quan hệ Nga-Ấn Độ đã được thử thách qua thời gian và nay được mô tả là 'đặc biệt và đặc quyền'.
Nhiệm kỳ 'khó nhằn' của Hungary ở EU, lo lắng không của riêng ai...

Nhiệm kỳ 'khó nhằn' của Hungary ở EU, lo lắng không của riêng ai...

Lâu nay, dù cùng trên con tàu EU nhưng Budapest và Brussels thường không cùng nhìn về một hướng.
Đồng yên mất giá - 'Cơn đau đầu không hề nhẹ' của Nhật Bản trong cuộc chiến thu hút lao động nước ngoài

Đồng yên mất giá - 'Cơn đau đầu không hề nhẹ' của Nhật Bản trong cuộc chiến thu hút lao động nước ngoài

Quy định về thị thực được nới lỏng, nhưng sự suy yếu của đồng tiền làm giảm sức hấp dẫn của Nhật Bản đối với việc thuê lao động nước ngoài
Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đường lối đối ngoại mang đậm bản sắc 'cây tre Việt Nam' dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giúp tăng cường vị thế Việt Nam.
Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Chuyên gia dự báo, cả Mỹ và Trung Quốc khó có thể xảy ra xung đột trực tiếp bất kể ứng cử viên nào giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống tới đây.
Báo Mỹ giải mã Tổng thống Biden, từ người 'không bao giờ bỏ cuộc' nhưng cuối cùng lại lựa chọn ra đi

Báo Mỹ giải mã Tổng thống Biden, từ người 'không bao giờ bỏ cuộc' nhưng cuối cùng lại lựa chọn ra đi

Nếu ông Donald Trump không được đảng Cộng hòa đề cử là ứng cử viên Tổng thống lần này, có thể ông Joe Biden đã lùi bước từ nhiều tháng trước.
Báo chí quốc tế khẳng định công lao vĩ đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Báo chí quốc tế khẳng định công lao vĩ đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông quốc tế ca ngợi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua những đóng góp lớn lao của ông với đất nước.
Vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Donald Trump: Châu Âu từ xa cũng thấy 'lạnh'

Vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Donald Trump: Châu Âu từ xa cũng thấy 'lạnh'

Vụ ám sát ông Donald Trump cho thấy mối nguy hiểm hiện hữu với các chính trị gia. Sự kiện này tác động không chỉ tới Mỹ mà còn lan rộng sang châu Âu.
Phiên bản di động