Chính vì thế, Giám đốc truyền hình ASIAD 18 đã rất bất ngờ khi Việt Nam không có bản quyền Asiad lần này.
Bà Linda Wahyudi - Giám đốc trung tâm phát sóng các chương trình ở Asiad 2018 cho biết, tính đến thời điểm hiện tại có 75 quốc gia và vùng lãnh thổ sở hữu bản quyền phát sóng các môn thi đấu tại Á vận hội 2018. Trong đó, 16 đơn vị có giữ bản quyền, bao gồm cả 12 thành viên Hiệp hội truyền hình châu Á - Thái Bình Dương.
Trước ngày khai mạc, các đài truyền lớn của châu lục như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… đều đã có mặt tại trung tâm báo chí (khu vực IBC) để chuẩn bị cho công việc diễn ra trong nửa tháng.
Olympic Pakistan đã có 90 phút đầy nhọc nhằn trước Quang Hải (bên phải) và các đồng đội. (Ảnh: Độc Lập) |
Trong khi cả châu lục đang nhộn nhịp, sẵn sàng thưởng thức các trận đấu đỉnh cao ở Asiad 2018, thì tại Việt Nam, người xem đã phải xác định theo dõi các trận đấu của Olympic Việt Nam cũng như các môn thể thao khác qua kênh “lậu”, hay qua báo điện tử, báo giấy, chứ không được xem trên đài truyền hình quốc gia.
Điều đáng nói, trước đây ở ASIAD nào Việt Nam cũng phát trực tiếp nhưng lần này đài truyền hình Việt Nam (VTV) đã “nói không” với bản quyền Asiad vì mức giá cao.Ngày 18/8 Asiad sẽ chính thức khai mạc và đến thời điểm này, gần như chắc chắn không có bất ngờ phút chót giống như việc VTV được nhận gói tài trợ lớn ở World Cup 2018. Thực tế thì ở trận ra quân vừa qua của Olympic Việt Nam, người hâm mộ cũng không thể xem trực tiếp trận đấu. Tất cả bày tỏ sự thất vọng, dù không ít người cũng thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với VTV.
Thông tin Việt Nam không có bản quyền Asiad khiến đại diện BTC Á vận hội bất ngờ. Bà Linda Wahyudi chia sẻ với báo chí rằng hồi SEA Games 26 (2011) cũng tại Jakarta và Pamelang, các đài Việt Nam đều tham dự. Khi đó, vấn để về bản quyền được giải quyết rất đơn giản.
Theo bà Linda, nhiều năm qua, các đài bắt đầu liên kết nhằm đảm bảo việc kiểm soát mức giá bản quyền truyền hình, trong bối cảnh các đối tác nước ngoài ngày càng ép giá.