Kho dầu Kozmino của Nga. (Nguồn: Reuters) |
Vừa qua, báo Financial Times (Anh) đăng tải bài viết cho rằng, Ấn Độ và Trung Quốc có thể ngăn cản nhóm Các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) thực hiện kế hoạch hạn chế mua dầu của Nga. Theo đó, New Delhi và Bắc Kinh có thể cung cấp cho Moscow tàu để vận chuyển dầu.
Trong bài viết, các nhà phân tích nhận định, điều này sẽ giúp Nga lách được bất kỳ biện pháp cấm vận nào của các nước G7 hoặc Liên minh châu Âu (EU).
Bài viết có đoạn: “Nếu hầu hết đội tàu trên thế giới bị hạn chế vận chuyển dầu của Nga, thì Ấn Độ và Trung Quốc có khả năng vẫn muốn tiếp tục giao dịch thương mại này, bằng cách cung cấp tàu hoặc để Nga sử dụng tàu của họ”.
Trả lời phỏng vấn Financial Times, một đại diện của EU cho rằng, việc khó nhất là thuyết phục đủ các nước và các công ty bảo hiểm lớn ủng hộ đề xuất cấm vận dầu của Nga.
Một chuyên gia khác cũng tỏ ý không tin ý tưởng của G7 sẽ thành hiện thực.
Các nước phương Tây đang tiếp tục thảo luận về nhiều biện pháp nhằm hạn chế thu nhập của Nga từ hoạt động xuất khẩu dầu khí.
Mọi biện pháp cấm vận dầu mỏ Nga cho đến nay đều không có tác dụng, kể cả lệnh cấm của EU đối với việc vận chuyển mặt hàng này bằng đường biển.
| Kinh tế thế giới nổi bật (24-30/6): Mỹ vẫn vững mạnh, châu Âu khó ‘ép giá’ dầu Nga, Moscow ‘sẵn sàng hy sinh’ một phần ngân sách để làm gì? Xung đột Nga-Ukraine ảnh hưởng nghiêm trọng tới an ninh lương thực toàn cầu, G7 dự tính áp giá trần với dầu Nga, hỗ trợ ... |
| Sau động thái của Anh, còn 13 nước và vùng lãnh thổ cấm nông sản Nhật Bản liên quan sự cố hạt nhân Fukushima Ngày 29/6, Bộ Ngoại giao Nhật Bản thông báo, Vương quốc Anh đã chính thức dỡ bỏ tất cả các biện pháp hạn chế nhập ... |