Báo cáo của ‘Mạng lưới nhân quyền Việt Nam’: Võ đoán và suy diễn

Hoàng Yến - Thu Hằng
Thực chất 'báo cáo nhân quyền' của Mạng lưới nhân quyền Việt Nam hằng năm không khác gì một tài liệu nhằm bôi nhọ, hạ uy tín nhằm chống phá đất nước Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Báo cáo của ‘Mạng lưới nhân quyền Việt Nam’: Võ đoán và suy diễn
Thực chất 'báo cáo nhân quyền' của Mạng lưới nhân quyền Việt Nam hằng năm không khác gì một tài liệu nhằm bôi nhọ, hạ uy tín nhằm chống phá đất nước Việt Nam.

Ngày 20/6, tổ chức tự xưng là “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam” (MLNQVN) có trụ sở tại California (Mỹ) công bố cái gọi là “báo cáo về tình hình nhân quyền ở Việt Nam năm 2020 và 5 tháng đầu năm 2021” với mục đích "báo động về tình trạng vi phạm nhân quyền tồi tệ ở Việt Nam hiện nay”.

Vậy thực tế, báo cáo có thực sự phản ánh đúng tình hình nhân quyền Việt Nam hay vẫn là những thông tin xuyên tạc thường được các tổ chức, cá nhân chống đối sử dụng để bôi nhọ, hạ uy tín của Việt Nam?

Sự suy diễn có chủ đích

Báo cáo của MLNQVN dài 105 trang với 8 chương, hình thức có vẻ tư liệu khá được tập hợp kỳ công, nhưng khi đọc nội dung, người đọc dễ dàng nhìn thấy ngay một số vấn đề:

Thứ nhất, xuyên suốt báo cáo này là quy kết chính quyền Việt Nam “độc đảng”, vi phạm nhân quyền; tìm cách gán ghép các hành vi phạm tội, mọi hiện tượng tiêu cực, mọi rủi ro xảy ra trong xã hội đều là “cố ý” của chế độ chính trị hiện nay, là sự vi phạm nhân quyền của Nhà nước.

Đơn cử như, họ nêu 16 trường hợp chết trong lúc bị công an tạm giữ để xuyên tạc lực lượng công an “tra tấn và giam giữ tùy tiện”. Thực tế, thông tin được lấy từ các kênh chống phá Việt Nam như RFA, SBTN, trong đó một số trường hợp tự tử để suy diễn thành “nạn bạo hành của công an” và là lỗi hệ thống chính trị. Hay, việc xử lý một số nhà báo vi phạm pháp luật, thao túng thông tin, khủng bố doanh nghiệp (như nhóm Báo Sạch) là “đàn áp tự do ngôn luận, tự do báo chí”

Họ lấy hiện tượng người dân tộc thiểu số Việt Nam chiếm đa số nghèo, tuổi thọ thấp hơn bình quân để phủ nhận thành tựu từ chính sách “xóa đói giảm nghèo”, ưu đãi về giáo dục đối với người nghèo, người dân tộc thiểu số; xuyên tạc Việt Nam có “sự kỳ thị với dân tộc thiểu sổ”.

Bất chấp thành tựu xóa đói giảm nghèo của Việt Nam được cộng đồng quốc tế ghi nhận (tỷ lệ người nghèo theo chuẩn quốc tế ở Việt Nam đã giảm từ 37% vào năm 2018 xuống còn 8,6% vào năm 2016, và tiếp tục giảm mạnh trong giai đoạn 2016-2020) và những chính sách đặc thù dành cho báo cáo có đoạn: “bất bình đẳng cơ hội giáo dục giữa người giàu và người nghèo vẫn không có gì thay đổi nhiều trong hai thập niên vừa qua”.

Hay, việc quy chụp “chính sách bất công xã hội của tư bản đỏ” là nguyên nhân “chính và trực tiếp” dẫn đến nạn buôn người ở Việt Nam hay không? Nói như báo cáo, thì phải chăng những nước theo chủ nghĩa tư bản không có nạn buôn người và mại dâm? Lý lẽ này thật khôi hài, bởi thực tế các quốc gia phát triển như Mỹ, Anh… tội phạm mua bán người vẫn là vấn đề nhức nhối. Tuy nhiên, trong mắt MLNQVN và các tổ chức mang danh “đấu tranh dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam” khác thì thực tế này lại không được chấp nhận.

Thứ hai, báo cáo bao biện cho hành vi vi phạm pháp luật của số người mà họ cho là “nhà hoạt động nhân quyền để vu cáo Đảng, Nhà nước, chế độ mưu đồ, hành động triệt tiêu mọi tiếng nói phản biện, đối lập.

Chẳng hạn, để phủi sạch tội giết người man rợ, có chủ đích của nhóm tội phạm Đồng Tâm, báo cáo này tập hợp các thông tin từ “dư luận” trên mạng Internet, mạng xã hội, coi đây là “tiêu chuẩn” phán xét hệ thống tư pháp; sử dụng các thông tin của số đối tượng chống đối như mẹ con Cấn Thị Thêu làm cơ sở để đưa ra kết luận về vụ án.

Họ dựa vào tuyên bố tuyệt thực của số tù nhân chống đối trong tù để quy kết “nạn bạo hành”, “phân biệt đối xử trong tù” mà lơ đi thực tế, số tù nhân này chỉ “cai cơm tù để dùng cơm nhà” nhằm đòi yêu sách như Trần Huỳnh Duy Thức tuyên bố “tuyệt thực” để đòi tự do chẳng hạn.

Họ gán ghép hiện tượng đa số người dân đi bầu cử, một số lãnh đạo cấp cao của Đảng nhận được tỷ lệ phiếu bầu cao, ít người tự ứng cử trong số ứng cử viên đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp được đưa ra bầu, ít người ngoài đảng trong số đại biểu Quốc hội đắc cử… là “Đảng độc quyền” chi phối, thao túng bầu cử.

Nhìn vào danh sách 79 kẻ bị bắt, khởi tố, xử lý về các tội “chống người thi hành công vụ”, “gây rối ANTT”, “tuyên truyền chống Nhà nước”, “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác” năm 2021 và một phụ lục với 288 kẻ khác đang cải tạo, chấp hành án với cả tội danh “hiếp dâm”, khủng bố, giết người, tổ chức người trốn đi nước ngoài, vu khống, làm nhục người khác... còn bị giam cầm trong các nhà tù ở Việt Nam được họ được “vinh danh” và “kết nạp” thành “tù nhân lương tâm” và đòi trả tự do “vô điều kiện” mưới thấy được sự ngông cuồng, xem thường pháp luật, chà đạp đạo đức, luân lý đến mức nào.

Phải chăng, phàm chỉ cần tuyên bố chống chế độ, muốn lật đổ chế độ này, hoặc có hành động tương tự thì mặc nhiên được ban đặc quyền miễn trừ mọi hành vi vi phạm pháp luật.

Thứ ba, sử dụng thông tin từ số đối tượng chống đối để xuyên tạc, vu cáo Đảng, Nhà nước.

Tài liệu “cẩm nang nuôi tù” của Phạm Đoan Trang (kẻ đang bị giam giữ điều tra về hành vi tuyên truyền chống Nhà nước) chứa đầy ngôn từ quy kết, hằn học với chế độ, kích động, hướng dẫn cách chống lại công an, chính quyền được báo cáo này viện dẫn như là “căn cứ” chứng minh nạn bạo hành trong tù của công an. Báo cáo đào bới những tài liệu do số chống đối viết từ nhiều năm trước (như tài liệu của Lê Thị Công Nhân), từ SBTN, Project88… để coi là bằng chứng chứng minh vi phạm nhân quyền với số họ cho là “tù nhân lương tâm”.

Lố bịch hơn cả là họ dựa vào tuyên bố ngưng viết của blogger Người Buôn Gió Bùi Thanh Hiếu đang ở Đức vì thân nhân bị công an gây khó dễ làm bằng chứng “đàn áp người bất đồng chính kiến” trong Bùi Thanh Hiếu vẫn sản xuất bài vở cường độ và tốc độ không hề giảm trên mạng xã hội và báo đài chống chính quyền sau tuyên bố trên.

Thứ tư, sự cực đoan và thiển cận được báo cáo tô đậm khi họ xuyên tạc, phủ nhận mọi nỗ lực, thành quả quản lý xã hội bằng hình thức tiến tiến, văn minh mà nhiều quốc gia phát triển đã áp dụng lâu nay đều là chiêu trò và thủ đoạn “đáp áp nhân quyền” của chế độ! Họ cho việc thay đổi chế độ quản lý bằng hộ khẩu (mà họ cho là đặc sản của các nước độc tài) bằng cơ sở dữ liệu về cư trú (chứng minh thư điện tử, mã số công dân… vốn được hầu hết các quốc gia phát triển đang dùng) là “quyền tự do cư trú và đi lại của người dân sẽ giới hạn hơn”.

Từ năm 2002 đến nay, MLNQVN đã trao giải thưởng cho khoảng 47 cá nhân và 4 tổ chức. Ðiểm qua danh sách được giải thưởng đa phần là số đối tượng chống đối vi phạm pháp luật đã có bản, trong đó có số đã ra tù, đang bị tạm giam hoặc đang bị khởi tố, xét xử, như: Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Vũ Bình, Lê Chí Quang, Nguyễn Ðăng Quế, Lê Quang Liêm, hòa thượng Thích Quảng Ðộ, mục sư Phan Văn Lợi, Nguyễn Chính Kết, Lê Thị Công Nhân, Ðiếu Cày Nguyễn Văn Hải, Trần Khải Thanh Thủy, Nguyễn Công Chính, Cù Huy Hà Vũ, Tạ Phong Tần, Huỳnh Thục Vy, Cấn Thị Thêu, luật sư Võ An Ðôn, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, Ðặng Minh Mẫn, Phạm Ðoan Trang, Lê Công Ðịnh...

Bản chất cực đoan, phản động

Có thể thấy rõ, thực chất “báo cáo nhân quyền” hằng năm không khác gì một tài liệu nhằm bôi nhọ, hạ uy tín nhằm chống phá đất nước Việt Nam.

Thông tin trong báo cáo thể hiện tư duy hằn thù, bất chất những nỗ lực của Việt Nam trong bảo đảm các quyền con người.

Thực ra, bất cứ ai từng quan tâm và biết về MLNQVN đều biết rõ đây là tổ chức ngoại vi của Việt Tân, tập hợp toàn thành viên, thân hữu Việt Tân và một số thành phần Việt Tân mua chuộc được.

Từ sau sự kiện khủng bố ngày 11/9/2001, tại Mỹ, Việt Tân nhận thấy phương thức vũ trang, khủng bố, bạo loạn lật đổ mà các nhóm chống cộng lưu vong người Việt sử dụng chống phá Nhà nước Việt Nam đã thất bại thảm hại khi bị lực lượng an ninh Việt Nam tiêu diệt từ khi đặt chân về nước và bị dư luận quốc tế lên án, nên cái gọi là “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam” và hàng loạt tổ chức ngoại vi của Việt Tân ra đời đội lốt tổ chức NGO, phi lợi nhuận chứng minh sự “điều chỉnh” phương thức hoạt động của Việt tân.

Tháng 11/1997, một nhóm người Việt trên đất Mỹ do Nguyễn Thanh Trang, Lê Minh Nguyên, Ngô Văn Hiếu, Nguyễn Ngọc Quỳnh, Lâm Thu Vân, Nguyễn Thị Hồng Liên, Nguyễn Quốc Khải, Đoàn Việt Trung… cầm đầu, đã tổ chức “hội nghị quốc tế” tại thành phố Santa Ana, thuộc quận Orange County bang California, Mỹ công bố thành lập MLNQVN. Để lừa bịp dư luận, số đối tượng cầm đầu đề ra mục tiêu của MLNQVN là nhằm “gia tăng có hiệu quả các hoạt động dân chủ, nhân quyền trên thế giới để thúc đẩy tiến trình cải tiến dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam".

Sau khi ra đời, MLNQVN tìm mọi cách để phô trương, đánh bóng hòng gây thanh thế trong cộng đồng cũng là chiêu bài đè các đối thủ khác. Một trong những cách đó là mập mờ đánh lận con đen về danh xưng nhằm tạo cho cộng đồng người Việt hải ngoại tin rằng MLNQVN là một tổ chức “ngoại vi” của Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) - một tổ chính phi chính phủ về nhân quyền quốc tế. Điểm mặt “nhân sự” gồm những kẻ đã có thâm niên chống phá xuyên tạc, vu khống về Việt Nam.

Ngoài ra, MLNQVN còn móc nối quan hệ với một số tổ chức phi chính phủ đã có những hoạt động vu cáo, xuyên tạc chống phá Nhà nước Việt Nam về “dân chủ, nhân quyền”, như: tổ chức “Ân xá quốc tế” (Amnesty International - AI), “Nhà báo không biên giới” (Reporters Sans Frontieres - RSF), “Ủy ban bảo vệ ký giả” (Committee to Protect Journalists - CPJ)…

Trong nhiều năm qua, những kẻ cầm đầu cái gọi là MLNQVN chuyên lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền dưới các loại chiêu trò như trao “giải thưởng nhân quyền” hay công bố “báo cáo nhân quyền” hằng năm để xuyên tạc thực tế tình hình nhân quyền tại Việt Nam; đồng thời bao che, dung túng cho những kẻ lợi dụng quyền tự do ngôn luận, báo chí, sử dụng mạng xã hội vi phạm an ninh quốc gia, trật tự xã hội, tuyên truyền chống phá đất nước.

Núp dưới chiêu bài tự do, dân chủ, nhân quyền, tổ chức này đã đạo diễn không ít hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, như: Lập website, mạng xã hội để tuyên truyền thông tin chống phá Việt Nam; tích cực vận động sự bảo trợ của một số nghị sĩ Mỹ thiếu thiện chí với Việt Nam; gửi “thư ngỏ” cho một số quan chức nước ngoài nhằm kêu gọi sự can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam; núp dưới danh nghĩa đấu tranh cho cái gọi là “tù nhân tôn giáo”, “tù nhân chính trị” hoặc “tù nhân lương tâm” để ủng hộ, hỗ trợ cho số đối tượng chống đối trong nước vi phạm pháp luật.

Nếu so sánh với các báo cáo về tình hình nhân quyền Việt Nam của tổ chức này những năm trước đây, đều thấy về cơ bản không thay đổi gì từ cách thức cóp nhặt, xào xáo từ các bài viết, báo cáo khác xuyên tạc tình hình Việt Nam của các cá nhân, tổ chức chống đối, thù địch với Việt Nam.

Do cách thức “sản xuất” báo cáo, động cơ, thủ đoạn của kẻ chủ trương làm ra nó, nên dễ hiểu những khuyến nghị, giải pháp báo cáo nhân quyền này đưa ra đều là đòi xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp, đòi Đảng từ bỏ quyền lãnh đạo, đòi đa đảng, đòi phải chấp nhận sự can thiệp, giám sát nhân quyền và tình hình chính trị-xã hội trong nước từ các nước phương Tây và tổ chức quốc tế, đòi tự do biểu tình, tự do lập hội, tự do tôn giáo theo kiểu áp đặt giá trị của phương Tây vào Việt Nam.

Họ không hề hướng tới mục tiêu xây dựng, bảo vệ quyền lợi của đa số người dân Việt Nam. Họ nhìn nhận mọi thứ gắn với Đảng, Nhà nước và chế độ hiện nay đều là “phản dân chủ”, mọi tiến bộ đều không đáng được ghi nhận.

Họ đặt quyền lợi của nhóm người phản động đội lốt “đấu tranh dân chủ” lên trên lợi ích của đất nước. Từ cách thức hoạt động, quan điểm và nhãn quan của những kẻ đang điều hành MLNQVN như vậy, dễ hiểu vì sao cái gọi “báo cáo nhân quyền Việt Nam” của MLNQVN lại luôn đi ngược lại sự thật đến vậy!

Cam kết, nỗ lực nhất quán của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền con người

Cam kết, nỗ lực nhất quán của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền con người

Việc xây dựng Báo cáo giữa kỳ tự nguyện thực hiện các khuyến nghị UPR chu kỳ III của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp ...

Báo cáo nhân quyền của EU còn một số nội dung chưa khách quan về Việt Nam

Báo cáo nhân quyền của EU còn một số nội dung chưa khách quan về Việt Nam

Việt Nam coi trọng quan hệ Đối tác hợp tác toàn diện với EU. Việt Nam sẵn sàng trao đổi, hợp tác với EU trong ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Đọc thêm

Vietlott 24/4, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 4 ngày 24/4/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 24/4, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 4 ngày 24/4/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 24/4 - Cập nhật trực tiếp kết quả xổ số Vietlott Mega hôm nay 24/4/2024 từ trường quay tầng 19, tòa nhà VTC số 23 Lạc Trung, Hà Nội.
XSCT 24/4, Trực tiếp kết quả xổ số Cần Thơ hôm nay 24/4/2024. KQXSCT thứ 4

XSCT 24/4, Trực tiếp kết quả xổ số Cần Thơ hôm nay 24/4/2024. KQXSCT thứ 4

XSCT 24/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Cần Thơ hôm nay - XSCT 24/4/2024. KQXSCT thứ 4. Ket qua xo so can tho. kết quả xổ số Cần ...
XSDN 24/4, Trực tiếp kết quả xổ số Đồng Nai hôm nay 24/4/2024. KQXSDN thứ 4

XSDN 24/4, Trực tiếp kết quả xổ số Đồng Nai hôm nay 24/4/2024. KQXSDN thứ 4

XSDN 24/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Đồng Nai hôm nay - XSDN 24/4/2024. KQXSDN thứ 4. Ket qua xo so dong nai. kết quả xổ số Đồng ...
XSST 24/4, Trực tiếp kết quả xổ số Sóc Trăng hôm nay 24/4/2024. KQXSST thứ 4

XSST 24/4, Trực tiếp kết quả xổ số Sóc Trăng hôm nay 24/4/2024. KQXSST thứ 4

XSST 24/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Sóc Trăng hôm nay - XSST 24/4/2024. KQXSST thứ 4. Ket qua xo soc trang. kết quả xổ số Sóc Trăng ...
Quốc vương Qatar lần đầu tiên thăm Nepal

Quốc vương Qatar lần đầu tiên thăm Nepal

Đích thân Tổng thống Nepal Ramchandra Paudel chào đón Quốc vương Qatar Sheikh Tamim bin Hamad Al-Thani tại sân bay quốc tế Tribhuvan ở Kathmandu.
Người Việt trẻ tại Nga tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 154 năm Ngày sinh Lãnh tụ Vladimir Lenin

Người Việt trẻ tại Nga tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 154 năm Ngày sinh Lãnh tụ Vladimir Lenin

Thông qua các buổi tham quan, dã ngoại, các bạn trẻ Việt tại Nga đã có cơ hội tìm hiểu về cuộc đời và cống hiến vĩ đại của Lenin.
Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Thượng viện Anh chấp thuận thông qua dự luật Rwanda mà không cần bổ sung những điều chỉnh mà cơ quan này đưa ra trước đó.
UNHCR: Hàng chục nhân viên cứu trợ nhân đạo ở Sudan đã thiệt mạng

UNHCR: Hàng chục nhân viên cứu trợ nhân đạo ở Sudan đã thiệt mạng

Báo cáo mới đây của Cơ quan tị nạn Liên hợp quốc (UNHCR) cho biết xung đột vũ trang ở Sudan đã khiến 21 nhân viên nhân đạo thiệt mạng và 33 người khác bị ...
Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN kêu gọi chấm dứt bạo lực tại biên giới Myanmar

Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN kêu gọi chấm dứt bạo lực tại biên giới Myanmar

Tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình bạo lực leo thang tại Myanmar, nhất là ở bang Kayin và Rakhine.
Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy cho rằng, cuộc chiến chống lại tình trạng di cư bất thường đòi hỏi sự phát triển và đầu tư của các nước châu Phi.
Những con số khẳng định nỗ lực rất lớn trong bảo đảm quyền con người của Việt Nam

Những con số khẳng định nỗ lực rất lớn trong bảo đảm quyền con người của Việt Nam

44 luật được thông qua trong đó có nhiều văn bản luật quan trọng liên quan đến quyền con người cho thấy nỗ lực bảo đảm quyền của con người tại Việt Nam.
Vấn đề người di cư: Đức 'khai tử' tiền mặt trong hỗ trợ người tị nạn, 45 người mất tích do lật thuyền ở Địa Trung Hải

Vấn đề người di cư: Đức 'khai tử' tiền mặt trong hỗ trợ người tị nạn, 45 người mất tích do lật thuyền ở Địa Trung Hải

Quốc hội Đức đã bỏ phiếu tán thành việc cung cấp thẻ thanh toán cho người di cư và tị nạn thay thế tiền mặt.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân phẩm, nhân quyền

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân phẩm, nhân quyền

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân quyền là tư tưởng nhân sinh quan đạo đức gắn với pháp quyền nhằm bảo đảm quyền 'là người và làm người' của mọi người.
Pháp luật quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân và gợi mở cho Việt Nam

Pháp luật quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân và gợi mở cho Việt Nam

Bảo vệ dữ liệu cá nhân không phải là vấn đề đơn giản, đặc biệt khi các hoạt động giám sát và thu thập dữ liệu cá nhân đang diễn ra quy mô lớn...
Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women: Hoàn toàn xứng đáng với cam kết kiên định về bình đẳng giới

Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women: Hoàn toàn xứng đáng với cam kết kiên định về bình đẳng giới

Việt Nam được bầu vào Hội đồng Chấp hành UN Women nhiệm kỳ 2025-2027 là sự ghi nhận quan trọng từ cộng đồng quốc tế.
Thứ trưởng Ngoại giao bác bỏ các báo cáo sai lệch về quyền con người ở Việt Nam

Thứ trưởng Ngoại giao bác bỏ các báo cáo sai lệch về quyền con người ở Việt Nam

Các báo cáo về quyền con người có rất nhiều nội dung được xây dựng trên những thông tin chưa được kiểm chứng, nhận định thiếu khách quan.
Thúc đẩy xã hội toàn diện, công bằng, phát triển bền vững

Thúc đẩy xã hội toàn diện, công bằng, phát triển bền vững

Tham gia Khóa họp lần thứ 62 CsocD, Việt Nam tái khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững.
Luật Đất đai năm 2024: Tăng cường quyền làm chủ của nhân dân

Luật Đất đai năm 2024: Tăng cường quyền làm chủ của nhân dân

Một trong những điểm nổi bật nhất là Luật Đất đai (sửa đổi) đã bổ sung nhiều nội dung nhằm bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân...
Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Colombia đã trình bày Chính sách đối ngoại nữ quyền như một sáng kiến nhằm thúc đẩy và đảm bảo bình đẳng giới trong ngành ngoại giao.
Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Cần xây dựng khung thời gian hoạt động thể chất cho trẻ em ít nhất mỗi ngày 3 tiếng đồng hồ để đảm bảo tăng trưởng, phát triển và tránh tình trạng béo phì...
Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Cảnh sát Nhật Bản tiến hành kỷ lục 2.385 cuộc điều tra hình sự về các vụ lạm dụng trẻ em vào năm ngoái, tăng 9,4% so với năm 2022.
Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Chính phủ Anh khởi động chiến dịch truyền thông toàn cầu phòng, chống nhập cư bất hợp pháp vào Anh.
Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Philippines đứng đầu trong số 28 quốc gia ở các châu lục trong bảng xếp hạng về tỷ lệ phụ nữ nắm giữ vị trí quản lý cấp cao.
Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Theo bảng xếp hạng IPU, Rwanda có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới, chiếm 61%.
Phiên bản di động