Ảnh minh họa |
Tin tặc chỉ là công cụ
Mặc dù người ta thường nói về các nhóm tin tặc độc lập, nhưng Báo cáo lại chỉ ra rất rõ ràng là những tác nhân này không có lỗi:
Cho đến nay, không có bằng chứng nào chính thức về sự tham gia của tin tặc độc lập trong hoạt động gián điệp kinh tế... Tuy nhiên, “thế lực mạng ngầm” này có thể trở thành một cơ sở hiệu quả cung cấp công cụ và tài năng cần thiết để hỗ trợ cho gián điệp kinh tế.
Báo cáo lưu ý một số trường hợp trong đó các nước - bao gồm Đức, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc – cũng cung cấp thông tin những cuộc tấn công của gián điệp mạng có nguồn gốc từ Nga và Trung Quốc (TQ). Tuy nhiên, báo cáo không đưa ra chi tiết các chứng cứ chứng minh cụ thể.
Vấn đề mà Báo cáo đưa ra là tình hình sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn do một số thay đổi lớn về công nghệ, kinh tế, văn hóa, và địa chính trị.
Ngày nay, nhiều người đã khá quen thuộc với sự thay đổi công nghệ thường xuyên diễn ra. Nhưng Báo cáo cho biết sự phức tạp ngày càng tăng của môi trường công nghệ thông tin và việc ngày càng nhiều người sử dụng các thiết bị di động tạo ra nhiều lỗ hổng mới và các hướng dễ bị tấn công. Ngoài ra, "những áp lực về doanh thu khiến cho các nhà bán lẻ sản phẩm công nghệ để bán sản phẩm mà ít kiểm tra, thử nghiệm đầy đủ vì thế càng tạo ra cơ hội khai thác từ xa".
Những lỗ hổng mới
Tất nhiên, những nhà cung cấp IT bị áp lực không chỉ bởi các "mệnh lệnh thu". Báo cáo cũng cho biết áp lực tài chính và những thay đổi văn hóa doanh nghiệp đang thúc đẩy các công ty sử dụng dịch vụ điện toán đám mây một cách mạnh mẽ. Những dịch vụ này có thể giúp cho các công ty tiết kiệm tiền và cung cấp cho người lao động và người sử dụng lao động quyền truy cập vào tài nguyên của công ty từ mọi nơi và vào mọi lúc. Tuy nhiên, những nhà nghiên cứu chỉ ra rằng thực tế là điện toán đám mây làm cho dữ liệu di chuyển xoay vòng thường xuyên hơn theo những cách khó dự đoán hơn và do đó cũng mở ra các lỗ hổng mới.
Có lẽ vấn đề quan trọng nhất và gây tranh cãi nhất được đưa ra trong Báo cáo là "sự thay đổi địa chính trị". Toàn cầu hóa đang ngày càng gia tăng, và do vậy việc hợp tác xuyên quốc gia vào các chuỗi cung ứng, tạo ra kiến thức, và các hoạt động kinh tế cũng tăng lên. Vì lý do này, vai trò biên giới quốc gia trong việc ngăn chặn gián điệp kinh tế sẽ yếu hơn. Theo Báo cáo này thì:
Mối quan hệ ngày càng gần hơn giữa các công ty nước ngoài, như việc sử dụng chuyên gia kỹ thuật gốc TQ tại các cơ sở Mỹ và việc sản xuất các sản phẩm của Mỹ ở nước ngoài và cơ sở nghiên cứu và phát triển đặt tại TQ - sẽ tạo cơ hội cho gián điệp thu thập thông tin kinh tế nhạy cảm.
Những khẳng định tương tự cũng được đưa ra đối với người nhập cư Nga sau khi báo cáo khai thác thông tin từ các nhóm tổ chức tấn công ở Nga.
Báo cáo cho biết thông tin kinh tế vĩ mô là một trong những mục tiêu tấn công hấp dẫn nhất, các tổ chức dịch vụ tài chính – nơi lưu giữ kho dữ liệu kinh tế vĩ mô khổng lồ, phong phú, và chính xác về thời gian - là những mục tiêu trung tâm. Các tác giả dự đoán rằng trong những năm tới, những mục tiêu lớn khác sẽ là công nghệ thông tin, vật liệu tiên tiến, sản xuất, quân sự, y tế, và các ngành công nghiệp năng lượng.
Cuối cùng, các tác giả Báo cáo cảnh báo: hãy cẩn trọng trong việc tiếp cận một số công nghệ thông tin đang rất hấp dẫn hiện nay và các kỹ thuật kinh doanh như: điện toán đám mây, công nghệ di động, và kết nối mạng toàn cầu.
Nên phản ứng thế nào?
Vậy bạn và công ty bạn nghĩ gì sau khi biết được về Báo cáo này? Bạn có do dự khi hợp tác với các tổ chức Trung Quốc hay Nga hay là không thuê các chuyên gia Trung Quốc và Nga nữa không?
Câu trả lời tùy vào bạn nhưng chúng ta cũng hiểu rằng không nên bị sốc và thất vọng bởi điều này. Bởi vì, các cơ quan tình báo của mỗi quốc gia có nhiệm vụ duy nhất là thu thập và cảnh báo những thông tin mà ngay cả chính phủ cũng không mong muốn hoặc không lường trước được.
Thành Châu (Tổng hợp)