Bảo đảm chế độ đãi ngộ đối với các thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài phù hợp với tiềm lực, vị thế điều kiện kinh tế của đất nước

Anh Sơn
Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét Báo cáo số 71/BC-CP của Chính phủ về một số nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 08/2019/NĐ-CP ngày 23/01/2019 quy định một số chế độ đối với thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bảo đảm chế độ đãi ngộ đối với các thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài phù hợp với tiềm lực, vị thế điều kiện kinh tế của đất nước trong tình hìn
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét Báo cáo số 71/BC-CP của Chính phủ về một số nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 08/2019/NĐ-CP ngày 23/01/2019 quy định một số chế độ đối với thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.

Chiều 22/4, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét Báo cáo số 71/BC-CP của Chính phủ về một số nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 08/2019/NĐ-CP ngày 23/01/2019 quy định một số chế độ đối với thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung phiên họp.

Tin liên quan
Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài là cầu nối doanh nghiệp Việt Nam với quốc tế Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài là cầu nối doanh nghiệp Việt Nam với quốc tế

Tham dự phiên họp có: Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành có liên quan: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Tư pháp; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Công an; Ban Đối ngoại Trung ương; Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam...

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, báo cáo tại phiên họp, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nêu rõ, thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 74 Luật Ngân sách nhà nước, Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2019/NĐ- CP ngày 23/01/2019 (Nghị định 08) quy định một số chế độ đối với thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.

Theo đó, Nghị định sửa đổi, bổ sung gồm hai nội dung chính: (1) Nâng mức sinh hoạt phí cơ sở áp dụng chung cho tất cả thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài; (2) Nâng mức hỗ trợ chi phí mua bảo hiểm khám, chữa bệnh ở nước ngoài dành cho con chưa thành niên đi theo thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài bằng mức mua bảo hiểm khám, chữa bệnh ở nước ngoài dành cho thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.

Cũng theo Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn mục tiêu xây dựng Nghị định phản ánh rõ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với công tác đối ngoại; Khẩn trương giải quyết những vấn đề cấp bách hiện nay; có chế độ đãi ngộ tốt hơn đối với thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.

Quá trình xây dựng Nghị định bám sát tiến trình cải cách chính sách tiền lương trong nước. Bảo đảm chế độ đãi ngộ phù hợp với tiềm lực, vị thế,… của đất nước và đặc thù của ngành đối ngoại thực hiện chức năng đại diện cho đất nước; tiệm cận mặt bằng của các nước có cùng trình độ phát triển với Việt Nam, trước hết là các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Bảo đảm chế độ đãi ngộ đối với các thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài phù hợp với tiềm lực, vị thế điều kiện kinh tế của đất nước trong tình hìn
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn báo cáo tại Phiên họp.

Báo cáo về việc Chính phủ xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với một số nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung Nghị định số 08/2019/NĐ-CP, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Vũ Hải Hà cho biết, trong lần sửa đổi này, Chính phủ bảo lưu đối tượng, phạm vi áp dụng chế độ như quy định tại Nghị định 08/2019/NĐ-CP.

Ngoài ra, đối với việc sửa đổi, điều chỉnh mức sinh hoạt phí cơ sở và mức hỗ trợ bảo hiểm khám, chữa bệnh ở nước ngoài dành cho con chưa thành niên đi theo thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài là những nội dung Luật Cơ quan đại diện đã giao Chính phủ quy định chi tiết. Vì vậy, căn cứ quy định này, Chính phủ quyết định theo thẩm quyền.

Về căn cứ Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo khoản 1 Điều 74 Luật Ngân sách nhà nước được nêu tại Báo cáo số 71/BC-CP, Thường trực Ủy ban Đối ngoại cho rằng đây là điều luật hướng dẫn thi hành đối với một số nội dung đặc thù nằm trong Chương VII Điều khoản thi hành và chỉ áp dụng trong trường hợp đặc thù.

Tuy nhiên, mức sinh hoạt phí, hỗ trợ chi phí mua bảo hiểm khám, chữa bệnh ở nước ngoài dành cho con chưa thành niên… thuộc nhiệm vụ chi hoạt động đối ngoại thường xuyên của ngân sách trung ương được quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 117/2017/NĐ-CP đã được ban hành trên cơ sở quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Do đó, Chính phủ có thẩm quyền quyết định việc sửa đổi những nội dung nêu trong Báo cáo 71/BC-CP....

Tại phiên họp, các đại biểu tập trung cho ý kiến về thẩm quyền và những nội dung Chính phủ xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội về: Điều chỉnh mức sinh hoạt phí cơ sở và mức hỗ trợ bảo hiểm khám, chữa bệnh ở nước ngoài dành cho con chưa thành niên đi theo thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài; về đối tương, phạm vi áp dụng. Cơ bản, các ý kiến đồng tình nhất trí với các đề xuất theo Tờ trình của Chính phủ.

Bảo đảm chế độ đãi ngộ đối với các thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài phù hợp với tiềm lực, vị thế điều kiện kinh tế của đất nước trong tình hìn
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Vũ Hải Hà phát biểu tại Phiên họp.

Kết luận nội dung phiên họp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, trên cơ sở ý kiến thảo luận, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tổng kết, đánh giá, nghiên cứu, sửa đổi bổ sung Nghị định 08 theo thẩm quyền, đảm bảo tuân thủ quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm chế độ đãi ngộ đối với các thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài phù hợp với tiềm lực, vị thế điều kiện kinh tế của đất nước trong tình hình mới.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cũng nhấn mạnh, trên cơ sở ý kiến phát biểu của Chủ tịch Quốc hội và các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội sẽ thông báo ý kiến kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tới Chính phủ.

Một số hình ảnh tại Phiên họp:

Bảo đảm chế độ đãi ngộ đối với các thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài phù hợp với tiềm lực, vị thế điều kiện kinh tế của đất nước trong tình hìn
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu đánh giá cao thành tựu công tác đối ngoại và bày tỏ sự đồng tình với đề xuất của Tờ trình Chính phủ.
Bảo đảm chế độ đãi ngộ đối với các thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài phù hợp với tiềm lực, vị thế điều kiện kinh tế của đất nước
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại Phiên họp chia sẻ với các khó khăn của cán bộ, nhân viên cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, đồng tình với kiến nghị cần tăng chế độ đãi ngộ đối với thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.
Bảo đảm chế độ đãi ngộ đối với các thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài phù hợp với tiềm lực, vị thế điều kiện kinh tế của đất nước
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại Phiên họp.
Bảo đảm chế độ đãi ngộ đối với các thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài phù hợp với tiềm lực, vị thế điều kiện kinh tế của đất nước
Toàn cảnh Phiên họp.
Phó Chủ tịch nước cùng các nữ Trưởng cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam trải nghiệm làm tranh Đông Hồ, nghe hát quan họ

Phó Chủ tịch nước cùng các nữ Trưởng cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam trải nghiệm làm tranh Đông Hồ, nghe hát quan họ

Sáng 6/3, tại Bắc Ninh, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân chủ trì buổi gặp mặt các nữ Trưởng cơ quan đại diện ...

Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài - 'Sợi dây' kết nối Thủ đô Hà Nội với đối tác quốc tế

Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài - 'Sợi dây' kết nối Thủ đô Hà Nội với đối tác quốc tế

Chiều 8/3, tại Hà Nội, Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài nhiệm kỳ 2024-2027 đã có buổi làm việc với ...

Việt Nam luôn sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với các nước và đối tác vì bình đẳng giới

Việt Nam luôn sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với các nước và đối tác vì bình đẳng giới

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân khẳng định, phụ nữ ngày nay là một lực lượng không thể thiếu trong mọi tiến trình ...

Báo Argentina: Với mức ‘thần kỳ’, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng đầu thế giới

Báo Argentina: Với mức ‘thần kỳ’, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng đầu thế giới

Tờ Infobae của Argentina mới đây đưa tin, công cuộc Đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng vào năm 1986 đã đưa ...

Thúc đẩy kết nối, xúc tiến đầu tư, thương mại giữa các doanh nhân với Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài

Thúc đẩy kết nối, xúc tiến đầu tư, thương mại giữa các doanh nhân với Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài

Ngày 21/3, tại Hà Nội, Chương trình Café Doanh nhân với Đại sứ, Thương vụ đã tổ chức buổi gặp gỡ Doanh nhân với các ...

Bài viết cùng chủ đề

Quốc hội khóa XV

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/7 và sáng 28/7: Lịch thi đấu giao hữu - Arsenal vs MU; vòng bảng bóng đá nam Olympic Paris 2024

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/7 và sáng 28/7: Lịch thi đấu giao hữu - Arsenal vs MU; vòng bảng bóng đá nam Olympic Paris 2024

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/7 và sáng 28/7: Lịch thi đấu giao hữu - Arsenal vs MU; môn bóng đá nam Olympic Paris 2024 - Nhật Bản ...
Điểm chuẩn đại học 2024 sẽ biến động thế nào?

Điểm chuẩn đại học 2024 sẽ biến động thế nào?

Các chuyên gia tuyển sinh dự báo, điểm chuẩn đại học năm nay có thể tăng cao ở nhiều ngành, trường.
Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị

Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị

Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị sau gần 4 năm "lạnh nhạt"...
Việt Nam cần làm gì để sử dụng nguồn lực tự nhiên hiệu quả

Việt Nam cần làm gì để sử dụng nguồn lực tự nhiên hiệu quả

Chiếm 20 - 55% tổng tài sản của các quốc gia, nguồn lực tự nhiên là nhân tố đóng góp chính cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
OpenAI ra mắt công cụ tìm kiếm SearchGPT, thách thức vị thế của Google

OpenAI ra mắt công cụ tìm kiếm SearchGPT, thách thức vị thế của Google

OpenAI vừa ra mắt công cụ tìm kiếm SearchGPT sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), hứa hẹn sẽ mang đến cho người dùng câu trả lời nhanh chóng, chính ...
Truyền thông Cuba tri ân và tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông Cuba tri ân và tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Những ngày này, các phương tiện truyền thông Cuba liên tục có nhiều bài viết tri ân và tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Từ Hiệp định Geneva, nghĩ về con đường đến hòa bình trên thế giới hiện nay

Từ Hiệp định Geneva, nghĩ về con đường đến hòa bình trên thế giới hiện nay

Nhiều chuyên gia, học giả nhận định, cuộc xung đột ở Ukraine và Dải Gaza, sớm hay muộn, rồi cũng kết thúc trên bàn đàm phán.
Tình hình ở Dải Gaza: Mong manh giải pháp hòa bình

Tình hình ở Dải Gaza: Mong manh giải pháp hòa bình

Bất chấp nỗ lực, kể cả sức ép của cộng đồng quốc tế, Israel vẫn tiếp tục tăng cường các hoạt động quân sự nhằm vào Dải Gaza.
Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2024 và những vấn đề nóng của thế giới

Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2024 và những vấn đề nóng của thế giới

Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2024 không chỉ quan trọng bởi lễ kỷ niệm 75 năm thành lập mà còn vì những vấn đề nóng bỏng của thế giới.
Quan hệ Nga-Ấn Độ: Dấu ấn tự chủ chiến lược

Quan hệ Nga-Ấn Độ: Dấu ấn tự chủ chiến lược

Quan hệ Nga-Ấn Độ đã được thử thách qua thời gian và nay được mô tả là 'đặc biệt và đặc quyền'.
Nhiệm kỳ 'khó nhằn' của Hungary ở EU, lo lắng không của riêng ai...

Nhiệm kỳ 'khó nhằn' của Hungary ở EU, lo lắng không của riêng ai...

Lâu nay, dù cùng trên con tàu EU nhưng Budapest và Brussels thường không cùng nhìn về một hướng.
Chuyến thăm ‘phòng ngừa’

Chuyến thăm ‘phòng ngừa’

Chuyến thăm Nga của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nằm trong tính toán chiến lược khi mà các cuộc xung đột ở Ukraine, Israel-Hamas leo thang...
Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đường lối đối ngoại mang đậm bản sắc 'cây tre Việt Nam' dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giúp tăng cường vị thế Việt Nam.
Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Chuyên gia dự báo, cả Mỹ và Trung Quốc khó có thể xảy ra xung đột trực tiếp bất kể ứng cử viên nào giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống tới đây.
Báo Mỹ giải mã Tổng thống Biden, từ người 'không bao giờ bỏ cuộc' nhưng cuối cùng lại lựa chọn ra đi

Báo Mỹ giải mã Tổng thống Biden, từ người 'không bao giờ bỏ cuộc' nhưng cuối cùng lại lựa chọn ra đi

Nếu ông Donald Trump không được đảng Cộng hòa đề cử là ứng cử viên Tổng thống lần này, có thể ông Joe Biden đã lùi bước từ nhiều tháng trước.
Báo chí quốc tế khẳng định công lao vĩ đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Báo chí quốc tế khẳng định công lao vĩ đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông quốc tế ca ngợi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua những đóng góp lớn lao của ông với đất nước.
Vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Donald Trump: Châu Âu từ xa cũng thấy 'lạnh'

Vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Donald Trump: Châu Âu từ xa cũng thấy 'lạnh'

Vụ ám sát ông Donald Trump cho thấy mối nguy hiểm hiện hữu với các chính trị gia. Sự kiện này tác động không chỉ tới Mỹ mà còn lan rộng sang châu Âu.
Lần đầu tiên Tổng thống Ukraine 'dịu giọng' với Nga, Mỹ nói 'ủng hộ', cục diện xung đột sắp xoay vần?

Lần đầu tiên Tổng thống Ukraine 'dịu giọng' với Nga, Mỹ nói 'ủng hộ', cục diện xung đột sắp xoay vần?

Lãnh đạo Ukraine đã có động thái mới khi muốn mời Nga tham dự hội nghị hòa bình lần hai.
Phiên bản di động