Báo động tình trạng phân biệt đối xử với người cao tuổi, LHQ kêu gọi hành động

An Chu
TGVN. Trong một báo cáo toàn cầu đầu tiên về phân biệt đối xử đối với người cao tuổi công bố hôm 18/3, các cơ quan hàng đầu của Liên hợp quốc (LHQ) đã kêu gọi hành động khẩn cấp để chống lại tình trạng này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Báo động tình trạng phân biệt đối xử với người cao tuổi, LHQ kêu gọi hành động. (Ảnh minh họa. Nguồn: kirafonteneau)
Các cơ quan hàng đầu của Liên hợp quốc đã kêu gọi hành động khẩn cấp để chống lại tình trạng phân biệt đối xử với người cao tuổi. (Ảnh minh họa. Nguồn: Kira Fonteneau)

Báo cáo dài 203 trang trên do Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Văn phòng Cao ủy nhân quyền (OHCHR), Cơ quan kinh tế và các vấn đề xã hội LHQ (UN DESA) và Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA) thực hiện và công bố.

Một nửa dân số thế giới có tư tưởng phân biệt tuổi tác

Theo báo cáo, một cuộc khảo sát với hơn 83.000 người tại 57 quốc gia cho thấy, cứ 2 người thì có 1 người có thái độ phân biệt đối xử với người già ở mức trung bình hoặc cao.

Báo cáo chỉ ra rằng, những quan niệm về tuổi tác dựa trên những quan điểm rập khuôn về những người cao tuổi được lặp đi lặp lại ngay từ khi còn nhỏ.

Bà Alana Officer, người đứng đầu bộ phận của WHO về thay đổi nhân khẩu học và lão hóa lành mạnh, cho rằng, những định kiến hình thành sớm trong đời sống và được củng cố theo thời gian. Chủ nghĩa phân biệt dựa trên tuổi tác đang lan rộng từ các hệ thống chăm sóc sức khỏe, nơi làm việc, đến các phương tiện truyền thông.

Bà Alana Officer cảnh báo, chủ nghĩa phân biệt đối xử với người cao tuổi dẫn đến sức khỏe thể chất, tinh thần kém hơn và làm giảm chất lượng cuộc sống của những người cao tuổi.

Tình trạng này dẫn tới sự tiếp cận không công bằng tới hệ thống chăm sóc y tế, việc làm và các hoạt động đào tạo nghề dành cho người cao tuổi.

Theo bà Officer, một nửa dân số thế giới có tư tưởng phân biệt tuổi tác đối với người cao tuổi và tỷ lệ này cao hơn nhiều ở các nước có thu nhập thấp và trung bình thấp.

Báo cáo chỉ ra rằng, những đối tượng có hành vi phân biệt đối xử đối với người cao tuổi thường là người trẻ tuổi hơn, nam giới và những người có trí thức thấp.

Bên cạnh đó, nữ giới có nguy cơ trở thành mục tiêu của các hành vi phân biệt tuổi già cao hơn nam giới và những người trẻ tuổi cũng bị phân biệt tuổi tác ở nhiều lĩnh vực, như việc làm, y tế, nhà ở và chính trị.

Trong báo cáo này, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres cho rằng, chủ nghĩa phân biệt người cao tuổi đang lan ra khắp các thể chể, luật pháp, chính sách trên khắp thế giới và sự phân biệt này làm tổn hại sức khỏe và lòng tự trọng của một cá nhân cũng như các nền kinh tế và xã hội.

Ông còn nhấn mạnh, chủ nghĩa phân biệt tuổi già phủ nhận quyền con người của người cao tuổi và khiến họ không thể bộc lộ hết tiềm năng của mình.

Sự cần thiết giảm thiểu phân biệt đối xử với người cao tuổi

Trong một tuyên bố chung đưa ra cùng ngày, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, Cao ủy nhân quyền của LHQ Michelle Bachelet, người đứng đầu UN DESA Liu Zhenmin và Giám đốc UNFPA Natalia Kanem cho rằng, người cao tuổi thường được cho là dễ bị tổn thương trong khi thế hệ trẻ được nhìn nhận là những người thiếu kinh nghiệm, không có trách nhiệm và luôn thắng.

Trong bối cảnh các nước tìm cách hồi phục từ sau đại dịch Covid-19, con người ở mọi độ tuổi sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều hình thức phân biệt tuổi tác, ví dụ như những lao động trẻ tìm việc làm khó khăn hơn trong khi lao động lớn tuổi trở thành mục tiêu bị cắt giảm lao động.

Do vậy, các quan chức cấp cao LHQ trên nhấn mạnh, các nước phải giải quyết chủ nghĩa phân biệt tuổi tác cả trong và sau đại dịch này nếu các nước muốn đảm bảo sức khỏe, sự sung túc và lòng tự trọng của con người.

Báo cáo chỉ ra những tổn thất về kinh tế của chủ nghĩa phân biệt người cao tuổi là rất lớn. Một nghiên cứu ở Mỹ vào năm 2020 cho thấy, chủ nghĩa phân biệt tuổi già dẫn đến chi phí hàng năm vượt quá 63 tỷ USD đối với một loạt tình trạng về sức khỏe.

Trong khi đó, một nghiên cứu khác ở Australia cho thấy nền kinh tế quốc gia sẽ được hưởng lợi thêm 37 tỷ USD mỗi năm, nếu có thêm 5% người từ 55 tuổi trở lên tham gia lực lượng lao động.

Theo báo cáo của các cơ quan LHQ, các chính sách nhằm giảm thiểu chủ nghĩa phân biệt đối với tuổi già đã được thể hiện trong 3 lĩnh vực gồm chính sách và luật pháp, hoạt động giáo dục và sự tiếp xúc giữa các thế hệ.

Báo cáo còn nhấn mạnh sự cần thiết trong việc triển khai các biện pháp chống chủ nghĩa này, bao gồm việc xây dựng "một hoạt động để thay đổi cách diễn giải về tuổi tác và sự lão hóa".

TIN LIÊN QUAN
Cấp cao Mỹ-Trung tại Alaska: Khác biệt lớn trong kỳ vọng sẽ khiến cuộc gặp 'kết thúc trước khi bắt đầu'?
Infographic: Quy định mới nhất về thủ tục tách Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Iran bổ nhiệm quan chức tính toán thiệt hại vì trừng phạt, 'khuyên' Mỹ đừng nên lặp lại sai lầm
Trùm buôn ma túy quốc tế bị truy nã gắt gao nhất của Italy 'sa lưới' ở Tây Ban Nha
Các nước đánh giá cao nỗ lực, thành tựu quyền con người của Việt Nam
(theo TTXVN)

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Đọc thêm

Dự báo thời tiết ngày mai (24/12): Bắc Bộ trời rét, vùng núi cao khả năng có băng giá; Nam Trung Bộ mưa vừa, mưa to, cục bộ mưa rất to

Dự báo thời tiết ngày mai (24/12): Bắc Bộ trời rét, vùng núi cao khả năng có băng giá; Nam Trung Bộ mưa vừa, mưa to, cục bộ mưa rất to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (24/12) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Đội tuyển Việt Nam đến Singapore, chuẩn bị cho bán kết ASEAN Cup 2024

Đội tuyển Việt Nam đến Singapore, chuẩn bị cho bán kết ASEAN Cup 2024

Đội tuyển Việt Nam Việt Nam có mặt tại Singapore để chuẩn bị cho trận bán kết lượt đi gặp chủ nhà, trong khuôn khổ giải vô địch Đông Nam ...
Lịch cúp điện Long An  hôm nay ngày 24/12/2024

Lịch cúp điện Long An hôm nay ngày 24/12/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Long An theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 24/12/2024.
Sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ

Sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ

Phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ cao hơn định hướng Trung ương đặt ra, về cơ bản khắc phục được những vấn đề còn giao ...
Ba nước Sahel đồng lòng 'dứt áo ra đi' khỏi ECOWAS, đặt quân đội ở mức báo động tối đa

Ba nước Sahel đồng lòng 'dứt áo ra đi' khỏi ECOWAS, đặt quân đội ở mức báo động tối đa

Mali, Niger và Burkina Faso bác thời hạn do ECOWAS đưa ra để 3 quốc gia Sahel thay đổi quyết định trước khi chính thức rút lui khỏi tổ chức ...
Báo Thế giới và Việt Nam với tôi như một người bạn thân tình!

Báo Thế giới và Việt Nam với tôi như một người bạn thân tình!

Những tình cảm mà bà Phan Thu Hằng, Giám đốc Trung tâm UNESCO bảo tồn và giao lưu văn hóa quốc tế, Chủ tịch ICEP - Hanoi Classy, chia sẻ ...
UNHCR huy động kinh phí hỗ trợ người tị nạn tại Nam Sudan

UNHCR huy động kinh phí hỗ trợ người tị nạn tại Nam Sudan

Theo Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), tình trạng thiếu kinh phí đang ảnh hưởng đến các nỗ lực ứng phó khẩn cấp người tị nạn ở Nam Sudan.
Quảng Ninh đẩy mạnh nâng cao chất lượng công tác nhân quyền trên địa bàn tỉnh

Quảng Ninh đẩy mạnh nâng cao chất lượng công tác nhân quyền trên địa bàn tỉnh

Ngày 20/12, Văn phòng Thường trực nhân quyền Chính phủ và Ban chỉ đạo nhân quyền tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền 2024
Ngày quốc tế Người di cư: Lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng

Ngày quốc tế Người di cư: Lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng

Ngày 19/12, tại Hà Nội, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức tọa đàm 'Hành trình di cư: Những bước chân cảm hứng' nhân Ngày quốc tế Người di cư 2024
Tết hy vọng của các cựu quân nhân và gia đình nạn nhân chất độc da cam

Tết hy vọng của các cựu quân nhân và gia đình nạn nhân chất độc da cam

Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam sẽ gửi trao những món quà như là những niềm hy vọng tới cho gia đình các nạn nhân nhiễm chất độc da cam.
Trao giải cho 24 tác phẩm báo chí xuất sắc về bình đẳng giới

Trao giải cho 24 tác phẩm báo chí xuất sắc về bình đẳng giới

Các tác phẩm báo chí xoay quanh chủ đề: thúc đẩy phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, thúc đẩy bình đẳng giới trong chuyển đổi số và phát triển kinh tế.
Rà soát tình hình, nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Rà soát tình hình, nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Ngày 18/12, Bộ Ngoại giao và IOM tổ chức Hội nghị rà soát tình hình triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự.
Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Việt Nam

Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Việt Nam

Theo Trưởng Phái đoàn IOM, Việt Nam nằm trong số ít các nước có Kế hoạch triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự.
Thông tin đối ngoại về quyền con người: Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Thông tin đối ngoại về quyền con người: Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế và kỷ nguyên kỹ thuật số, thông tin đối ngoại về quyền con người cần được đổi mới và sáng tạo như thế nào?
Đại biểu đoàn mục sư Tin lành quốc tế: Thế giới cần thấy được sự cởi mở, tự do ở Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực tôn giáo

Đại biểu đoàn mục sư Tin lành quốc tế: Thế giới cần thấy được sự cởi mở, tự do ở Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực tôn giáo

Theo ông Jossy Chacko, đoàn mục sư Tin lành quốc tế, Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể về chính sách để bảo đảm tự do tôn giáo cho người dân.
Quyền chuyển đổi giới tính trong pháp luật một số quốc gia - Một số gợi mở cho Việt Nam

Quyền chuyển đổi giới tính trong pháp luật một số quốc gia - Một số gợi mở cho Việt Nam

Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, hợp pháp hóa quyền chuyển đổi giới tính đã trở thành một vấn đề trọng tâm được đưa ra bàn luận sôi nổi...
Kết quả thúc đẩy và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam sau hơn 35 năm đổi mới

Kết quả thúc đẩy và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam sau hơn 35 năm đổi mới

Sau hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong lĩnh vực thúc đẩy, bảo vệ quyền con người.
Lợi dụng vấn đề trái phiếu doanh nghiệp để chống phá, nhận diện để kịp thời đấu tranh

Lợi dụng vấn đề trái phiếu doanh nghiệp để chống phá, nhận diện để kịp thời đấu tranh

Bên cạnh những hiệu quả mang lại, việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thách thức trong quản lý.
Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông toàn cầu trên mạng xã hội với chủ đề 'Vạch trần thủ đoạn của những đối tượng đưa người di cư trái phép'.
Nga: Trẻ em nhập cư không biết tiếng Nga thì đừng đến trường!

Nga: Trẻ em nhập cư không biết tiếng Nga thì đừng đến trường!

Theo luật mới có hiệu lực từ ngày 1/4/2025, trẻ em nhập cư muốn nhập học các chương trình giáo dục phổ thông các cấp phải vượt qua kỳ thi năng lực tiếng Nga.
Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Ngày 4/12, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thái Lan cho biết các văn phòng đăng ký kết hôn trên cả nước sẽ chính thức làm thủ tục đăng ký kết hôn đồng giới.
Cứ 10 phút lại có một phụ nữ bị giết hại - Thực trạng toàn cầu đau lòng

Cứ 10 phút lại có một phụ nữ bị giết hại - Thực trạng toàn cầu đau lòng

Mỗi ngày có 140 phụ nữ và trẻ em gái tử vong do bạn trai hoặc người thân trong gia đình gây ra, tức là cứ 10 phút có một phụ nữ hoặc trẻ em ...
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Phiên bản di động