Báo Mỹ: Nga không bị phương Tây cô lập và thế giới không chia thành hai phe, tại sao?

Một năm trôi qua, ngày càng rõ ràng rằng mặc dù liên minh cốt lõi của phương Tây vẫn rất mạnh, nhưng họ chưa bao giờ có thể thuyết phục toàn thế giới tham gia cô lập Nga.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Báo Mỹ: Nga không bị phương Tây cô lập và thế giới không chia thành hai phe, tại sao?
Báo Mỹ: Nga không bị phương tây cô lập và thế giới không chia thành hai phe, tại sao? (Nguồn: Pixabay)

Thế giới chia thành nhiều phe

Phương Tây đã không còn giành được nhiều sự ủng hộ trên toàn cầu như lúc đầu. Đến nay, sau một năm xảy ra xung đột giữa Nga-Ukraine, hơn 47 quốc gia đã bỏ phiếu trắng hoặc không bỏ phiếu, bao gồm cả Ấn Độ và Trung Quốc. Nhiều quốc gia được gọi là "trung lập" này đã có hỗ trợ kinh tế hoặc ngoại giao quan trọng cho Nga.

Ngay cả một số quốc gia ban đầu đồng ý lên án Nga nay cũng cho rằng, cuộc chiến không liên quan gì đến họ và đã chuyển sang lập trường trung lập hơn.

Thay vì phân chia làm hai phe, các nước trên thế giới đã phân chia thành nhiều nhóm khác nhau. Trong quan điểm của hầu hết những người theo chủ nghĩa ôn hòa, cuộc xung đột này chủ yếu là vấn đề của châu Âu và Mỹ. Các quốc gia này không coi đó là mối đe dọa hiện hữu và điều quan trọng nhất của họ là bảo vệ lợi ích của chính họ trong bối cảnh bất ổn kinh tế và địa chính trị do xung đột này gây ra.

Tình huống này gợi nhớ đến thông lệ của nhiều quốc gia trung lập trong Chiến tranh Lạnh. Nhưng ngày nay, thế giới được kết nối nhiều hơn. Quy mô và sự phức tạp của thông tin liên lạc toàn cầu, quan hệ kinh tế và liên kết an ninh mang lại cho các đối thủ của phương Tây quá nhiều thứ để khai thác.

Việc Trung Quốc, Nam Phi, Ấn Độ và nhiều quốc gia ở Nam Bán cầu tiếp tục bỏ phiếu trắng trước một nghị quyết khác của Đại hội đồng Liên hợp quốc kêu gọi Nga rút quân khỏi lãnh thổ Ukraine vào ngày 23/2 vừa qua đã nhấn mạnh quan điểm của các nước này rằng, đây là vấn đề của các nước phương Tây.

Đòn trừng phạt có nhiều “lỗ hổng”

… Và Nga đang tận dụng tốt tình hình này.

Lúc đầu, các biện pháp trừng phạt kinh tế của phương Tây dường như đã ảnh hưởng đến khả năng duy trì cuộc xung đột của Nga. 37 quốc gia, dẫn đầu là Mỹ, đã tham gia vào các biện pháp trừng phạt, đóng băng dự trữ ngoại hối của Nga và nhắm mục tiêu vào các ngân hàng chính của nước này, làm lung lay nền tảng của hệ thống tài chính.

Tin liên quan
Trung Quốc trải thảm đón khách quý, vượt lên ghi thêm một điểm, ‘chơi đẹp’ với doanh nghiệp Mỹ Trung Quốc trải thảm đón khách quý, vượt lên ghi thêm một điểm, ‘chơi đẹp’ với doanh nghiệp Mỹ

Các biện pháp trừng phạt được áp dụng gồm ngăn chặn Nga nhập khẩu các sản phẩm chính như phụ tùng máy bay và chất bán dẫn cho thiết bị điện tử. Hàng trăm công ty đã tự nguyện ngừng hoạt động ở Nga, khiến người Nga không được tiếp cận các cửa hàng bán lẻ Apple và thuê bao Netflix.

Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt đã không tác động mạnh như phương Tây mong đợi. Theo dữ liệu được thu thập bởi Tổ chức phi lợi nhuận Silverado có trụ sở tại Washington, một số quốc gia đã lấp đầy khoảng trống, với xuất khẩu sang Nga tăng trưởng tốt trên mức trước chiến dịch quân sự. Các quốc gia khác có xuất khẩu sang Nga giảm khi cuộc xung đột bắt đầu, đến nay đã phục hồi trở lại.

Chỉ riêng Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ đã chiếm được phần lớn khoảng trống để lại do thiếu hụt xuất khẩu. Xe du lịch sản xuất tại Trung Quốc đã thay thế nguồn cung trước đây của các nhà sản xuất ô tô phương Tây cho Nga. Xuất khẩu máy móc và chất bán dẫn của Trung Quốc cũng đang tăng lên.

Các sản phẩm khác được sản xuất bởi các công ty đa quốc gia không còn có thể được xuất khẩu trực tiếp sang Nga, nhưng giờ đây có thể nhập khẩu từ các quốc gia thuộc Liên Xô cũ.

Ngay cả khi Thổ Nhĩ Kỳ bán vũ khí cho Ukraine, Tổng thống R. Erdogan vẫn tăng cường xuất khẩu sang Nga, tạo ra một lỗ hổng trong đòn trừng phạt của phương Tây.

Tháng 9/2022, sáu tháng sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bỏ phiếu ủng hộ Mỹ lên án chiến dịch quân sự của Nga, ông Erdogan đã tuyên bố: "Chúng tôi luôn có một chính sách cân bằng đối với cả Ukraine và Nga".

Nhìn chung, mức độ thương mại với Nga đã tăng trở lại sau khi xuất khẩu sụt giảm tại thời điểm bắt đầu xảy ra cuộc xung đột, vì vẫn có nhiều quốc gia sẵn sàng kinh doanh với Nga.

Tuy nhiên, nhìn ở một góc độ khác, các biện pháp trừng phạt vẫn có thể ảnh hưởng nặng nề đến Nga trong thời gian dài.

Các biện pháp trừng phạt đã ngăn cản đầu tư nước ngoài và dự trữ tiền mặt của chính phủ đang cạn kiệt. Hạn chế thương mại dầu đã buộc Nga phải cắt giảm sản lượng. Việc chuyển hướng các đường ống dẫn khí đốt của Nga sang châu Á cũng sẽ phải mất nhiều năm.

Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo hồi tháng Giêng rằng, nền kinh tế Nga sẽ tăng trưởng 0,3% trong năm nay, một sự cải thiện mạnh so với dự báo trước đó là - 2,3%.

Trung lập

Đến nay, nhiều chính phủ ở châu Phi, châu Mỹ Latinh, châu Á và Trung Đông có quan hệ chính thức chặt chẽ với Mỹ và châu Âu không coi cuộc xung đột là mối đe dọa toàn cầu. Thay vào đó, họ đóng vai trò là khán giả hoặc trọng tài trung lập, để lại càng nhiều dư địa càng tốt.

Các nước châu Á đã có phản ứng khác nhau đối với việc này, với hơn một phần ba các quốc gia từ chối lên án Nga trong một cuộc bỏ phiếu ban đầu của Liên hợp quốc.

Trong khi Mỹ tranh thủ được hầu hết các đồng minh, Nga cũng có thể tận dụng các mối quan hệ thương mại và dư luận thân thiện kể từ Chiến tranh Lạnh.

Khi chiến dịch quân sự bắt đầu, Mỹ yêu cầu Ấn Độ giảm mua dầu từ Nga. Lập trường đó của Mỹ đã phải dịu đi khi Ấn Độ không chấp nhận liên minh với bất cứ bên nào. Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở biên giới Ấn Độ với Trung Quốc, các chuyên gia cho rằng, Ấn Độ không thể mạo hiểm mối quan hệ với Nga - là nguồn cung cấp vũ khí chính của nước này.

Các quốc gia vùng Vịnh đã cùng với phương Tây bỏ phiếu lên án Nga, nhưng kể từ đó họ cũng chủ yếu có các chính sách được coi là trung lập.

Tổng thống Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) Mohamed bin Zayed đã tới Nga, nơi ông gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin và nói rằng, ông đang tìm kiếm một giải pháp ngoại giao cho vấn đề này. Đặc biệt, Dubai đã trở thành một nơi trú ẩn tốt của các nhà tài phiệt và những nhân vật quyền lực thân Kremlin, mà các biện pháp trừng phạt của phương Tây không thể tiếp cận.

Trong khi đó, Saudi Arabia đã tuyên bố rằng, họ phải theo đuổi lợi ích của mình, ngay cả khi điều đó gây ra xích mích trong mối quan hệ lâu dài với Mỹ.

Gần một nửa số quốc gia châu Phi bỏ phiếu trắng hoặc vắng mặt trong cuộc bỏ phiếu lên án Nga, là một dấu hiệu cho thấy nhiều quốc gia ngày càng ủng hộ xu hướng Trung lập.

Ở Nam Phi, mối quan hệ với Nga bắt nguồn từ sự ủng hộ của Liên Xô đối với việc chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc. Các nhà lãnh đạo của nước này nhìn thấy cơ hội để liên kết chặt chẽ hơn với Nga trong khi tranh thủ được khoảng trống về thương mại do châu Âu và Mỹ để lại.

Cũng giống như nhiều quốc gia châu Phi khác, Nam Phi dường như đang cố gắng cân bằng giữa mối quan hệ ngày càng tăng với Nga và quan hệ với các nước phương Tây.

Phần lớn các nước tại Mỹ Latinh, nơi có mối quan hệ lâu đời với Mỹ, đã bỏ phiếu ủng hộ Mỹ lên án Nga. Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, sự việc thể hiện sự ủng hộ có vẻ giảm dần và bắt đầu trở nên rõ ràng hơn.

Gần đây, Colombia đã từ chối yêu cầu của Mỹ về việc cung cấp vũ khí cho Ukraine.

Khi Thủ tướng Đức Olaf Scholz đến thăm Brazil vào tháng trước, Tổng thống Brazil Lula da Silva đã từ chối lên tiếng ủng hộ Ukraine và tuyên bố rằng “cần phải tìm ra lý do đã dẫn đến cuộc xung đột Nga-Ukraine”.

Hàng chục quốc gia phương Tây đã hình thành nhóm nòng cốt hỗ trợ Ukraine bằng cách cung cấp viện trợ quân sự cho nước này hoặc trừng phạt Nga. Sự thống nhất của phương Tây trong xung đột Nga-Ukraine là rất đáng chú ý, trong đó có các quốc gia từ lâu được coi là tương đối thân thiện với Nga như Đức, Pháp và Italy đã kiên quyết ủng hộ Ukraine.

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), vốn bị Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố là "chết não" vào năm 2019, đã một lần nữa quảng bá tốt mục tiêu bảo vệ liên minh phương Tây.

Tuy nhiên, chính giữa các quốc gia phương Tây, sự đoàn kết này cũng không hoàn hảo. Nổi lên là Hungary, dù đã thực thi nghiêm ngặt các biện pháp trừng phạt Nga, nhưng dưới thời Thủ tướng Orbrán, Hungary đã là "kẻ ngoại đạo" trong EU khi nước này không nhiệt tình ủng hộ Kiev. Hungary đã trì hoãn một số quyết định của EU cần có sự nhất trí của tất cả các nước trong khối. Hoặc các quốc gia khác dù tham gia cung cấp hỗ trợ quân sự cho Ukraine song vẫn từ chối áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga.

Các quốc gia ở châu Á, Trung Đông và châu Phi vẫn giữ lập trường trung lập trong cuộc xung đột và tiếp tục tăng cường thương mại với Nga.

Và có lẽ đến nay, ngay cả Mỹ cũng trở nên mệt mỏi với chiến dịch của Nga ở Ukraine, nhất là khi cuộc bầu cử tổng thống vào năm tới đang đến rất gần.

Trung Quốc trải thảm đón khách quý, vượt lên ghi thêm một điểm, ‘chơi đẹp’ với doanh nghiệp Mỹ

Trung Quốc trải thảm đón khách quý, vượt lên ghi thêm một điểm, ‘chơi đẹp’ với doanh nghiệp Mỹ

Trung Quốc mở bung cửa chào đón thế giới. Bắc Kinh ghi thêm một điểm trong cuộc đua cạnh tranh với Mỹ, từ chính sự ...

Giá vàng hôm nay 31/3/2023: Giá vàng giữ xu hướng đi lên, giảm chỉ là nhất thời, thẳng tiến mốc 2.000 USD vào quý 4

Giá vàng hôm nay 31/3/2023: Giá vàng giữ xu hướng đi lên, giảm chỉ là nhất thời, thẳng tiến mốc 2.000 USD vào quý 4

Giá vàng hôm nay 31/3/2023 không nhiều biến động nhưng vẫn giữ xu hướng tăng, trước giờ các dữ liệu kinh tế quan trọng của ...

Giá cà phê hôm nay 30/3/2023: Arabica giảm mạnh, robusta điều chỉnh nhẹ; Bộ Công Thương dự báo giá cà phê sẽ phục hồi

Giá cà phê hôm nay 30/3/2023: Arabica giảm mạnh, robusta điều chỉnh nhẹ; Bộ Công Thương dự báo giá cà phê sẽ phục hồi

Diễn biến thị trường vẫn là giảm giá, với nhiều ý kiến cho rằng Volcafé dự báo nguồn cung toàn cầu sẽ thiếu hụt khoảng ...

'Tàu lượn siêu tốc' cất cánh, có tiền đầu tư vào đâu sinh lời tốt nhất năm 2023?

'Tàu lượn siêu tốc' cất cánh, có tiền đầu tư vào đâu sinh lời tốt nhất năm 2023?

Nếu năm 2022 là một "chuyến tàu lượn siêu tốc" đối với các nhà đầu tư, thì năm 2023 này có thể sẽ hỗn loạn ...

Chu Văn (theo New York Times)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi hôm nay 23/12/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm 23/12. Lịch âm 23/12/2024? Âm lịch hôm nay 23/12. Lịch vạn niên 23/12/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

Sự kiện diễn ra vào ngày 20/12 có sự tham dự và chia sẻ của các diễn giả đã và đang công tác tại Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, ...
Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thông qua Triển lãm Quốc phòng, người dân có thêm hiểu biết về nền công nghiệp quốc phòng quốc gia, tin tưởng vào sức mạnh của Quân đội.
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, 'điểm rơi' của Bitcoin là năm 2025?
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Trong khuôn khổ Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (19 – 23/12/2024), duy nhất mô hình Trung Nguyên E-Coffee – Cộng đồng 3 nền văn minh cà phê được Bộ Quốc Phòng ...
Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt ghi điểm trong khó khăn.
Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Nhìn chung, thị trường heo hơi đang trên đà tăng nhanh và được dự báo sẽ đạt đỉnh mới trong tuần sau.
Giá xăng dầu hôm nay 22/12: Quay đầu đảo chiều

Giá xăng dầu hôm nay 22/12: Quay đầu đảo chiều

Giá xăng dầu hôm nay 22/12, giá dầu tuần này quay đầu đảo chiều, 'trượt dốc' khoảng 2,5% sau khi tăng mạnh trong tuần trước.
Giá tiêu hôm nay 22/12/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, cơ cấu hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu có chuyển biến tích cực

Giá tiêu hôm nay 22/12/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, cơ cấu hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu có chuyển biến tích cực

Giá tiêu hôm nay 22/12/2024 tại thị trường trong nước đồng loạt giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 145.000 – 146.200 đồng/kg.
Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Thị trường địa ốc Thủ đô hạ nhiệt, Hà Nội ban hành bảng giá đất mới, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ… là tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội vẫn giữ vị trí nổi bật. Trong 3 năm tới, sẽ có khoảng hơn 2.000 căn hộ dịch vụ được đưa ra phục vụ thị trường Thủ ...
Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Thủ tướng ban hành Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, người trẻ gặp khó khi mua nhà… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Hơn 130 chủ đầu tư, đơn vị thiết kế hàng đầu đã hội tụ tại đêm chung kết Giải thưởng Bất động sản châu Á Propertyguru 2024 tổ chức tại Bangkok (Thái Lan).
Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Nên rót tiền vào đầu tư chung cư hay đất nền? Người thuê địa ốc ưa thích phân khúc dưới 10 triệu đồng/tháng… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Nhóm người có thu nhập cao nhất cũng khó mua nhà; cửa hàng trên 'đất vàng' Hà Nội ế khách thuê… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12 ghi nhận đồng USD tăng trên mốc 108, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ khác, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12 ghi nhận đồng USD giảm nhẹ so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12 ghi nhận đồng USD hướng đến tuần tăng tốt nhất trong một tháng.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Ngày 14/12, thị trường tài chính châu Âu chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của lợi suất trái phiếu chính phủ Đức (Bund), đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong vòng 8 tháng qua.
Phiên bản di động