TIN LIÊN QUAN | |
30 năm báo Thế giới & Việt Nam: Cái thuở ban đầu ấy... | |
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh gửi thư chúc mừng báo Thế giới & Việt Nam |
Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên đến dự Lễ kỷ niệm 15 báo Quốc Tế ra số đầu tiên và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba, tháng 12/2004. |
Ngay từ khi mới thành lập, Lãnh đạo Bộ đã rất quan tâm đến tờ báo vì đây chính là cơ quan ngôn luận của ngành Ngoại giao. Nhiệm vụ đặt ra khi ấy là phải vừa đảm nhiệm tốt nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, quan điểm lập trường của Việt Nam về các vấn đề quốc tế và khu vực, vừa phản ánh các vấn đề thời sự quốc tế thông qua các tin/bài, phân tích, bình luận chuyên sâu...
Từ khó khăn, trăn trở của những ngày đầu, trong 30 năm qua, với sự đóng góp của nhiều thế hệ từ Tổng Biên tập, Phó Tổng Biên tập đến các cán bộ, phóng viên, biên tập viên, tờ báo đã có được một vị trí, chỗ đứng vững chắc trong lòng bạn đọc cả nước và trong làng báo chí đối ngoại Việt Nam.
Trong những sự kiện lớn của Báo, đánh dấu mốc chuyển từ Tạp chí Quan hệ Quốc tế sang Tuần báo Quốc Tế, rồi thành báo Thế giới & Việt Nam, tôi đều có dịp tham dự, chung vui cùng anh em trong tòa soạn. Tôi còn nhớ, có những lần dự tiệc chiêu đãi về muộn, đi qua trụ sở tòa soạn Báo ở số 6 Chu Văn An, tôi đã rất bất ngờ khi bắt gặp những ô cửa sổ vẫn sáng đèn. Trong những căn phòng đó, đội ngũ anh em làm báo vẫn đang miệt mài làm việc để chuẩn bị nội dung cho số báo xuất bản ngày hôm sau. Thấy đội ngũ anh em trong Báo tích cực như vậy, tôi cảm thấy rất vui mừng và tin tưởng.
Một kỷ niệm khác khiến tôi nhớ mãi là trong một lần gặp gỡ kiều bào, một số kiều bào từng đọc và biết đến tờ báo chia sẻ, họ rất thích thú khi được đọc một tờ báo chuyên về đối ngoại và ngành Ngoại giao, hiểu về Ngoại giao như vậy. Từ đó, có thể thấy, đối tượng bạn đọc của tờ báo rất đa dạng. Không chỉ những người trong ngành, những nhà nghiên cứu, các tổ chức quốc tế, bạn đọc quốc tế… mà còn nhiều người Việt ở nước ngoài cũng rất quan tâm đến chủ trương, chính sách và đường lối đối ngoại của Việt Nam.
Trong bối cảnh cạnh tranh thông tin trên báo chí và các phương tiện truyền thông ngày càng gay gắt, báo Thế giới & Việt Nam đã từng bước khẳng định được mình, đảm bảo thông tin chính xác, nhanh nhạy, đáp ứng được phần nào nhu cầu của bạn đọc, có được những bài bình luận chuyên sâu là “đặc sản” của báo. Tuy nhiên, tờ báo cần phải tiếp tục đổi mới về tư duy và có những cách làm sáng tạo hơn nữa để có được những bài báo chất lượng, có cách tiếp cận độc đáo, góp phần tạo nên chỗ đứng và bản sắc riêng cho tờ báo của ngành.
Điều này đòi hỏi đội ngũ làm báo, từ Tổng Biên tập, Phó Tổng Biên tập cho đến các phóng viên, biên tập viên phải không ngừng học hỏi, trau dồi kỹ năng làm báo hiện đại, kiến thức về quan hệ quốc tế… để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của bạn đọc trong nước và quốc tế. Phải làm sao để bạn đọc đón nhận tờ báo với một sự thiện cảm và sự tin cậy cao vào những thông tin mà chúng ta chuyển tải.
Giao diện báo điện tử Thế giới & Việt Nam. |
Ngoài ra, tờ báo cũng cần tiếp tục phát triển đội ngũ cộng tác viên, đặc biệt là các cộng tác viên “người nhà” – những cán bộ trong ngành Ngoại giao. Chúng ta đang có một đội ngũ những nhà ngoại giao rất trẻ trung, năng động và giỏi nghiệp vụ, thông hiểu về địa bàn. Có được những nhận định chuyên sâu từ các chuyên gia trong ngành sẽ góp phần nâng cao chất lượng của tờ báo, thu hút được thêm lượng độc giả.
Cuối cùng, tôi mong rằng Lãnh đạo Bộ, từ Bộ trưởng đến các Thứ trưởng phụ trách sẽ tiếp tục quan tâm và ủng hộ tờ báo, giúp cho tờ báo không chỉ là tiếng nói của ngành Ngoại giao mà còn trở thành một trung tâm tin tức về đối ngoại, đáp ứng nhu cầu thông tin trong và ngoài nước.
Báo Thế giới & Việt Nam: 30 năm không ngừng cống hiến TGVN. Dưới bất kỳ tên gọi nào, báo Thế giới & Việt Nam luôn kiên định tôn chỉ, mục đích của một tờ báo chính ... |
Bộ Ngoại giao trao quyết định bổ nhiệm Tổng Biên tập Báo Thế giới & Việt Nam TGVN. Chiều 21/11, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Thường trực Bùi Thanh Sơn đã trao quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Trung, ... |
Nhớ về một người thầy của mái trường Ngoại giao TGVN. Thầy Thanh đã đi xa, nhưng mỗi thành viên lớp Phiên dịch 2, Đại học Ngoại giao vẫn nhớ tới người thầy giản dị, ... |