Nhỏ Bình thường Lớn

Báo Trung Quốc gợi ý cho Mỹ cách tiêu diệt tên lửa S-400 của Nga

Theo một bài báo đăng tải trên trang Sina (Trung Quốc), tổ hợp tên lửa S-400 của Nga là một vũ khí mạnh mẽ và đáng gờm, có thể gây ra mối đe dọa cho Mỹ.
Trung Quốc gợi ý cho Mỹ cách tiêu diệt S-400 của Nga
Tổ hợp tên lửa S-400 của Nga. (Nguồn: TASS)

Tổ hợp này được trang bị 4 tên lửa với các tầm bắn khác nhau, từ tầm gần tới 400 km. Tức là, S-400 tạo ra một vòng tròn phòng không nhiều tầng.

Theo tác giả, S-400 có thể tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với không quân Mỹ.

Ngoài ra, S-400 có khả năng tích hợp với các hệ thống tác chiến điện tử, điều này có nghĩa là máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler của Mỹ không có khả năng áp sát tổ hợp.

Bài báo viết: "Nói cách khác, trong tầm hoạt động hiệu quả của S-400, các máy bay quân sự không thuộc loại tàng hình của Mỹ sẽ phải tránh xa nó. Điều này có nghĩa là không quân Nga sẽ có thể hỗ trợ cho các lực lượng mặt đất".

Tuy nhiên, tác giả tin rằng người Mỹ có biện pháp chống lại S-400. Để làm được điều này, một số máy bay F-35 Mỹ phải mang theo các đơn vị tác chiến điện tử để có khả năng ẩn nấp, sau đó trực tiếp phá hủy các tổ hợp S-400.

Việc này sẽ cần rất nhiều máy bay EA-18G yểm hộ, vì còn cần phải đối phó với hệ thống tên lửa phòng không Pantsir-C1 của Nga, vốn là mối đe dọa lớn đối với máy bay F-35.

Tác giả lưu ý, mọi chuyện sẽ đưa tới kết quả là trận chiến bị kéo dài, gây tổn thất lớn cho cả hai bên, nhưng cuối cùng S-400 vẫn bị máy bay Mỹ tiêu diệt.

Bài báo cho biết thêm: "Tuy nhiên, tất cả chỉ là về lý thuyết, trên thực tế điều này có thể không xảy ra".

Lợi thế vượt trội của tiêm kích Nga so với tiêm kích Mỹ

Lợi thế vượt trội của tiêm kích Nga so với tiêm kích Mỹ

Chi phí cho một giờ bay của tiêm kích một động cơ thế hệ thứ năm triển vọng của Nga Checkmate sẽ thấp hơn bảy ...

Trung Quốc lần đầu tiên phóng vệ tinh phục vụ chương trình phát triển bền vững LHQ

Trung Quốc lần đầu tiên phóng vệ tinh phục vụ chương trình phát triển bền vững LHQ

Vệ tinh SDGSAT-1 do Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc phát triển, được phóng đi từ một trung tâm phóng vệ tinh ở tỉnh ...

(theo Sina)