Những 'vũ khí' trong cuộc tổng diễn tập đầu tiên của Cách mạng Việt Nam |
Nga sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật như thế nào một khi chiến tranh nổ ra? |
Hệ thống tên lửa Avangard. (Nguồn: AP) |
Tờ báo Trung Quốc nhấn mạnh rằng, việc tái trang bị cho lực lượng tên lửa Nga những mẫu tên lửa có tầm bắn xa hơn 10.000 km này sẽ khiến Mỹ rơi vào tình thế “tuyệt vọng, không lối thoát”.
Tác giả của ấn phẩm Sina đặc biệt lưu tâm đến hệ thống tên lửa Avangard. Vị chuyên gia chỉ ra rằng, sự thật là lực lượng phòng không của Mỹ không thể đánh chặn vũ khí này do tên lửa Nga được bảo mật và sở hữu tốc độ phi thường khiến thiết bị hoạt động đặc biệt hiệu quả trong các đợt tấn công phủ đầu.
Bài viết trên Sina nhấn mạnh: "Chỉ mất 15 phút để tên lửa Avangard có khả năng vươn tới Washington. Trong thời gian này, người Mỹ thậm chí còn không đủ thời gian để uống xong tách cà phê, chứ đừng nói đến việc đẩy lùi, đánh chặn tên lửa Nga".
Tác giả Trung Quốc nhận định, trong trường hợp xảy ra xung đột giả định giữa Nga và Mỹ, khu vực vùng ven biển của Mỹ sẽ không thể đảm bảo phòng thủ trước đợt tấn công tập trung của tên lửa chiến lược Avangard, bất chấp có sở hữu "hệ thống phòng thủ tiên tiến nhất trên thế giới" đi nữa.
Bài báo gọi Avangard là "kiệt tác của quân đội Nga", đồng thời lưu ý rằng những đặc tính chiến đấu của tên lửa này khiến nó trở thành "vũ khí còn đáng sợ hơn cả bom nguyên tử hạt nhân".
Thông tin trên Sina cũng cho rằng, sự vượt trội hoàn toàn của Nga trong lĩnh vực vũ khí siêu thanh. Theo đó, Nga phát triển loạt tên lửa siêu thanh uy lực khủng khiếp, trong khi Mỹ vẫn chưa thể tạo ra dù chỉ là một hệ thống tên lửa như thế.
| Iran để ngỏ khả năng xuất khẩu thiết bị phòng không tới các quốc gia thân thiết TGVN. Chuẩn tướng Abolfazl Sepehri Rad, Phó chỉ huy Căn cứ Phòng không Khatam al-Anbia của Iran ngày 1/9 tiết lộ một số quốc gia ... |
| Tên lửa gắn trong mới nhất được thử nghiệm trên Su-57 TGVN. Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Su-57 đang sử dụng tên lửa gắn trong thân mới nhất trong các cuộc thử nghiệm, ... |
| Vũ khí mới: Đạn chống tăng - xuyên giáp lõi Uranium nghèo lợi hại ra sao? TGVN. Đạn xuyên giáp có lõi là uranium nghèo và các hợp kim của nó có tính năng chiến đấu cao nên được quân đội ... |