Bảo vệ người dân trước thiên tai, thảm họa

ThS. NGUYỄN ĐẮC THÁI
Với địa lý vị trí và khí hậu đặc thù, Việt Nam thường xuyên bị tác động, ảnh hưởng bởi thiên tai, đặc biệt là bão, lũ lụt, sạt lở… Do đó, công tác bảo đảm quyền của người dân khi những sự cố thiên tai, thảm họa xảy ra luôn được đặt lên hàng đầu nhằm bảo vệ tốt nhất tính mạng, tài sản của người dân, khắc phục tối đa hậu quả do thiên tai gây ra.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bảo vệ người dân trước thiên tai, thảm họa
Do ảnh hưởng của cơn báo số 3, nhiều vị trí thuộc các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ bị sạt lở, một số công trình thủy lợi ở Lào Cai bị hư hỏng. (Nguồn: Thông tin Chính phủ)

Chủ động phòng ngừa, ứng phó

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác phòng, chống thiên tai là phải làm tốt công tác phòng ngừa và sẵn sàng ứng phó, để có thể chủ động trong mọi tình huống.

Thời gian qua, công tác dự báo trước tình hình thiên tai, thảm họa luôn được đặc biệt quan tâm. Cụ thể là nhiều chủ trương, chính sách, nghị quyết, chỉ thị, và kết luận được ban hành nhằm đối phó với thiên tai, thảm họa, sự cố. Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai là văn bản định hướng, xây dựng chiến lược tổng thể về phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Đặc biệt, Luật Phòng thủ dân sự 2023 đã quy định rõ các cấp độ phòng thủ dân sự, nhằm ứng phó kịp thời và hiệu quả khi đất nước đối mặt với những nguy cơ tiềm ẩn, góp phần duy trì an ninh và ổn định quốc gia. Ngoài ra, nhiều Nghị định, Quyết định được ban hành kịp thời nhằm phòng, chống, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai, thảm họa.

Gần đây là cơn bão số 3, ngay từ khi bão hình thành và đi vào biển Đông, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo tập trung theo sát tình hình, dự báo sát, chính xác diễn biến cường độ và đường đi của bão, cảnh báo nguy cơ mưa lũ, sạt lở đất và triển khai các giải pháp ứng phó khẩn cấp trước, trong và sau bão; ban hành 10 công điện, thành lập Sở Chỉ huy tiền phương tại thành phố Hải Phòng để chỉ đạo thường xuyên, liên tục, quyết liệt và khẩn trương để giảm thiểu đến mức tối đa thiệt hại.

Công tác thông tin và cảnh báo thiên tai, thảm họa, sự cố kịp thời, nhanh chóng; cập nhật thường xuyên diễn biến trên tất cả các phương tiện truyền thông đại chúng (đài Truyền hình, Phát thanh, Internet, mạng xã hội Facebook, Zalo…), bằng nhiều ngôn ngữ (tiếng Việt, tiếng Anh, Pháp, tiếng dân tộc thiểu số và ngôn ngữ ký hiệu…) bảo đảm mọi người dân đều được tiếp cận dưới nhiều hình thức khác nhau.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát tiển nông thôn, từ năm 2016 đến năm 2023, đã lắp đặt 843 trạm đo mưa tự động,16 tháp cảnh báo lũ tự động tại 48 tỷnh/thành phố trên cả nước; đến nay, số trạm đo mưa tự động được đầu tư từ nguồn xã hội hóa là gần 1.400 trạm. Trong năm 2023, có khoảng 40.207 tin bài về phòng chống thiên tai được đăng tải; 38,2 triệu tin nhắn Zalo cảnh báo cộng đồng gửi tới các thuê bao nằm trong khu vực bị ảnh hưởng; duy trì và tăng cường truyền thông, cảnh báo phòng, chống thiên tai trên các website, mạng xã hội, Internet…

Công tác phòng ngừa còn được thể hiện ở việc quy hoạch đô thị và nông thôn: xây dựng hệ thống thoát nước, quy hoạch đất đai và các công trình chống lũ; xây dựng và cải thiện các công trình hạ tầng có khả năng chịu đựng được các hiện tượng thiên tai.

Tổ chức các hội nghị, tập huấn, hội thảo nâng cao năng lực cộng đồng trong phòng, chống thiên tai; diễn tập các phương án, tình huống giả định để người dân và lực lượng chức năng có thể luôn sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống xảy ra, không để bị bất ngờ, bị động.

Năm 2023 đã có 239 lớp đào tạo, tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ cứu hộ, cứu nạn cho 18.633 học viên của các Bộ ngành, địa phương, các quân khu, quân đoàn, quân binh chủng. Tổ chức 10 cuộc diễn tập quốc tế, 24 cuộc diễn tập cấp tỉnh, thành phố, 64 cuộc diễn tập cấp quận, huyện, 162 cuộc diễn tập cấp xã, phường ứng phó với các tình huống thiên tai, sự cố và tìm kiếm cứu nạn với đầy đủ các lực lượng tham gia.

Đặt mục tiêu bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của Nhân dân và Nhà nước lên trên hết, trước hết để huy động tổng lực mọi nguồn lực của xã hội, của nhà nước, đặc biệt là phương châm 4 tại chỗ cho phòng chống, khắc phục hậu quả” là một trong 5 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị trực tuyến với các bộ, ngành và 26 tỷnh, thành phố sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả bão số 3.

Công tác cứu hộ, cứu nạn tiến hành khẩn trương, nhanh chóng, an toàn. Mỗi khi có thiên tai, lũ lụt, sạt lở xảy ra, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm chỉ đạo sát sao công tác cứu hộ, cứu trợ. Những lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước đã trực tiếp đến tận nơi thị sát tình hình và chỉ đạo công tác ứng phó, cứu nạn, cứu trợ.

Trước sự tàn phá, ảnh hưởng của cơn bão Yagi và mưa lũ, sạt lở nặng nề tại các tỉnh phía Bắc đầu tháng 9 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trực tiếp đi thị sát tình hình, nhanh chóng, quyết đoán, kịp thời chỉ đạo tổ chức các phương án cứu nạn, cứu hộ, tìm kiếm nạn nhân bị mất tích, cứu trợ người dân vùng bị ảnh hưởng, giảm thiểu đến mức tối đa thiệt hại về người và của.

Chỉ tính riêng năm 2023, các bộ, ngành, địa phương đã điều động 204.507 lượt người/23.132 lượt phương tiện ứng phó, xử lý hiệu quả 4.336 vụ, cứu được 3.968 người, 207 phương tiện; hướng dẫn, hỗ trợ di dời 962.933 người, 201.799 phương tiện từ nơi nguy hiểm về nơi an toàn; kêu gọi, kiểm đếm, hướng dẫn cho 328.227 tàu/1.608.015 lao động biết diễn biến, hướng di chuyển của bão, áp thấp nhiệt đới để chủ động phòng tránh.

Công tác cứu trợ, hỗ trợ trong và sau thiên tai luôn được tiến hành song song, kịp thời để người dân sớm ổn định lại cuộc sống. Công tác cứu trợ bao gồm: cứu trợ khẩn cấp lương thực, nhu yếu phẩm; hỗ trợ về cơ sở vật chất, hạ tầng, nhà ở… Ngày 28/9/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo các bộ ngành, địa phương dồn toàn lực hỗ trợ người dân khôi phục đời sống, sản xuất, trong đó, khẩn trương, cấp bách, nghiêm túc thực hiện 06 nhóm giải pháp tại Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi).

Năm 2023, Chính phủ đã cấp 8.500 tỷ đồng cho 43 tỉnh, thành phố để khắc phục hậu quả thiên tai. Bộ Nông nghiệp và Phát tiển nông thôn xuất cấp 100 tấn hạt giống lúa, 67 tấn hạt giống ngô, 10 tấn hạt giống rau; 56 tấn và 10.000 lýt thuốc hoá chất sát trùng gia súc, gia cầm, thuỷ sản cho các địa phương để kịp thời ổn định sản xuất.

Hoạt động đối ngoại về phòng, chống thiên tai được đẩy mạnh. Năm 2023, Việt Nam thực hiện nhiệm vụ Chủ tịch Ủy ban ASEAN về Quản lý thiên tai (ACDM); phối hợp với Ban thư ký ASEAN, các cơ quan liên quan tổ chức Hội nghị AMMDM và các sự kiện liên quan với chủ đề “Từ ứng phó đến hành động sớm và Tăng cường chống chịu: ASEAN tiến tới mục tiêu Lãnh đạo toàn cầu trong quản lý thiên tai”, gồm: 4 Hội nghị cấp Bộ trưởng, 10 cuộc họp cấp SOM và 03 Diễn đàn/hội thảo khu vực, tổng số có 14 đoàn tham dự với trên 200 đại biểu trong đó khoảng 150 đại biểu quốc tế và 50 đại biểu Việt Nam.

Bảo vệ người dân trước thiên tai, thảm họa
Thủ tướng kiểm tra công tác khắc phục hậu quả mưa lũ tại thành phố Yên Bái. (Nguồn: TTXVN)

Tiến hành đồng bộ, hiệu quả các giải pháp

Các hiện tượng thời tiết cực đoan, thiên tai xảy ra ngày càng nhiều và có diễn biến phức tạp, khó lường do biến đổi khí hậu, gây khó khăn cho công tác dự bảo, cảnh báo, hỗ trợ, khắc phục hậu quả.

Thực tế, hệ thống cảnh báo thiên tai chuyên dùng được lắp đặt để theo dõi, giám sát tại vùng có nguy cơ cao xảy ra thiên tai khó có thể bảo đảm tính toàn diện. Mặc dù mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia được đầu tư, hiện đại hóa song mật dộ chưa dày, chưa phân bố đầy đủ tại những vùng thường xuyên xảy ra thiên tai nguy hiểm; công tác dự báo, cảnh báo mới chỉ dừng ở cấp huyện, cấp tỉnh; đầu tư công nghệ dự báo tiên tiến ở địa phương còn hạn chế, một số nơi vẫn chưa hình thành được hệ thống dự báo, cảnh báo chuyên dùng cho phòng chống thiên tai.

Khả năng chống chịu của một số hạ tầng, công trình như cầu, cống… ở một số nơi còn chưa cao; công tác đánh giá chất lượng hạ tầng, công trình, xây dựng, cập nhật, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch, phương án ứng phó thiên tai ở một số địa phương còn chậm, thiếu linh hoạt, cụ thể, tỷ mỉ; bảo đảm thông suốt thông tin liên lạc ở một số địa bàn nhất là vùng sâu, vùng xa khi xảy ra thiên tai còn gặp trở ngại; giao thông bị chia cắt nên khó tiếp cận hiện trường, dẫn đến việc cứu trợ chưa kịp thời.

Các tỉnh miền núi thiếu lực lượng ứng phó tại chỗ và trang thiết bị hỗ trợ. Vẫn còn tâm lý chủ quan, bị động trong phòng, chống thiên tai ở một số cơ quan, đơn vị và một bộ phận nhân dân.

Phòng, chống thiên tai là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Để công tác này thời gian tới đạt kết quả tốt, cần tập trung vào những giải pháp cơ bản sau:

Một là, nâng cao nhận thức về tính chất nguy hại của thiên tai cho toàn xã hội. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động trước tình hình và tác động tiêu cực của thiên tai. Phát huy vai trò của truyền thông, báo chí, đặc biệt quan tâm các đối tượng dễ bị tổn thương. Trang bị cho người dân ký năng phòng tránh bão, lũ quét, sạt lở đất để giảm nhẹ thiệt hại; khắc phục tâm lý chủ quan trong một bộ phận người dân.

Hai là, tiếp tục quán triệt, triển khai chủ trương, chính sách của Đảng, thực hiện nghiên túc, hiệu quả văn bản pháp luật và chỉ đạo của Nhà nước, Chính phủ. Trong đó tập trung thực hiện Chỉ thị 42/CT-TW của Ban Bí thư; Luật sửa đổi bổ sung Luật Phòng, chống thiên tai; Luật Đê điều, Luật Phòng thủ dân sự và các văn bản hướng dẫn dưới Luật để đảm bảo việc thi hành pháp luật trong phòng, chống thiên tai. Thiên tai luôn biến động phức tạp, khó lường, vì vậy cần làm tốt việc rà soát, bổ sung, điều chỉnh hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để làm căn cứ triển khai công tác phòng, chống thiên tai đạt hiệu quả cao.

Ba là, làm tốt công tác dự báo, cảnh báo, theo dõi giám sát thiên tai. Nâng cao chất lượng dự báo, bảo đảm yêu cầu dự báo sớm, kịp thời, chính xác diễn biến thiên tai, sự cố, thảm họa. Tăng cường lắp đặt hệ thống theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng, thiết bị giám sát hành trình tàu thuyền trên biển, trạm theo dõi mưa, mực nước, camera giám sát hồ chứa, trọng điểm đê điều. Thường xuyên rà soát, cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng, dự báo dài hạn về thiên tai, nguồn nước.

Bốn là, đưa nội dung công tác phòng, chống thiên tai vào xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình, dự án đầu tư của các bộ, ngành, địa phương, nhất là các dự án phát triển hạ tầng cơ sở, giao thông, khu đô thị mới, khu dân cư tập trung. Nâng cao khả năng chống chịu của các công trình phòng, chống thiên tai và cơ sở hạ tầng. Hoàn thiện hệ thống thủy lợi, thủy điện; phát triển diện tích, nâng cao chất lượng rừng phòng hộ đầu nguồn và ven biển.

Năm là, đa dạng hóa việc huy động nguồn lực, đồng thời sử dụng hiệu quả nguồn lực theo đúng phân cấp, phân quyền. Huy động nguồn lực trong và ngoài nước trong phòng, chống thiên tai. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong cách thức quản lý, điều hành ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; xây dựng các công trình, ứng dụng khoa học công nghệ trong phòng, chống thiên tai.

Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả bão số 3 tại Quảng Ninh

Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả bão số 3 tại Quảng Ninh

Chiều 8/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đi kiểm tra tình hình thiệt hại, chỉ đạo triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục ...

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn kiểm tra công tác ứng phó với thiên tai tại Yên Bái

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn kiểm tra công tác ứng phó với thiên tai tại Yên Bái

Làm việc tại Yên Bái, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn biểu dương tỉnh đã kịp thời chỉ đạo và triển khai các văn bản ...

Bão tan, nước rút, TP. Hà Nội phát động toàn dân tham gia tổng vệ sinh môi trường

Bão tan, nước rút, TP. Hà Nội phát động toàn dân tham gia tổng vệ sinh môi trường

Sáng nay (14/9), TP. Hà Nội phát động phong trào toàn dân tham gia tổng vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả cơn bão ...

Cộng đồng người Việt Nam tại Kazakhstan chia sẻ với khó khăn của người dân Yên Bái sau cơn bão Yagi

Cộng đồng người Việt Nam tại Kazakhstan chia sẻ với khó khăn của người dân Yên Bái sau cơn bão Yagi

Hội người Việt tại Kazakhstan phối hợp với chính quyền địa phương trao tặng các suất quà cho người dân vùng lũ, các gia đình ...

Ủy ban Biên giới quốc gia thăm hỏi, động viên, tặng quà nhân dân huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn

Ủy ban Biên giới quốc gia thăm hỏi, động viên, tặng quà nhân dân huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn

Đoàn công tác của Ủy ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao đến thăm hỏi, động viên, tặng quà khắc phục hậu quả thiên ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Đọc thêm

Giá vàng hôm nay 18/1/2025: Giá vàng 'tăng tốc', sức hấp dẫn 'hồi sinh', thị trường lại hướng tới mức cao kỷ lục mới

Giá vàng hôm nay 18/1/2025: Giá vàng 'tăng tốc', sức hấp dẫn 'hồi sinh', thị trường lại hướng tới mức cao kỷ lục mới

Giá vàng hôm nay 18/1/2025: Giá vàng 'tăng tốc', sức hấp dẫn 'hồi sinh', thị trường lại hướng tới mức cao kỷ lục mới sau sự kiện 4 năm mới ...
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp các tập đoàn lớn của Ba Lan

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp các tập đoàn lớn của Ba Lan

Sáng ngày 17/1, tại thủ đô Warsaw, Ba Lan, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp đại diện các doanh nghiệp lớn của Ba Lan.
Giá tiêu hôm nay 18/1/2025: Thị trường biến động, khả năng Trung Quốc chờ đến vụ thu hoạch của Việt Nam để bắt đầu mua trở lại

Giá tiêu hôm nay 18/1/2025: Thị trường biến động, khả năng Trung Quốc chờ đến vụ thu hoạch của Việt Nam để bắt đầu mua trở lại

Giá tiêu hôm nay 18/1/2025 tại thị trường trong nước cơ bản ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 145.000 – 146.000 đồng/kg.
Lần đầu tiên, Brazil mở cửa cho phụ nữ tham gia nghĩa vụ quân sự

Lần đầu tiên, Brazil mở cửa cho phụ nữ tham gia nghĩa vụ quân sự

Việc phụ nữ đăng ký nghĩa vụ quân sự là chưa từng có ở Brazil, mặc dù phụ nữ đã tham gia quân ngũ chuyên nghiệp từ những năm 1980.
Dân số Trung Quốc tiếp tục xu hướng giảm

Dân số Trung Quốc tiếp tục xu hướng giảm

Dân số Trung Quốc đã giảm năm thứ ba liên tiếp vào năm 2024, các chuyên gia cũng cảnh báo xu hướng này sẽ gia tăng trong những năm tới.
33 nhà lãnh đạo thế giới thăm Kazakhstan trong năm 2024

33 nhà lãnh đạo thế giới thăm Kazakhstan trong năm 2024

Kazakhstan đã đón tiếp 33 nguyên thủ quốc gia và thủ tướng chính phủ, 4 nhà lãnh đạo, đại diện cấp cao của các tổ chức quốc tế lớn và ...
Cùng Hoa hậu H'hen Niê lan tỏa Tết yêu thương đến với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Cùng Hoa hậu H'hen Niê lan tỏa Tết yêu thương đến với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Viện nghiên cứu ứng dụng công nghệ và phát triển giáo dục tổ chức chương trình Tết sẻ chia, Tết yêu thương cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
Khởi động hai dự án trị giá 5,5 triệu USD giúp đẩy lùi bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ và trẻ em gái ở Việt Nam

Khởi động hai dự án trị giá 5,5 triệu USD giúp đẩy lùi bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ và trẻ em gái ở Việt Nam

Hai dự án mới do KOICA tài trợ sẽ giúp thúc đẩy những nỗ lực giải quyết vấn đề bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ và trẻ em gái ở Việt ...
Đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân

Đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu triển khai Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân
Nội chiến khốc liệt, hơn 2,7 triệu người miền Đông CHDC Congo buộc phải rời bỏ nhà cửa trong năm 2024

Nội chiến khốc liệt, hơn 2,7 triệu người miền Đông CHDC Congo buộc phải rời bỏ nhà cửa trong năm 2024

Các cuộc đụng độ giữa lực lượng chính phủ và phiến quân M23 tại tỉnh Bắc Kivu, CHDC Congo thời gian qua khiến hơn 100.000 người phải đi lánh nạn.
Khánh thành Ngôi nhà Ánh Dương tại tỉnh Hòa Bình hỗ trợ phụ nữ và trẻ em bị bạo lực

Khánh thành Ngôi nhà Ánh Dương tại tỉnh Hòa Bình hỗ trợ phụ nữ và trẻ em bị bạo lực

Nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới, giải quyết bạo lực trên cơ sở giới của Việt Nam được tái khẳng định khi ra mắt Ngôi nhà Ánh Dương tại tỉnh Hòa Bình
Khủng hoảng nhân đạo đáng báo động ở Sudan và Nam Sudan

Khủng hoảng nhân đạo đáng báo động ở Sudan và Nam Sudan

Ngày 6/1, Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Nam Sudan (UNMISS) bày tỏ quan ngại về sự gia tăng mạnh mẽ tình trạng bạo lực với dân thường.
Việt Nam thể hiện vai trò tiên phong khu vực trong công tác phòng, chống mua bán người

Việt Nam thể hiện vai trò tiên phong khu vực trong công tác phòng, chống mua bán người

Đó là nhận định của ông Jonathan Turley, Phó Giám đốc Văn phòng theo dõi và chống mua bán người (J/TIP) của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ khi thăm Việt Nam
Australia đồng hành cùng Việt Nam xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em, đem ánh dương cho cộng đồng

Australia đồng hành cùng Việt Nam xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em, đem ánh dương cho cộng đồng

Australia tái khẳng định cam kết hợp tác với Việt Nam xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em, thúc đẩy bình đẳng giới, đem ánh dương cho cộng đồng.
Trưởng đại diện UNFPA: Cảm nhận rõ nỗ lực mạnh mẽ nhằm chấm dứt bạo lực trên cơ sở giới của Việt Nam

Trưởng đại diện UNFPA: Cảm nhận rõ nỗ lực mạnh mẽ nhằm chấm dứt bạo lực trên cơ sở giới của Việt Nam

Trưởng đại diện UNFPA Matt Jackson bày tỏ ấn tượng trước quyết tâm của Việt Nam để thúc đẩy bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới.
Tích cực cùng Thái Nguyên thúc đẩy di cư an toàn vì lợi ích của tất cả mọi người

Tích cực cùng Thái Nguyên thúc đẩy di cư an toàn vì lợi ích của tất cả mọi người

Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự Phan Thị Minh Giang nêu giải pháp cho các địa phương, bao gồm Thái Nguyên, thúc đẩy di cư an toàn & triển khai Thỏa thuận GCM.
Công an tỉnh Thái Nguyên đẩy mạnh triển khai thực hiện Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Công an tỉnh Thái Nguyên đẩy mạnh triển khai thực hiện Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Thời gian qua, Công an tỉnh Thái Nguyên tích cực quản lý tình hình di cư & thực hiện Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (GCM)
Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Việt Nam

Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Việt Nam

Theo Trưởng Phái đoàn IOM, Việt Nam nằm trong số ít các nước có Kế hoạch triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự.
Lần đầu tiên, Brazil mở cửa cho phụ nữ tham gia nghĩa vụ quân sự

Lần đầu tiên, Brazil mở cửa cho phụ nữ tham gia nghĩa vụ quân sự

Việc phụ nữ đăng ký nghĩa vụ quân sự là chưa từng có ở Brazil, mặc dù phụ nữ đã tham gia quân ngũ chuyên nghiệp từ những năm 1980.
Sudan: Chiến tranh, nạn đói và nguy cơ 3,2 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng cấp tính

Sudan: Chiến tranh, nạn đói và nguy cơ 3,2 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng cấp tính

UNICEF đưa ra cảnh báo nghiêm trọng về cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Sudan, quốc gia đang bị chiến tranh và nạn đói hoành hành.
Mỹ: Người vô gia cư tăng 18% trong năm 2024

Mỹ: Người vô gia cư tăng 18% trong năm 2024

Bộ Nhà ở và Phát triển Đô thị Mỹ ước tính có 771.480 người vô gia cư chỉ trong một đêm vào tháng 1/2024, tăng 18% so với năm 2023.
Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông toàn cầu trên mạng xã hội với chủ đề 'Vạch trần thủ đoạn của những đối tượng đưa người di cư trái phép'.
Nga: Trẻ em nhập cư không biết tiếng Nga thì đừng đến trường!

Nga: Trẻ em nhập cư không biết tiếng Nga thì đừng đến trường!

Theo luật mới có hiệu lực từ ngày 1/4/2025, trẻ em nhập cư muốn nhập học các chương trình giáo dục phổ thông các cấp phải vượt qua kỳ thi năng lực tiếng Nga.
Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Ngày 4/12, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thái Lan cho biết các văn phòng đăng ký kết hôn trên cả nước sẽ chính thức làm thủ tục đăng ký kết hôn đồng giới.
Phiên bản di động