Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của EU, trong khi EU là đối tác thương mại lớn thứ hai của Trung Quốc. (Nguồn: Reuters) |
Số liệu chính thức cho thấy năm ngoái kim ngạch trao đổi thương mại giữa Trung Quốc với Liên minh châu Âu (EU) đã tăng 27,5% so với cùng kỳ năm trước lên 828,1 tỷ USD. Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của EU, trong khi EU là đối tác thương mại lớn thứ hai của Trung Quốc.
Trong một đánh giá, ngân hàng VP Bank Group có trụ sở tại Liechtenstein, cho rằng tình trạng tắc nghẽn trong chuỗi cung ứng và sự xuất hiện của biến thể Omicron đã làm chậm quá trình phục hồi kinh tế. Tuy nhiên, nhà kinh tế Thomas Gitzel, của VP Bank, tỏ ra lạc quan về triển vọng tăng trưởng của lĩnh vực ngoại thương Đức với đà phục hồi của chuỗi cung ứng và hậu cần giữa Đức và các đối tác thương mại lớn, đặc biệt là Trung Quốc.
John McLean, Chủ tịch Viện các Giám đốc (IoD) của Anh cho biết Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ ba của Anh và tính đến quý II/2021, quốc gia châu Á này chiếm 7,6% tổng thương mại của Anh, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, số liệu từ Hải quan Trung Quốc cho thấy trao đổi thương mại giữa Italy với Trung Quốc đã tăng 34,1% trong năm 2021. Massimiliano Tremiterra, người đứng đầu Cơ quan Thương mại Italy (ITA) tại thành phố Quảng Châu (Trung Quốc), nhận định kinh tế Trung Quốc tiếp tục duy trì đà tăng trưởng trong những năm đại dịch Covid-19 hoành hành. Do đó, Trung Quốc được coi là thị trường có tầm quan trọng hàng đầu đối với một quốc gia có định hướng xuất khẩu mạnh như Italy.
Ngày 1/3 /2022 sẽ đánh dấu một năm kể từ khi hiệp định Trung Quốc-EU về chỉ dẫn địa lý (GI) có hiệu lực. Hiệp định này được xây dựng nhằm cải thiện quan hê thương mại song phương đối với các sản phẩm nông sản và tăng cường quan hệ kinh tế Trung Quốc-EU.
Wolfgang Burtscher, quan chức cấp cao của Ủy ban châu Âu phụ trách nông nghiệp và phát triển nông thôn lưu ý rằng cả EU và Trung Quốc đều giàu nguồn lực về GI và việc thực hiện hiệp định có ý nghĩa to lớn đối với cả hai bên trong việc tăng cường bảo vệ GI, cải thiện sự công nhận của thị trường liên quan sản phẩm và tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn.
Theo ông Burtscher, EU sẵn sàng làm việc với Trung Quốc để mở rộng thương mại song phương đối với các sản phẩm nông nghiệp, mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp, người tiêu dùng và thúc đẩy kinh tế nông thôn.
Bên cạnh đó, Trung Quốc và châu Âu cũng có nhiều tiềm năng hợp tác trong các lĩnh vực như năng lượng sạch, kinh tế số, công nghiệp dịch vụ, cũng như chống lại các thách thức toàn cầu.
| Bất chấp thách thức, kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng ấn tượng, thương mại bùng nổ, vì sao? Trong khi Mỹ đau đầu với lạm phát cao nhất trong 40 năm, nhiều nước tăng trưởng chậm lại thì GDP Trung Quốc năm 2021 ... |
| Trung Quốc: GDP năm 2021 tăng trưởng ấn tượng, xuất hiện dấu hiệu giảm tốc Ngày 17/1, Tổng cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) công bố số liệu cho thấy, GDP trong năm 2021 của nước này đã ... |