Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Nga Vladimir Putin. (nguồn: CNN) |
| Căng thẳng Nga-Ukraine: Kịch bản cũ, ác mộng xưa |
Sau những phát ngôn và hành động của Tổng thống Mỹ Joe Biden và cộng sự trong thời gian vừa qua thể hiện quan điểm thái độ cứng rắn đối với Nga và Tổng thống Nga Vladimir Putin thì việc ông Biden điện đàm với ông Putin và đề nghị gặp mặt trực tiếp gây bất ngờ.
Mối quan hệ giữa hai nước hiện rất tồi tệ. Phía Mỹ cũng cảm nhận đang bị Nga thách thức trên một số phương diện và ở một số nơi trên thế giới về chính trị an ninh. Trong bối cảnh tình hình như thế, những bước đi ngoại giao mới nói trên của ông Biden đối với ông Putin chỉ có thể được luận giải với ba nguyên do sau đây.
Tin liên quan |
Điện đàm Biden-Putin: Tổng thống Mỹ muốn gặp mặt Tổng thống Nga sau 'lùm xùm phát ngôn', nói gì về Ukraine? |
Thứ nhất, ông Biden chủ ý giành về thế chủ động trong việc xử lý và dẫn dắt diễn biến mối quan hệ giữa Mỹ và Nga, như thế đồng nghĩa với việc đẩy ông Putin vào tình thế bị động đối phó.
Việc này đồng thời còn phục vụ mục tiêu khác nữa là chiếm lĩnh diễn đàn truyền thông và dư luận quốc tế để đổ hết mọi trách nhiệm về gây căng thẳng và đối đầu giữa hai bên cho phía Nga trong trường hợp đề nghị gặp ông Putin bị phía Nga cự tuyệt.
Thứ hai, ông Biden phải níu kéo Nga trong chừng mực nhất định để giải quyết những vấn đề đặt ra cho nước Mỹ mà nước Mỹ chỉ có thể giải quyết được với sự hợp tác xây dựng của Nga, như trong vấn đề giải trừ vũ khí hạt nhân, vấn đề Ukraine, Syria hay vấn đề hạt nhân của Iran.
Nói theo cách khác, ông Biden chủ trương cứng rắn với Nga nhưng lại không dám để mối quan hệ giữa hai bên bị đổ vỡ.
Thứ ba, ông Biden có nhu cầu thiết thực với việc phân rẽ Nga với Trung Quốc và những bên khác mà Nga và Trung Quốc đang tìm cách tập hợp nhau lại cùng đối phó Mỹ.
Cũng vì 3 nguyên do này mà phía Nga hiện không vội vàng tỏ ra mặn mà với mời chào trên của ông Biden. Hai người này rồi sẽ gặp nhau nhưng chưa phải bây giờ và cũng không phải sớm.