Bầu cử Đại biểu Quốc hội khoá XIV: Phát huy quyền dân chủ

Theo nguyên chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại quốc hội Vũ Mão, không khí dân chủ được thể hiện rất rõ trong việc không có các rào cản nào cho người tự ứng cử, cũng như trong các hoạt động vận động bầu cử, tiếp xúc cử tri…
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
bau cu dai bieu quoc hoi khoa xiv phat huy quyen dan chu Bầu cử Mỹ 2016: Nhiều ứng viên cho vị trí "số hai"
bau cu dai bieu quoc hoi khoa xiv phat huy quyen dan chu Cuộc song đấu bắt đầu

Bắt đầu làm đại biểu quốc hội từ năm 1987, từng làm Tổng thư ký Hội đồng Bầu cử TW nên nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội hiểu rất rõ về những điểm mới và những hạn chế của công tác bầu cử đại biểu cho cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước nhưng lại là đại diện cho tiếng nói của người dân. Trao đổi với phóng viên TG&VN, ông Vũ Mão đề cập đến nhiều điểm mới nhưng cũng không ngần ngại chỉ ra những bất cập trong công tác bầu cử Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khoá XIV.

Coi trọng dân chủ, công khai

Xin ông cho biết những điểm mới của cuộc bầu cử  Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khoá XIV, nhiệm kỳ 2016 - 2021?

Thứ nhất, cuộc bầu cử năm nay diễn ra trong bối cảnh Hiến pháp 2013 và Luật Bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp đã được thông qua, hơn nữa Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII vừa mới kết thúc với chủ trương tiếp tục phát huy tinh thần đổi mới, dân chủ và cởi mở.

bau cu dai bieu quoc hoi khoa xiv phat huy quyen dan chu

Bên cạnh những thuận lợi đó thì cuộc bầu cử lần này cũng diễn ra vào thời điểm khi người dân đang có nhiều tâm tư trước tình hình phát triển kinh tế của đất nước liên quan đến vấn đề nợ công, tham nhũng tiêu cực... Thêm nữa, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, một số hiện tượng xấu trong xã hội chưa ngăn chặn được nên cử tri cũng có những trăn trở.

Điểm mới thứ hai là chúng ta tiếp tục đẩy mạnh, phát huy tinh thần dân chủ trong cuộc bầu cử để tạo nên không khí phấn khởi và tin tưởng trong nhân dân.

Thứ ba, chúng ta coi trọng hơn đến quyền con người nên trong cuộc bầu cử này, những người bị tạm giữ, tạm giam, chưa bị mất quyền công dân được quyền tham gia bầu cử.

Thứ tư, chúng ta đã chú trọng hơn công tác thông tin tuyên truyền cũng như công tác đảm bảo an ninh cho cuộc bầu cử, kịp thời làm rõ đơn thư khiếu nại đối với những người ứng cử.

Đánh giá của ông về tính công khai, dân chủ trong công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử?

Quan điểm nhất quán trong các văn bản pháp luật và trong chỉ đạo là coi trọng dân chủ, công khai và minh bạch. Điều đó thể hiện ở các khía cạnh như: đối tượng được tham gia ứng cử rất rộng, đặc biệt những người được quyền tự ứng cử không bị ràng buộc với các điều kiện nào. Chúng ta cũng phát huy truyền thống của các cuộc bầu cử trước đây như luôn tạo điều kiện cho người dân tham gia đóng góp ý kiến cho các ứng cử viên.

Bên cạnh đó, trong các cuộc tiếp xúc cử tri, các chương trình hành động của người ứng cử, tự ứng cử được trình bày công khai, minh bạch và rõ ràng. Người dân cũng được trình bày thoải mái ý kiến của mình và nhiều cuộc tiếp xúc được các phương tiện truyền thông đưa tin.

bau cu dai bieu quoc hoi khoa xiv phat huy quyen dan chu
Ông Vũ Mão đang trao đổi với phóng viên.

Thêm điều kiện đối với người tự ứng cử

Vậy theo ông, công tác bầu cử quốc hội hiện đang có những hạn chế gì?

Chúng ta cũng có một số vấn đề cần lưu ý, cần được nghiên cứu để sau này bổ sung cho các văn bản pháp luật.

Thứ nhất là với người tự ứng cử. Nhiều người cho rằng việc cho phép người dân tự ứng cử là một khía cạnh quan trọng của dân chủ. Tuy nhiên, điều đó cũng thể hiện ở góc độ nào đấy, có phần rộng rãi quá. Một số nước quy định các điều kiện nhất định cho người tự ứng cử như phải thu thập được một số lượng nhất định chữ ký ủng hộ thì mới được tự ứng cử. Với các quy định khá “thoáng” đối với người tự ứng cử như hiện nay, trong một số cuộc họp, cử tri phân tích thẳng thắn những thiếu sót của người tự ứng cử và cảm thấy họ không xứng đáng. Hiện tượng ấy là chuyện bình thường nhưng cũng có ai đấy lợi dụng vu cáo, cho rằng người tự ứng cử bị đấu tố. Theo tôi tới đây cần phải bổ sung vào các văn bản pháp luật về điều kiện tối thiểu với người tự ứng cử.

Thứ hai là thời gian ứng cử viên tiếp xúc với cử tri quá ít và số lượng cử tri được tiếp xúc cũng không nhiều, nơi nhiều nhất không quá 2% và nhiều nơi chỉ chưa đầy 1%.

Trên các băng rôn tuyên truyền cho bầu cử có đề cập đến việc đi bầu cử Quốc hội là quyền lợi của mỗi người dân. Nhưng không phải ai cũng ý thức được quyền của mình?

Chúng ta hãy nhìn lại cuộc Tổng tuyển cử ngày 6/1/1946. Hoàn cảnh nước ta lúc đó rất khó khăn, ngàn cân treo sợi tóc. Nhưng người dân rất phấn khởi, hồ hởi đi bầu cử. Đối với người dân lúc đó, đi bầu cử là biểu hiện của lòng yêu nước. Vào thời điểm đó, công tác tuyên truyền bầu cử cũng rất được chú trọng. Bác Hồ đưa ra nhiều lời tuyên tuyên bố đi vào lòng người. Điều đó có tác dụng tuyên truyền bầu cử và có tác động rất lớn đến người dân. Các cán bộ Việt Minh đến từng nhà dân để vận động, tuyên truyền bầu cử.

bau cu dai bieu quoc hoi khoa xiv phat huy quyen dan chu
Người dân đi bầu cử Quốc hội, HĐND các cấp.

Đến nay, mặc dù vẫn nói rằng ngày bầu cử là Ngày hội toàn dân nhưng tôi thấy không khí vẫn hơi trầm, còn thiếu sự náo nức của người dân như cuộc Tổng tuyển cử năm 1946. Dù hiện nay có nhiều phương tiện truyền thông hơn ngày xưa nhưng công tác tuyên truyền còn thiếu chiều sâu nên mức độ hiểu biết về cuộc bầu cử của người dân còn ít. Nhiều người dân không có điều kiện tìm hiểu sâu về các ứng cử viên. Ở Hà Nội, nhiều gia đình đã nhận được danh sách trích ngang của các ứng cử viên, nhưng lại chưa có chương trình hành động của các ứng viên. Đáng lẽ, các tổ dân cư cần tổ chức cho các cử tri mạn đàm về các ứng cử viên để họ nắm chắc về những người mình sẽ lựa chọn trước khi đi bầu thì tốt hơn.

Tôi cho rằng, đi bầu là quyền lợi nhưng cũng cần nhận thức đây còn là nghĩa vụ của các cử tri; mà đã là pháp luật thì ai không đi bầu sẽ là vi phạm pháp luật. 

Trong quá trình vận động bầu cử, các ứng cử viên đưa ra các chương trình hành động để thu hút sự tín nhiệm của cử tri, vậy chúng ta đã có các hình thức nào để đánh giá, giám sát chương trình hành động của họ khi đã trúng cử, thưa ông?

Theo tôi, hầu hết các ứng của viên đã chuẩn bị tốt chương trình hành động nhưng chưa có nhiều thời gian để trình bày. Mặt khác, các cử tri cũng chưa có đủ thời gian để đóng góp ý kiến. Pháp luật quy định hàng năm các đại biểu phải báo cáo việc thực hiện Chương trình hành động trước cử tri, tuy nhiên, việc thực hiện chưa nghiêm túc. Nguyên nhân ở đây là do các cơ quan có trách nhiệm chưa quan tâm tổ chức và chưa đòi hỏi cao với các vị đại biểu.

Muốn có chuyển biến mạnh về nội dung này, tôi nghĩ rằng, Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc từ Trung ương đến các địa phương cần làm tốt chức năng của mình.

Hơn nữa, tôi đề  nghị nghiên cứu đề ra các tiêu chí rõ ràng để cử tri đánh giá chất lượng của đại biểu. Nhiều cử tri thường có xu hướng đánh giá các đại biểu bằng số lần phát biểu ở kỳ họp. Điều đó đúng một phần nhưng vẫn chưa đủ. Một số đại biểu ít phát biểu thì bị đánh giá thấp, tôi cho rằng cũng có phần hơi “oan”. Vì thế, cùng với việc mỗi đại biểu phải cố gắng để xuất hiện nhiều hơn trên diễn đàn Quốc hội thì đòi hỏi cơ quan điều hành cũng cần đổi mới hơn nữa phương thức làm việc để có nhiều đại biểu đước phát biểu, được tham gia thảo luận các vấn đề quan trọng của quốc gia.

Xin cảm ơn ông!

bau cu dai bieu quoc hoi khoa xiv phat huy quyen dan chu Philippines: Chính sách ngoại giao của tân Tổng thống có khác biệt?

Ông Rodrigo Duterte được cho là sẽ có đường lối chính sách ngoại giao tự nhiên chủ nghĩa khi nhậm chức Tổng thống kế nhiệm ...

bau cu dai bieu quoc hoi khoa xiv phat huy quyen dan chu Bầu cử Mỹ 2016: Cuộc chiến đã cân sức!

Kết quả thăm dò ngày 11/5 cho thấy, có đến 40% cử tri Mỹ muốn ông Donald Trump làm Tổng thống - so với 41% ...

bau cu dai bieu quoc hoi khoa xiv phat huy quyen dan chu Philippines: Khi những nhân vật cứng rắn quay trở lại

Kết quả bầu cử Tổng thống Philippines cho thấy người dân Philippines đã đặt niềm tin của họ vào một nhà lãnh đạo với những ...

Vân Hồ (thực hiện)

Đọc thêm

Việt Nam-Trung Quốc tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp

Việt Nam-Trung Quốc tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp

Chiều 19/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Hạ Vinh cùng đoàn đại biểu Bộ Tư pháp Trung Quốc.
XSHCM 20/4, trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 20/4/2024. XSHCM thứ 7

XSHCM 20/4, trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 20/4/2024. XSHCM thứ 7

XSHCM 20/4 - Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay - XSHCM 20/4/2024. xổ số thành phố. kết quả xổ số Hồ Chí Minh ngày ...
Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN kêu gọi chấm dứt bạo lực tại biên giới Myanmar

Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN kêu gọi chấm dứt bạo lực tại biên giới Myanmar

Tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình bạo lực leo thang tại Myanmar, nhất là ở bang Kayin và Rakhine.
Vietlott 20/4, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 7 ngày 20/4/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 20/4, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 7 ngày 20/4/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 20/4 - Vietlott Power 20/4. Trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay thứ 7 ngày 20/4/2024. xo so Vietlott 655 hôm nay. xs Power hom nay.
XSHG 20/4, trực tiếp kết quả xổ số Hậu Giang hôm nay 20/4/2024. KQXSHG thứ 7

XSHG 20/4, trực tiếp kết quả xổ số Hậu Giang hôm nay 20/4/2024. KQXSHG thứ 7

XSHG 20/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Hậu Giang hôm nay - XSHG 20/4/2024. Ket qua xo so Hau Giang. kết quả xổ số Hậu Giang ngày 20 ...
XSLA 20/4, trực tiếp kết quả xổ số Long An hôm nay 20/4/2024 - KQXSLA thứ 7

XSLA 20/4, trực tiếp kết quả xổ số Long An hôm nay 20/4/2024 - KQXSLA thứ 7

XSLA 20/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Long An nhanh nhất hôm nay - XSLA 20/4/2024. ket qua xo so Long An. kết quả xổ số Long An ...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động