Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ I): 'Viết lại' trật tự quyền lực

Phòng Nghiên cứu châu Phi, Viện Nghiên cứu Nam Á, Tây Á và châu Phi
Năm 2024 là “năm siêu bầu cử” của châu Phi với 18 nước có kế hoạch tổ chức tổng tuyển cử, đánh dấu sự tiến bộ của nền dân chủ và thay đổi chính trị lớn của nhiều quốc gia tại châu lục này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

"Làn gió mới" trong cấu trúc chính trị

Trong năm 2024, có 18 nước lập kế hoạch tổ chức tổng tuyển cử, chiếm hơn 1/3 tổng số quốc gia châu Phi, với dân số gần 500 triệu người, bao trùm đầy đủ các tiểu khu vực: Nam Phi (5 quốc gia), Bắc Phi (2 quốc gia), Tây Phi (7 quốc gia), Đông Phi (3 quốc gia) và Trung Phi (1 quốc gia).

Cấu trúc các quốc gia tổ chức bầu cử đa dạng, có cả các chủ thể kinh tế mạnh của khu vực như Nam Phi và Algeria, cũng như những quốc gia tương đối kém phát triển như Nam Sudan và Burkina Faso; các nước châu Phi nói tiếng Anh và tiếng Pháp...

Xét theo kết quả bầu cử cuối cùng, ngoại trừ 5 nước hoãn bầu cử, 13 nước đã tổ chức bầu cử suôn sẻ. Trong số đó, 7 quốc gia có lãnh đạo đương nhiệm tái đắc cử, 6 quốc gia bầu lãnh đạo mới, 4 quốc gia có ứng cử viên đối lập lên nắm quyền.

Các sự kiện bầu cử năm 2024 ở châu Phi được xem là một bước tiến lịch sử trong thúc đẩy tính minh bạch và cạnh tranh chính trị. Sau bầu cử, rất nhiều nhà lãnh đạo trẻ, có tư duy đổi mới đã lên nắm quyền, đại diện cho một thế hệ mới với định hướng chính sách nhấn mạnh vào lợi ích quốc gia, chủ quyền, độc lập trước ảnh hưởng nước ngoài.

Có thể nói, năm 2024, châu Phi chứng kiến nhiều thay đổi đáng kể trong cấu trúc chính trị, phản ánh sự trưởng thành và khả năng điều chỉnh của hệ thống chính trị khu vực.

Phòng Nghiên cứu Châu Phi Viện Nghiên cứu Nam Á, Tây Á và Châu Phi
Quá trình dân chủ hóa, sự xuất hiện của nhiều nhà lãnh đạo mới, gia tăng tính cạnh tranh trong chính trị đã củng cố niềm tin của người dân các quốc gia châu Phi. (Nguồn: Pan Africa Review)

Tại nhiều quốc gia then chốt, lần đầu tiên các đảng cầm quyền lâu đời đối mặt với thách thức lớn khi phải chuyển giao quyền lực cho những đảng đối lập. Ở Nam Phi, đảng Đại hội dân tộc Phi (ANC) "thống trị" chính trường suốt ba thập kỷ, giờ đây đã không còn giữ được quyền kiểm soát tuyệt đối tại Quốc hội sau cuộc bầu cử cạnh tranh khốc liệt.

Tương tự, tại Botswana, đảng Dân chủ Botswana, vốn là đảng lãnh đạo từ khi nước này độc lập năm 1966, đã mất quyền lực vào tay liên minh đối lập. Những sự kiện này đánh dấu bước ngoặt lịch sử, mở ra cơ hội cho các đảng phái khác tham gia sâu hơn vào việc hoạch định chính sách.

Ở nhiều quốc gia khác, cấu trúc chính trị cũng ngày càng linh hoạt và phản ánh tốt hơn nhu cầu của người dân. "Làn gió mới" này thể hiện ở vai trò của các đảng đối lập dần được nâng cao, minh chứng qua các chiến thắng mang tính lịch sử tại Ghana, Botswana, Mozambique; sự thay đổi quyền lực thể hiện qua việc hình thành các liên minh chính trị mới. Ở Mauritius và Ghana, quá trình chuyển giao quyền lực diễn ra hòa bình, minh bạch, củng cố niềm tin của người dân vào hệ thống bầu cử dân chủ.

Tin liên quan
Tổng thư ký Guterres: Duy trì hoà bình trên khắp châu Phi là một trong những nhiệm vụ cốt lõi của LHQ Tổng thư ký Guterres: Duy trì hoà bình trên khắp châu Phi là một trong những nhiệm vụ cốt lõi của LHQ

Ở cấp khu vực, cấu trúc quyền lực cũng được tái định hình mạnh mẽ. Việc 3 quốc gia Mali, Burkina Faso và Niger tuyên bố thành lập "Liên bang các quốc gia Sahel" đánh dấu nỗ lực mới nhằm tăng cường hội nhập chính trị, kinh tế, quân sự trong bối cảnh bất đồng với Cộng đồng kinh tế Tây Phi ECOWAS. Mặc dù còn một số vướng mắc, bước đi này thể hiện quyết tâm của các quốc gia trong việc định hình tương lai khu vực theo hướng tự chủ hơn.

Nhìn chung, những thay đổi trong cấu trúc chính trị của châu Phi năm 2024 đã phản ánh sự chuyển biến sâu sắc của khu vực. Quá trình dân chủ hóa, sự xuất hiện của những nhà lãnh đạo mới, gia tăng tính cạnh tranh trong chính trị đã củng cố niềm tin của người dân vào các thể chế và tiến trình cải cách. Đây là nền tảng quan trọng để châu Phi đối mặt với những thách thức và hướng đến sự phát triển bền vững trong tương lai.

Gia tăng các cam kết an ninh

Trong năm 2024, các tổ chức khu vực và quốc tế tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ châu Phi đối mặt với các vấn đề an ninh phức tạp. Những nỗ lực này thể hiện qua các sứ mệnh gìn giữ hòa bình, hỗ trợ chống khủng bố và thúc đẩy các sáng kiến hòa giải tại những điểm nóng của khu vực.

Ngoài ra, sự hỗ trợ của các tổ chức khu vực như Cộng đồng phát triển miền Nam châu Phi (SADC) và Cộng đồng Đông Phi (EAC) cũng góp phần "trấn an" châu lục này. Tại Đông Congo, sự tham gia của Lực lượng gìn giữ hòa bình từ SADC giúp tăng cường khả năng đối phó với các nhóm vũ trang như Phong trào M23. Có thể nói, đây là sự kế thừa từ những nỗ lực trước đó của quân đội thuộc Cộng đồng Đông Phi (EAC), với mong muốn tạo ra một mặt trận hợp tác giữa các quốc gia khu vực nhằm ngăn chặn bạo lực leo thang.

Phái bộ hỗ trợ và ổn định của Liên minh châu Phi tại Somalia (AUSSOM) cũng đang hỗ trợ củng cố năng lực chống khủng bố cho chính quyền liên bang Somalia. Liên hợp quốc, Liên minh châu Âu, Ai Cập và Kenya đã cam kết cung cấp nguồn lực tài chính, nhân lực và vật lực hỗ trợ AUSSOM. Những nỗ lực này không chỉ giúp đào tạo lực lượng an ninh mà còn tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết để đảm bảo an ninh lâu dài.

Phòng Nghiên cứu Châu Phi Viện Nghiên cứu Nam Á, Tây Á và Châu Phi
Phái bộ hỗ trợ và ổn định của Liên minh châu Phi tại Somalia (AUSSOM) đang hỗ trợ chính quyền liên bang Somalia củng cố năng lực chống khủng bố. (Nguồn: Somalia Guardian)

Đáng chú ý, các nỗ lực hòa giải quốc tế cũng đạt nhiều tiến bộ trong việc giảm căng thẳng khu vực. Tiêu biểu, dưới sự trung gian của Thổ Nhĩ Kỳ, Ethiopia và Somalia đã ký thỏa thuận tạm gác lại các bất đồng để thúc đẩy hợp tác khu vực. Tương tự, Angola đóng vai trò trung gian trong tái khởi động đàm phán hòa bình giữa CHDC Congo và Rwanda, dù kết quả vẫn chưa rõ ràng.

Bên cạnh đó, kinh tế châu Phi cũng "chứng kiến" nhiều điểm sáng trong năm 2024. Theo báo cáo “Tình hình và triển vọng kinh tế thế giới” (The World Economic Situation and Prospects - WESP), tăng trưởng kinh tế châu Phi năm 2024 ước tính đạt 3,4%. Động lực tăng trưởng chính đến từ sự phục hồi của ba nền kinh tế lớn tại khu vực là Ai Cập, Nigeria và Nam Phi.

Về cơ cấu tăng trưởng ở tiểu khu vực, Đông Phi đạt tốc độ nhanh hơn các tiểu vùng khác. Điều này là do Ethiopia, Kenya, Rwanda, Uganda, Tanzania duy trì mức tăng trưởng GDP tương đối cao, lượng cầu nội địa bền vững, du lịch quốc tế phục hồi mạnh.

Tăng trưởng ở Trung Phi thấp hơn so với các tiểu vùng khác do Chad, Guinea Xích đạo, Gabon trì trệ trong sản xuất dầu thô; trong khi Cộng hòa Trung Phi đang phục hồi chậm hơn.

Những chuyển biến trong cấu trúc chính trị châu Phi năm 2024 cho thấy, không chỉ phản ánh xu hướng dân chủ hóa mạnh mẽ mà còn mở ra cơ hội định hình lại quyền lực trong khu vực. Sự xuất hiện của các nhà lãnh đạo mới, sự trỗi dậy của các đảng đối lập, cùng với nỗ lực tăng cường hợp tác khu vực đang tạo nên một "làn gió mới" trên chính trường châu lục. Dù vẫn đối mặt với nhiều thách thức, những bước tiến này là nền tảng quan trọng để châu Phi hướng tới một tương lai ổn định, phát triển và tự chủ hơn.

(Còn tiếp)

Châu Phi chuẩn bị cho việc đưa quân tới Somalia

Châu Phi chuẩn bị cho việc đưa quân tới Somalia

Mới đây, các bộ trưởng quốc phòng Liên minh châu Phi (AU) đã kết thúc cuộc họp kéo dài 2 ngày để thảo luận chi ...

Sudan đang đối mặt với thảm họa nhân đạo lớn nhất thế giới

Sudan đang đối mặt với thảm họa nhân đạo lớn nhất thế giới

Theo Liên hợp quốc, Sudan đang phải đối mặt thảm họa nhân đạo lớn nhất thế giới và nếu xung đột không chấm dứt, hàng ...

Báo động tình trạng mất an ninh lương thực cấp tính ở Somalia

Báo động tình trạng mất an ninh lương thực cấp tính ở Somalia

Theo Chương trình Lương thực Thế giới (WFP), hiện có khoảng 3,4 triệu người ở Somalia đang phải đối mặt với tình trạng mất an ...

Tìm về nơi 'máu hai dân tộc Việt Nam-Algeria hoà làm một'

Tìm về nơi 'máu hai dân tộc Việt Nam-Algeria hoà làm một'

Sáng nay 7/3, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Algeria tại Việt Nam tổ chức thăm và dâng hương tưởng niệm các ...

Bài viết cùng chủ đề

Cửa sổ Trung Đông - châu Phi

Đọc thêm

Cách phục hồi ảnh cũ bằng AI miễn phí nhanh chóng, dễ thực hiện

Cách phục hồi ảnh cũ bằng AI miễn phí nhanh chóng, dễ thực hiện

Phục hồi ảnh cũ bằng AI miễn phí là giải pháp cho những ai muốn tái hiện lại hình ảnh xưa mà không cần quá nhiều kỹ năng chỉnh sửa ...
Tạo hình thẻ đồ chơi bằng AI phong cách mừng lễ 30/4 độc đáo

Tạo hình thẻ đồ chơi bằng AI phong cách mừng lễ 30/4 độc đáo

Tạo hình thẻ đồ chơi mừng lễ 30/4 đang được cộng đồng hưởng ứng sôi nổi nhân kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. ...
Samsung chốt lịch phát hành One UI 7 tại Việt Nam vào cuối tháng 4/2025

Samsung chốt lịch phát hành One UI 7 tại Việt Nam vào cuối tháng 4/2025

Người dùng điện thoại và máy tính bảng Samsung tại Việt Nam sắp được trải nghiệm One UI 7 – bản cập nhật phần mềm mới nhất dựa trên Android ...
Samsung sẽ sản xuất bộ đôi smartphone màn hình gập mới vào tháng 5/2025

Samsung sẽ sản xuất bộ đôi smartphone màn hình gập mới vào tháng 5/2025

Các báo cáo trong thời gian gần đây cho biết, Samsung đang phát triển các mẫu smartphone màn hình gập mới và dự kiến đưa vào sản xuất hàng loạt ...
Cách sử dụng Animoto để tạo video ngắn đơn giản, nhanh chóng

Cách sử dụng Animoto để tạo video ngắn đơn giản, nhanh chóng

Trong các ứng dụng sản xuất video hiện này, việc sử dụng Animoto được nhiều người dùng quan tâm hơn cả. Ứng dụng này thu hút bởi giao diện đơn ...
Chủ tịch nước gặp đại diện các hội đoàn, doanh nhân, trí thức và cộng đồng người Việt Nam tại Lào

Chủ tịch nước gặp đại diện các hội đoàn, doanh nhân, trí thức và cộng đồng người Việt Nam tại Lào

Chủ tịch nước bày tỏ tin tưởng cộng đồng người Việt tại Lào sẽ trở thành cầu nối vững chắc và trực tiếp vun đắp quan hệ hữu nghị đặc ...
Mỹ đổ dồn hàng chục F-16 đến Hàn Quốc hòng lập 'phi đội siêu cấp', quyết định duy trì nhóm tham vấn hạt nhân song phương

Mỹ đổ dồn hàng chục F-16 đến Hàn Quốc hòng lập 'phi đội siêu cấp', quyết định duy trì nhóm tham vấn hạt nhân song phương

31 máy bay tiêm kích F-16 và khoảng 1.000 quân nhân Mỹ sẽ tới căn cứ không quân Osan của Hàn Quốc trong kế hoạch thành lập phi đội siêu cấp.
Ngoại trưởng Nga: Moscow sẵn sàng đạt thỏa thuận, Tổng thống Trump có lẽ là người duy nhất trên Trái đất nhận ra một nhu cầu

Ngoại trưởng Nga: Moscow sẵn sàng đạt thỏa thuận, Tổng thống Trump có lẽ là người duy nhất trên Trái đất nhận ra một nhu cầu

Nga sẵn sàng ký kết thỏa thuận giải quyết xung đột ở Ukraine, nhưng đang giải quyết một số điều khoản chưa được thống nhất.
Căng thẳng leo thang, binh lính Pakistan và Ấn Độ đấu súng dữ dội, LHQ khẩn cấp ra mặt

Căng thẳng leo thang, binh lính Pakistan và Ấn Độ đấu súng dữ dội, LHQ khẩn cấp ra mặt

Các binh sĩ Pakistan và Ấn Độ đã đấu súng dọc theo đường biên giới trên thực tế phân chia các vùng lãnh thổ ở Kashmir do hai bên kiểm soát.
Vụ rò rỉ tin mật ở Bộ Quốc phòng Mỹ: Giám đốc Tình báo quốc gia yêu cầu điều tra, Chánh văn phòng Lầu Năm Góc từ chức

Vụ rò rỉ tin mật ở Bộ Quốc phòng Mỹ: Giám đốc Tình báo quốc gia yêu cầu điều tra, Chánh văn phòng Lầu Năm Góc từ chức

Hai vụ rò rỉ thông tin mật về quân sự khiến Bộ Quốc phòng Mỹ đang đứng trước những câu hỏi lớn từ dư luận.
Căng thẳng Ấn Độ-Pakistan: Islamabad tung loạt hành động trả đũa, cảnh báo xung đột nguồn nước, hai bên cùng thử tên lửa

Căng thẳng Ấn Độ-Pakistan: Islamabad tung loạt hành động trả đũa, cảnh báo xung đột nguồn nước, hai bên cùng thử tên lửa

Căng thẳng Ấn Độ-Pakistan leo thang nhanh chóng sau vụ tấn công khủng bố ở Pahalgam, vùng lãnh thổ liên bang Jammu và Kashmir, khiến 26 người thiệt mạng.
Xung đột ở Dải Gaza: Dù nối lại đàm phán, Israel vẫn quyết mở rộng tấn công, thừa nhận... bắn nhầm cơ sở LHQ

Xung đột ở Dải Gaza: Dù nối lại đàm phán, Israel vẫn quyết mở rộng tấn công, thừa nhận... bắn nhầm cơ sở LHQ

Nếu không có thỏa thuận giải cứu con tin trong tương lai gần, quân đội Israel sẽ mở rộng đáng kể cuộc tấn công ở Dải Gaza chống lại Hamas.
Bất ngờ chiến lược trong quan hệ quốc tế và một số hàm ý chính sách

Bất ngờ chiến lược trong quan hệ quốc tế và một số hàm ý chính sách

Bất ngờ chiến lược đang nổi lên như một trong những vấn đề then chốt trong quan hệ quốc tế đương đại, đặc biệt trong bối cảnh trật tự thế giới đang trải qua biến ...
Lời giải khó cho bài toán hạt nhân Iran

Lời giải khó cho bài toán hạt nhân Iran

Cuộc gặp đầu tiên sau nhiều năm giữa Mỹ và Iran tại Oman bàn về thỏa thuận hạt nhân cho dù chưa như kỳ vọng, nhưng cho thấy thiện chí...
Tín hiệu mới từ Damascus

Tín hiệu mới từ Damascus

Những hoạt động ngoại giao dồn dập cho thấy quyết tâm của Damascus mới trong việc “phá băng” quan hệ với khu vực.
Thủ tướng Israel thăm Mỹ: Nhiều kỳ vọng, ít kết quả

Thủ tướng Israel thăm Mỹ: Nhiều kỳ vọng, ít kết quả

Tờ Times of Israel đánh giá chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Benjamin Netanyahu không mang lại nhiều kết quả tích cực như kỳ vọng.
Pháp-Ai Cập: Thắt chặt song phương, thúc đẩy hòa bình

Pháp-Ai Cập: Thắt chặt song phương, thúc đẩy hòa bình

Chuyến thăm của Tổng thống Emmanuel Macron tới Ai Cập thể hiện vai trò tích cực của Pháp trong việc tìm kiếm giải pháp cho các thách thức khu vực.
Thượng đỉnh BIMSTEC 2025: Linh hoạt trong bối cảnh mới

Thượng đỉnh BIMSTEC 2025: Linh hoạt trong bối cảnh mới

Hội nghị thượng đỉnh BIMSTEC lần thứ sáu diễn ra tại Thái Lan trong bối cảnh khu vực và thế giới có nhiều thay đổi.
Truyền thông Lào đề cao ý nghĩa chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường

Truyền thông Lào đề cao ý nghĩa chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường

Truyền thông Lào đề cao ý nghĩa quan trọng của chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường đến Lào.
Truyền thông Ấn Độ: Việt Nam đang trở thành tâm điểm đối thoại của thế giới về tăng trưởng xanh

Truyền thông Ấn Độ: Việt Nam đang trở thành tâm điểm đối thoại của thế giới về tăng trưởng xanh

Việc đăng cai Hội nghị thượng đỉnh P4G 2025 là bước đi chiến lược mang tính kịp thời và có ý nghĩa quan trọng.
Đàm phán Mỹ-Iran: Phía trước là cánh cửa hẹp, phía sau là bầu trời rộng lớn

Đàm phán Mỹ-Iran: Phía trước là cánh cửa hẹp, phía sau là bầu trời rộng lớn

Mỹ và Iran thể hiện thiện chí đàm phán giảm leo thang căng thẳng. Với thực tế diễn ra trong 6 năm qua, cánh cửa đàm phán này không dễ dàng.
Truyền thông Trung Quốc đưa đậm nét về quan hệ Việt-Trung

Truyền thông Trung Quốc đưa đậm nét về quan hệ Việt-Trung

Đây là chuyến thăm thứ tư của Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình tới Việt Nam sau các chuyến thăm cấp Nhà nước vào các năm 2015, 2017 và 2023.
Đừng để cha mẹ phải chịu hậu quả của việc lạm dụng mạng xã hội

Đừng để cha mẹ phải chịu hậu quả của việc lạm dụng mạng xã hội

Paul Diệp và Stephen Tsang cho rằng, cộng đồng cần chung tay giải quyết vấn đề khi tác động đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người trẻ tuổi trở nên đáng báo ...
Hội nghị Ngoại trưởng NATO: Cơ hội giải tỏa, đưa 'tình anh em' trở lại quỹ đạo

Hội nghị Ngoại trưởng NATO: Cơ hội giải tỏa, đưa 'tình anh em' trở lại quỹ đạo

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Marco Rubio tại Hội nghị Ngoại trưởng NATO được kỳ vọng là tín hiệu về cam kết của Mỹ và hàn gắn liên minh.
Phiên bản di động