Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ II): Vẫn còn lắm bỏ ngỏ, nhiều đau thương

PHÒNG NGHIÊN CỨU CHÂU PHI, VIỆN NGHIÊN CỨU NAM Á, TÂY Á VÀ CHÂU PHI
Bên cạnh những tiến bộ quan trọng trong chính trường với 18 cuộc bầu cử được tổ chức, châu Phi vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức về an ninh, xung đột nội bộ và can thiệp từ bên ngoài.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ I):

Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ I): 'Viết lại' trật tự quyền lực

"Vật lộn” giữa ổn định và bất ổn

Châu Phi hiện đang trải qua một giai đoạn biến động lớn về thể chế, với sự giao thoa giữa xu hướng dân chủ hóa với bất ổn chính trị, đảo chính quân sự. Dân chủ hóa tại châu Phi là một quá trình đầy biến động, nhiều quốc gia vẫn duy trì hệ thống chính trị phi dân chủ hoặc đang trong giai đoạn chuyển đổi chưa hoàn thiện. Một số chính phủ bị cáo buộc gian lận bầu cử, sử dụng bộ máy nhà nước nhằm đàn áp phe đối lập hoặc hạn chế quyền tự do báo chí, bất chấp việc Liên hợp quốc và Liên minh châu Phi (AU) kêu gọi cải thiện tính minh bạch trong quá trình bầu cử, cũng như tăng cường vai trò giám sát quốc tế.

Bên cạnh đó, tình trạng đảo chính quân sự vẫn là một vấn đề nhức nhối. Trong giai đoạn 2020-2023, có 8 cuộc đảo chính diễn ra tại các quốc gia như Mali, Guinea, Burkina Faso, Niger, Sudan... Dù AU đã ban hành các biện pháp trừng phạt nhằm hạn chế các chính quyền quân sự song thực tế cho thấy nhiều chính phủ do quân đội kiểm soát vẫn duy trì quyền lực và không có kế hoạch chuyển giao cho chính quyền dân sự. Do vậy, xu hướng này tiếp tục gây lo ngại ở khu vực.

Hơn hết, khủng hoảng chính trị nội bộ diễn ra ở một số quốc gia tiến hành bầu cử đã “thách thức” niềm tin của người dân vào tiến trình dân chủ hóa. Dù nhìn chung các cuộc bầu cử tiến hành suôn sẻ nhưng vẫn có tình trạng khủng hoảng chính trị trong nước và tranh cãi về bầu cử, dấy lên bất ổn trầm trọng tại nhiều quốc gia.

khủng hoảng chính trị nội bộ diễn ra ở một số quốc gia tiến hành bầu cử đã “thách thức” niềm tin của người dân vào tiến trình dân chủ hóa. (Nguồn: Al Jazeera)
Khủng hoảng chính trị nội bộ diễn ra ở một số quốc gia châu Phi tiến hành bầu cử đã “thách thức” niềm tin của người dân vào tiến trình dân chủ hóa. (Nguồn: Al Jazeera)

Ở Senegal, việc hoãn bầu cử gây ra làn sóng biểu tình lớn, đẩy quốc gia này vào một cuộc khủng hoảng chính trị chưa từng có. Tại Mozambique, các cáo buộc gian lận bầu cử đã dẫn đến biểu tình quy mô lớn, khiến căng thẳng và bạo lực hậu bầu cử leo thang. Hay ở Nam Phi và Botswana, sự chia rẽ nội bộ trong các đảng cầm quyền, cùng với áp lực từ những đảng đối lập dẫn đến việc uy tín của nhiều chính phủ sụt giảm nghiêm trọng, làm suy yếu khả năng quản trị và điều hành chính sách.

Tin liên quan
Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ I): Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ I): 'Viết lại' trật tự quyền lực

Trong bối cảnh này, người dân châu Phi nghi ngờ thậm chí bất mãn với tiến trình dân chủ hóa, đặc biệt ở những quốc gia mà quyền lực tập trung quá lâu vào các đảng cầm quyền.

Ngoài ra, nhiều quốc gia châu Phi gặp khó khăn trong quản trị kinh tế, cung cấp dịch vụ công và duy trì pháp quyền. Theo Chỉ số quản trị châu Phi của Ibrahim Foundation IIAG (Ibrahim Index of African Governance), dù một số quốc gia đạt tiến bộ trong quản trị minh bạch và chống tham nhũng, nhưng nhìn chung, hiệu quả thể chế tại nhiều quốc gia vẫn còn thấp.

Cụ thể, nếu như Rwanda, Botswana, Mauritius được đánh giá cao về hiệu quả quản trị và kiểm soát tham nhũng; thì các quốc gia như Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi, Somalia vẫn nằm trong nhóm có năng lực thể chế yếu kém, hệ thống hành chính thiếu hiệu quả, tham nhũng tràn lan. Nạm tham nhũng luôn là vấn đề nhức nhối tại khu vực, nhiều chính phủ châu Phi không thể kiểm soát sự lạm dụng quyền lực của quan chức nhà nước. Các nỗ lực chống tham nhũng do AU và Ngân hàng phát triển châu Phi (AfDB) khởi xướng đã đạt một số kết quả tích cực song chưa tác động nhiều đến bộ máy hành chính tại các quốc gia.

Những vùng đất khói lửa

Tiếng súng của xung đột, bất đồng chưa bao giờ ngưng trên châu lục này.

Sừng châu Phi tiếp tục chứng kiến căng thẳng leo thang giữa Somalia và Ethiopia, đặc biệt sau khi Ethiopia ký thỏa thuận với Somaliland mà không thông qua Somalia. Tình hình càng phức tạp hơn khi các quốc gia như Ai Cập và Eritrea gia tăng hợp tác quân sự với Somalia, dấy lên lo ngại về một liên minh chống Ethiopia. Ở vùng Hồ Lớn (Africa Great Lakes), mâu thuẫn kéo dài giữa CHDC Congo và Rwanda do cáo buộc lẫn nhau về hỗ trợ các nhóm vũ trang như phiến quân M23, cũng làm gia tăng bạo lực và cản trở nỗ lực hòa bình khu vực. Trong khi đó, nội chiến ở Sudan vẫn tiếp diễn với những hậu quả nhân đạo thảm khốc, nhưng không được cộng đồng quốc tế quan tâm.

Ba thách thức này, cộng với thiếu hụt nguồn lực và năng lực quản trị, tiếp tục khiến châu Phi đối mặt với những bất ổn sâu sắc, ảnh hưởng lớn đến tiến trình phát triển.

mâu thuẫn kéo dài giữa Cộng hòa dân chủ Congo và Rwanda do cáo buộc lẫn nhau về hỗ trợ các nhóm vũ trang như phong trào M23, cũng làm gia tăng bạo lực và cản trở nỗ lực hòa bình khu vực. (Nguồn: France 24h)
Mâu thuẫn kéo dài giữa CHDC Congo và Rwanda do cáo buộc lẫn nhau về hỗ trợ các nhóm vũ trang như phiến quân M23, cũng làm gia tăng bạo lực và cản trở nỗ lực hòa bình khu vực. (Nguồn: France 24h)

Trong quý II năm 2024, có khoảng 1.000 vụ tấn công khủng bố xảy ra trên toàn châu Phi, khiến hơn 4.800 người thiệt mạng. Các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bao gồm:

Khu vực Sahel (Mali, Burkina Faso, Niger): Nhóm Hồi giáo cực đoan như Al-Qaeda và Nhà nước Hồi giáo (ISIS) gia tăng các cuộc tấn công vào quân đội chính phủ và dân thường. Khu vực này vẫn là điểm nóng an ninh nghiêm trọng nhất tại châu Phi khi các nhóm khủng bố như IS Sahel và al-Qaeda Nusra al-Islam duy trì sự hiện diện mạnh mẽ tại đây.

Somalia và Đông Phi: Nhóm vũ trang Al-Shabaab vẫn là mối đe dọa lớn đối với chính phủ Somalia và các nước láng giềng như Kenya và Ethiopia.

CHDC Congo: Các nhóm phiến quân như M23 và LRA tiếp tục gây ra tình trạng bất ổn tại miền Đông nước này.

Sự thất bại của các chính phủ trong việc kiểm soát lãnh thổ và bảo vệ dân thường đặt ra câu hỏi về hiệu quả của các thể chế an ninh tại châu Phi. AU đã triển khai nhiều sáng kiến như Lực lượng gìn giữ hòa bình AMISOM tại Somalia hay các hoạt động chống khủng bố ở khu vực Sahel song hiệu quả vẫn còn hạn chế.

Các chỉ số kinh tế chính còn kém khả quan

Chỉ số lạm phát đã giảm đáng kể so với năm 2022 và 2023 tại nhiều nền kinh tế châu Phi, do giá các sản phẩm nhiên liệu, ngũ cốc ổn định trở lại. Tuy nhiên, mức lạm phát trung bình năm 2024 vẫn trên 10% tại Angola, Burundi, Ai Cập, Ethiopia, Malawi, Nigeria, Sierra Leone, Nam Sudan, Sudan và Zimbabwe (chủ yếu do tiền tệ mất giá); tại Ghana và Zambia (do giá lương thực tăng cao do thiệt hại mùa màng sau hạn hán nghiêm trọng).

Năm 2024, một số ngân hàng trung ương ở châu Phi (như Botswana, Eswatini, Ghana, Kenya, Liberia, Mauritius, Morocco, Namibia, Rwanda, Nam Phi và Uganda) đã giảm lãi suất vào cuối tháng 10 sau khi Ngân hàng trung ương châu Âu cắt giảm lãi suất vào tháng 6, Cục Dự trữ liên bang Mỹ cắt giảm lãi suất hồi tháng 9.

Ngược lại, ngân hàng trung ương ở một số nước như Angola, Burundi, Cabo Verde, Ai Cập, Malawi, Nigeria, Sierra Leone, Tanzania, Zambia và Zimbabwe lại tăng lãi suất, thắt chặt tiền tệ nhằm ổn định tỷ giá hối đoái, do đang đối diện với thách thức nghiêm trọng về cán cân thanh toán.

mức lạm phát trung bình năm 2024 vẫn trên 10% tại nhiều nước. (Nguồn: Financial Times)
Mức lạm phát trung bình năm 2024 vẫn trên 10% tại nhiều nước châu Phi. (Nguồn: Financial Times)

Bên cạnh đó, thị trường lao động châu Phi tiếp tục khan hiếm các cơ hội việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu của dân số tăng nhanh, tỷ lệ việc làm phi chính thức và tự cung tự cấp cao. Sau khi giảm nhẹ trong giai đoạn 2022-2023, tỷ lệ thất nghiệp tăng trở lại vào năm 2024, đáng chú ý là ở Angola và Nam Phi, do tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm hơn tăng trưởng dân số.

Năm 2024, dân số trong độ tuổi lao động ở châu Phi là 185 triệu người, tăng 3 triệu (2%) so với năm 2023. Tăng trưởng lực lượng lao động là 1,2%, nhưng tăng trưởng việc làm chỉ 0,7%. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên châu Phi (15-24 tuổi) cao, ở mức 22,8%, đặc biệt là ở phụ nữ trẻ. Trong đó, thanh niên ở khu vực Bắc Phi có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất thế giới, với 27,5% (nữ là 37,9%, nam 19,5%), chỉ đứng sau các nước Arab (do đặc thù của các nước Arab là phụ nữ không đi làm). Báo cáo của IMF vào năm 2024 ước tính, hàng năm châu Phi cần tạo ra 15 triệu việc làm mới đủ đáp ứng lực lượng lao động ngày càng tăng.

Các nền kinh tế châu Phi tiếp tục đối mặt với các khoản nợ nước ngoài. Theo Ngân hàng Phát triển châu Phi, tổng nợ nước ngoài của châu lục này khoảng 1,15 nghìn tỷ USD vào cuối năm 2023, với các khoản thanh toán nợ ước tính 163 tỷ USD năm 2024. Đối với nhiều quốc gia châu Phi, các khoản thanh toán lãi suất chiếm tỷ lệ đáng kể trong doanh thu của chính phủ. Khủng hoảng nợ vẫn là một rủi ro lớn với triển vọng phát triển bền vững ở khu vực này.

Ngoài ra, trong lĩnh vực kinh tế tài nguyên, các dự án khai thác ở châu Phi thường vấp phải phản ứng từ cộng đồng địa phương do lo ngại về tác động môi trường và chia sẻ lợi ích bất công. Việc quản lý kém hiệu quả cũng dẫn đến khai thác quá mức và tranh chấp tài nguyên, đặc biệt là trong ngành khai thác khoáng sản, gây xung đột tại nhiều nơi như CHDC Congo.

Đặc biệt, tình hình di cư của châu Phi trong năm 2024 tiếp tục tăng, đạt khoảng 43 triệu người. Nguyên nhân là do các quốc gia có cơ sở kinh tế hạn chế, xung đột triền miên, chính phủ biến động, dân số trẻ ngày càng tăng, biến đổi khí hậu... Theo báo cáo của Tổ chức Di cư quốc tế (IOM), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) và tổ chức từ thiện Save the Children, châu Phi là một trong những khu vực có số lượng trẻ em di cư cao nhất.

(còn tiếp)

Nước châu Phi đang 'làm mọi cách' có thể để gia nhập BRICS, chỉ còn chờ điều này

Nước châu Phi đang 'làm mọi cách' có thể để gia nhập BRICS, chỉ còn chờ điều này

Trả lời phỏng vấn đài truyền hình ZBC sau chuyến thăm Nga gần đây, Bộ trưởng Ngoại giao và thương mại quốc tế Zimbabwe Amon ...

Châu Phi chuẩn bị cho việc đưa quân tới Somalia

Châu Phi chuẩn bị cho việc đưa quân tới Somalia

Mới đây, các bộ trưởng quốc phòng Liên minh châu Phi (AU) đã kết thúc cuộc họp kéo dài 2 ngày để thảo luận chi ...

Sudan đang đối mặt với thảm họa nhân đạo lớn nhất thế giới

Sudan đang đối mặt với thảm họa nhân đạo lớn nhất thế giới

Theo Liên hợp quốc, Sudan đang phải đối mặt thảm họa nhân đạo lớn nhất thế giới và nếu xung đột không chấm dứt, hàng ...

Báo động tình trạng mất an ninh lương thực cấp tính ở Somalia

Báo động tình trạng mất an ninh lương thực cấp tính ở Somalia

Theo Chương trình Lương thực Thế giới (WFP), hiện có khoảng 3,4 triệu người ở Somalia đang phải đối mặt với tình trạng mất an ...

Bài viết cùng chủ đề

Cửa sổ Trung Đông - châu Phi

Đọc thêm

Bước đi chiến lược kết nối doanh nghiệp Việt Nam khai thác thị trường Halal

Bước đi chiến lược kết nối doanh nghiệp Việt Nam khai thác thị trường Halal

Hội thảo Thúc đẩy hợp tác quốc tế trong ngành công nghiệp Halal giữa Việt Nam và Indonesia diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh ngày 28/4.
Quyết định đặc xá năm 2025 của Chủ tịch nước thể hiện truyền thống nhân đạo của dân tộc Việt Nam

Quyết định đặc xá năm 2025 của Chủ tịch nước thể hiện truyền thống nhân đạo của dân tộc Việt Nam

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Chủ tịch nước Lương Cường đã ký Quyết định đặc xá đối với hơn 8.000 ...
Indonesia-Pakistan tính nâng cấp Hiệp định thương mại ưu đãi

Indonesia-Pakistan tính nâng cấp Hiệp định thương mại ưu đãi

Kim ngạch thương mại giữa Indonesia và Pakistan tăng trưởng 7,92% trong 5 năm qua, với mặt hàng nổi bật là dầu cọ, hàng dệt may, máy móc và dược ...
Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại Romania

Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại Romania

Hoà chung không khí hân hoan của cả nước, Đại sứ quán Việt Nam tại Romania phối hợp tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước.
GAVI, UNICEF, WHO tái khẳng định cam kết hỗ trợ Bangladesh về tiêm chủng cho trẻ em

GAVI, UNICEF, WHO tái khẳng định cam kết hỗ trợ Bangladesh về tiêm chủng cho trẻ em

Liên hợp quốc tái khẳng định cam kết hỗ trợ chính phủ Bangladesh trong việc bảo vệ mọi trẻ em khỏi các bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine.
Dự báo thời tiết ngày mai (30/4): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ chiều tối mưa rào, giông rải rác, cục bộ mưa to; phía Nam có nắng nóng

Dự báo thời tiết ngày mai (30/4): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ chiều tối mưa rào, giông rải rác, cục bộ mưa to; phía Nam có nắng nóng

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (30/4) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia.
Nổ bom tại Đông Bắc Nigeria, hàng chục người thiệt mạng

Nổ bom tại Đông Bắc Nigeria, hàng chục người thiệt mạng

Ít nhất 26 người thiệt mạng trong một vụ nổ bom ven đường tại bang Borno, Đông Bắc Nigeria.
Thủ tướng Canada tuyên bố đưa đất nước vượt qua cuộc chiến thương mại, không quên bài học với Mỹ

Thủ tướng Canada tuyên bố đưa đất nước vượt qua cuộc chiến thương mại, không quên bài học với Mỹ

Ngày 29/4, Thủ tướng Canada mới đắc cử Mark Carney tuyên bố đất nước 'không bao giờ được phép quên bài học' từ 'sự phản bội' của Mỹ.
Trung Quốc coi trọng Thái Lan trong ngoại giao láng giềng

Trung Quốc coi trọng Thái Lan trong ngoại giao láng giềng

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nhấn mạnh điều đó trong cuộc gặp với người đồng cấp Thái Lan Maris Sangiampongsa tại Rio de Janeiro, Brazil ngày 28/4.
Nga hạ nhiều máy bay không người lái của Ukraine, tuyên bố ngừng bắn kỷ niệm Ngày Chiến thắng phát xít

Nga hạ nhiều máy bay không người lái của Ukraine, tuyên bố ngừng bắn kỷ niệm Ngày Chiến thắng phát xít

Bộ Quốc phòng Nga cho biết các đơn vị phòng không đã tiêu diệt 51 máy bay không người lái của Ukraine chỉ trong vòng chưa đầy 3 giờ vào cuối ngày 28/4.
Tranh cãi về viện trợ quốc tế ở Gaza, Israel tuyên bố ICJ đang bị lợi dụng

Tranh cãi về viện trợ quốc tế ở Gaza, Israel tuyên bố ICJ đang bị lợi dụng

Ngày 28/4, Toà án Công lý quốc tế (ICJ) của Liên hợp quốc (LHQ) đã mở phiên điều trần về việc Israel thực hiện các nghĩa vụ đối với các tổ chức tại Gaza.
Nội các mới của Đức lộ diện hai 'át chủ bài' kinh tế và đối ngoại

Nội các mới của Đức lộ diện hai 'át chủ bài' kinh tế và đối ngoại

Ngày 28/4, Thủ tướng tương lai của Đức Friedrich Merz công bố các đề cử đầu tiên cho nội các chính phủ mới.
Hội nghị mùa Xuân của IMF và WB: Những câu hỏi về sự bất ổn và bất định

Hội nghị mùa Xuân của IMF và WB: Những câu hỏi về sự bất ổn và bất định

Hội nghị mùa Xuân của IMF và WB năm nay chứng kiến bức tranh xám màu của kinh tế thế giới, trước áp lực từ thuế quan Mỹ.
Nga-Iran: Bắt tay vượt khó

Nga-Iran: Bắt tay vượt khó

Hiệp ước đối tác chiến lược toàn diện trong 20 năm được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Nga và Iran trong bối cảnh hiện nay.
Bất ngờ chiến lược trong quan hệ quốc tế và một số hàm ý chính sách

Bất ngờ chiến lược trong quan hệ quốc tế và một số hàm ý chính sách

Bất ngờ chiến lược đang nổi lên như một trong những vấn đề then chốt trong quan hệ quốc tế đương đại, đặc biệt trong bối cảnh trật tự thế giới đang trải qua biến ...
Lời giải khó cho bài toán hạt nhân Iran

Lời giải khó cho bài toán hạt nhân Iran

Cuộc gặp đầu tiên sau nhiều năm giữa Mỹ và Iran tại Oman bàn về thỏa thuận hạt nhân cho dù chưa như kỳ vọng, nhưng cho thấy thiện chí...
Tín hiệu mới từ Damascus

Tín hiệu mới từ Damascus

Những hoạt động ngoại giao dồn dập cho thấy quyết tâm của Damascus mới trong việc “phá băng” quan hệ với khu vực.
Thủ tướng Israel thăm Mỹ: Nhiều kỳ vọng, ít kết quả

Thủ tướng Israel thăm Mỹ: Nhiều kỳ vọng, ít kết quả

Tờ Times of Israel đánh giá chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Benjamin Netanyahu không mang lại nhiều kết quả tích cực như kỳ vọng.
Bàn về khả năng răn đe hạt nhân của Hoa Kỳ

Bàn về khả năng răn đe hạt nhân của Hoa Kỳ

Trong bài viết đăng trên tạp chí Asiatimes với tiêu đề" Sự suy yếu của khả năng răn đe hạt nhân của Mỹ", tác giả Gabriel Honrada cho rằng, bị kẹt giữa vũ khí cũ ...
Hành trình trở lại Việt Nam tìm sự bình yên của những cựu binh Mỹ

Hành trình trở lại Việt Nam tìm sự bình yên của những cựu binh Mỹ

Năm mươi năm sau khi chiến tranh kết thúc, một nhóm cựu chiến binh Mỹ đã trở lại Việt Nam trong một chuyến đi kéo dài hai tuần bằng xe buýt. Họ từng đến đây ...
Truyền thông Lào đề cao ý nghĩa chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường

Truyền thông Lào đề cao ý nghĩa chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường

Truyền thông Lào đề cao ý nghĩa quan trọng của chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường đến Lào.
Truyền thông Ấn Độ: Việt Nam đang trở thành tâm điểm đối thoại của thế giới về tăng trưởng xanh

Truyền thông Ấn Độ: Việt Nam đang trở thành tâm điểm đối thoại của thế giới về tăng trưởng xanh

Việc đăng cai Hội nghị thượng đỉnh P4G 2025 là bước đi chiến lược mang tính kịp thời và có ý nghĩa quan trọng.
Đàm phán Mỹ-Iran: Phía trước là cánh cửa hẹp, phía sau là bầu trời rộng lớn

Đàm phán Mỹ-Iran: Phía trước là cánh cửa hẹp, phía sau là bầu trời rộng lớn

Mỹ và Iran thể hiện thiện chí đàm phán giảm leo thang căng thẳng. Với thực tế diễn ra trong 6 năm qua, cánh cửa đàm phán này không dễ dàng.
Truyền thông Trung Quốc đưa đậm nét về quan hệ Việt-Trung

Truyền thông Trung Quốc đưa đậm nét về quan hệ Việt-Trung

Đây là chuyến thăm thứ tư của Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình tới Việt Nam sau các chuyến thăm cấp Nhà nước vào các năm 2015, 2017 và 2023.
Phiên bản di động