Bầu cử Đan Mạch: Dân chủ Xã hội lên ngôi, ngược hẳn với châu Âu

Quang Đào
TGVN. Trong khi "làn sóng" dân túy, dân tộc chủ nghĩa, dân túy đang tràn qua châu Âu thì tại cuộc bầu cử Đan Mạch vừa qua, câu chuyện có vẻ ngược lại. Tổng hợp của Báo TG&VN. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
bau cu dan mach dang dan chu xa hoi len ngoi di nguoc lai voi xu the chau au Sự cố trên biển Azov: ​Đan Mạch kêu gọi EU trừng phạt Nga
bau cu dan mach dang dan chu xa hoi len ngoi di nguoc lai voi xu the chau au Đan Mạch dựng hàng rào dọc biên giới với Đức để... ngăn lợn rừng
bau cu dan mach dang dan chu xa hoi len ngoi di nguoc lai voi xu the chau au
Bà Mette Frederiksen, lãnh đạo Đảng Dân chủ Xã hội đối lập xuống đường ăn mừng chiến thắng cùng người ủng hộ. (Nguồn: Reuters)

Lãnh đạo Đảng Dân chủ Xã hội, bà Mette Frederiksen, sẽ trở thành nữ thủ tướng thứ hai, và là thủ tướng trẻ nhất lịch sử Đan Mạch ở tuổi 41, khi đảng Dân chủ Xã hội cánh tả của bà giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử diễn ra hôm 5/6 vừa qua.

Đảng Tự do cánh hữu của Thủ tướng Lars Lokke Rasmussen, cầm quyền trong 14 năm qua, đã thừa nhận thất bại sau khi bị đảng Dân chủ Xã hội vượt lên giành được sự ủng hộ cao nhất với 25,9% số phiếu bầu, đồng nghĩa với việc cánh tả nhận được 91 ghế, chiếm đa số trong Quốc hội 179 ghế. Đảng của Thủ tướng Rasmussen chỉ giành được 23,4% số phiếu ủng hộ, chiếm 75 ghế.

Thất bại của dân túy

Với kết quả đó, có thể thấy liên minh cánh hữu đã chịu thất bại thê thảm như thế nào. Chính phủ của Thủ tướng Rasmussen mất quyền chủ yếu do sự sụp đổ của đảng Nhân dân Đan Mạch (DPP) với chủ trương phản đối nhập cư. Trong cuộc bầu cử trên, đảng này chỉ giành được 8,7% phiếu bầu, giảm hơn phân nửa so với năm 2015 và là kết quả tệ nhất kể từ năm 1998.

bau cu dan mach dang dan chu xa hoi len ngoi di nguoc lai voi xu the chau au
Sơ đồ mô tả kết quả cuộc bầu cử Đan Mạch cho thấy chính phủ cánh hữu của Đan Mạch chỉ giành được 75 ghế tại Quốc hội, trong khi con số đó của phe đối lập là 91.

Kristian Thulesen Dahl, lãnh đạo của DPP đổ tội cho sự thất bại này do sự trỗi dậy và lan rộng của các đảng cánh hữu mới, khiến họ mất cử tri. Nhưng ông khẳng định rằng đảng này sẽ không thay đổi đường lối chính trị. Về phần mình, Thủ tướng Lars Rasmussen đã chấp nhận thất bại và tuyên bố từ chức vào ngày 6/6, sau khi cuộc bầu cử kết thúc.

Tuy nhiên, kết quả bầu cử không đồng nghĩa với việc người dân Đan Mạch đã chuyển hết sang tư tưởng cánh tả. Hiện phần lớn các chính đảng ở Đan Mạch ủng hộ chính sách nhập cư cứng rắn của DPP. Ngay sau khi kết quả bầu cử được công bố, bà Frederiksen lập tức khẳng định lại 2 lời hứa quan trọng trong vận động tranh cử vừa qua, rằng bà và đảng của mình muốn bảo vệ hệ thống phúc lợi xã hội "hào phóng", đồng thời kiểm soát chặt chẽ chính sách nhập cư. Đây được coi là “quân bài chiến lược" cần thiết để đảng của bà có thể giành được phiếu bầu từ cử tri DPP và các đảng cánh hữu khác.

Ngoài ra, vấn đề biến đổi khí hậu ngày càng trở nên quan trọng đối với người dân Đan Mạch. Theo cuộc thăm dò dư luận của Gallup hồi tháng 2 vừa qua, khoảng 57% người dân nước này nghĩ rằng chính phủ mới nên ưu tiên vấn đề biến đổi khí hậu. Và chỉ có các đảng cánh tả mới đem vấn đề này ra để bàn luận trong chương trình nghị sự của mình.

Còn đó những bất đồng

Trong khi phe đối lập cánh tả giành chiến thắng thuyết phục, nhưng sự ủng hộ dành cho Đảng Dân chủ Xã hội giảm nhẹ so với cuộc bầu cử năm 2015 khiến bà Frederiksen trở nên yếu thế hơn trong các cuộc đàm phán với các đảng phái sắp tới.

bau cu dan mach dang dan chu xa hoi len ngoi di nguoc lai voi xu the chau au
Bà Metter Frederiksen sẽ còn gặp nhiều khó khăn mới có thể thành lập được một chính phủ mới theo ý mình. (Nguồn: Reuters)

Bà Mette Frederiksen cho biết sẽ không thành lập một chính phủ liên minh mà sẽ chủ trương thành lập chính phủ thiểu số mới. Tuy vậy, bà Frederiksen chủ trương tùy theo vấn đề mà dựa vào các đảng phái chính trị khác nhau. Điều đó có nghĩa chính phủ của bà sẽ tìm kiếm sự giúp đỡ từ cánh hữu với một số vấn đề như nhập cư, và từ cánh tả về các vấn đề còn lại như phúc lợi xã hội. Đây được giới bình luận cho là một sách lược khôn khéo và "phá cách" của vị nữ thủ tướng.

Trong khi đó, các đảng cánh tả còn lại cũng sẽ hỗ trợ bà Frederiksen với mục đích làm giảm tiếng nói của các đảng đối lập trong chính phủ mới. Thế nhưng, họ chắc chắn cũng sẽ đưa ra những yêu cầu riêng của mình, bao gồm cả việc chính phủ mới phải tìm cách đối xử nhân đạo hơn đối với vấn đề người nhập cư.

Trong một cuộc tranh luận với lãnh đạo các đảng tại Đan Mạch vào ngày 6/6, bà Frederiksen nói rằng hiện vẫn còn những bất đồng đang tồn tại và bà không mong đợi có bất kỳ giải pháp nào dễ dàng để có thể nhanh chóng thành lập một chính phủ mới.

Đan Mạch đã trở thành quốc gia thứ 3 ở Bắc Âu có chính phủ cánh tả chỉ trong năm nay, sau Thụy Điển và Phần Lan. Trong cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 4 tại Phần Lan, đảng Dân chủ Xã hội của ông Antti Rinne đã giành chiến thắng với 17,7% phiếu ủng hộ. Sự kiện này đánh dấu lần đầu tiên sau 20 năm Phần Lan có một thủ tướng cánh tả. Trước đó 3 tháng, Quốc hội Thụy Điển cũng bỏ phiếu để lãnh đạo đảng Dân chủ Xã hội Stefan Lofven giữ chức Thủ tướng nhiệm kỳ 2, chấm dứt hơn 4 tháng bế tắc sau một cuộc bỏ phiếu gay cấn. Phong trào này ở các nước Bắc Âu dường như ngược lại với "làn sóng" dân túy, dân tộc chủ nghĩa và cực hữu đang càn quét qua nhiều quốc gia ở "lục địa già" châu Âu.

bau cu dan mach dang dan chu xa hoi len ngoi di nguoc lai voi xu the chau au Tổng thống Mỹ thăm Anh: “Aye” hay “Nay”?

TGVN. Nếu như trong Hạ viện Anh, các Nghị sỹ thể hiện thái độ đối với một dự thảo luật bằng cách hô to “Aye” ...

bau cu dan mach dang dan chu xa hoi len ngoi di nguoc lai voi xu the chau au Dù còn nghi ngại, EU vẫn khởi động quá trình xem xét kết nạp CH Bắc Macedonia

TGVN. Ngày 4/6, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker cho biết, các quốc gia thành viên của EU sẽ thảo luận việc ...

bau cu dan mach dang dan chu xa hoi len ngoi di nguoc lai voi xu the chau au Áo và làn sóng dân túy châu Âu: Tạm lui để lại tiến

TGVN. Ông Sebastian Kurz có thể tạm thời thất thế sau scandal “Ibiza-gate”, nhưng tiền đồ chính trị của ông, làn sóng dân túy tại ...

Quang Đào

Đọc thêm

Từ dâu tây đến du lịch nước ngoài... Đồng Yen trượt dốc đã 'đánh' vào túi tiền người Nhật thế nào?

Từ dâu tây đến du lịch nước ngoài... Đồng Yen trượt dốc đã 'đánh' vào túi tiền người Nhật thế nào?

Thật khó để tìm thấy một khía cạnh nào đó của cuộc sống ở Nhật Bản mà không bị ảnh hưởng bởi đồng Yen mất giá!
Mỹ: Người phụ nữ hai lần trong gần 3 tháng trúng số độc đắc trị giá 1 triệu USD

Mỹ: Người phụ nữ hai lần trong gần 3 tháng trúng số độc đắc trị giá 1 triệu USD

Chỉ chưa đầy 3 tháng sau lần trúng số độc đắc đầu, Christine Wilson tiếp tục nhận giải thưởng 1 triệu USD lần thứ hai.
Những ngày văn học châu Âu 2024 tại Việt Nam sẽ tập trung vào chủ đề giới

Những ngày văn học châu Âu 2024 tại Việt Nam sẽ tập trung vào chủ đề giới

Những ngày văn học châu Âu sẽ quay trở lại với chuỗi hoạt động đa dạng từ sự kiện thảo luận, workshop, triển lãm sẽ tập trung vào văn học ...
Mệt mỏi kéo dài - Dấu hiệu cảnh báo của nhiều tình trạng bệnh lý

Mệt mỏi kéo dài - Dấu hiệu cảnh báo của nhiều tình trạng bệnh lý

Nhiều người thường hay xem nhẹ cảm giác mệt mỏi của cơ thể vì cho rằng triệu chứng này sẽ tự hết khi cơ thể được thư giãn nghỉ ngơi.
Cập nhật bảng giá xe hãng Aston Martin mới nhất tháng 5/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Aston Martin mới nhất tháng 5/2024

Bảng giá xe hãng Aston Martin của các dòng V8 Vantage, DBX, V8 DB11, DBS sẽ được cập nhật chi tiết nhất trong bài viết bên dưới đây.
Tấn công hơn 150 cuộc từ khi xung đột Israel-Hamas nổ ra, Houthi chưa dừng, đe dọa bước leo thang ngay lập tức

Tấn công hơn 150 cuộc từ khi xung đột Israel-Hamas nổ ra, Houthi chưa dừng, đe dọa bước leo thang ngay lập tức

Lực lượng Houthi đe dọa sẽ mở rộng các cuộc tấn công nhằm vào các tàu đi đến các cảng của Israel từ Địa Trung Hải.
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Phiên bản di động