Bầu cử Italy: Giấc mơ về Augustus

Người dân xứ sở hình chiếc ủng đang kì vọng có thể tìm kiếm một nhà lãnh đạo tài năng, dẫn dắt đất nước vượt khó trong cuộc bầu cử ngày 4/3 sắp tới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
bau cu italy giac mo ve augustus "Thị trường tài chính châu Âu sẽ chao đảo sau bầu cử tại Italy"
bau cu italy giac mo ve augustus Những cuộc bầu cử đáng chú ý năm 2018
bau cu italy giac mo ve augustus
Người dân Italy đang kì vọng có thể tìm kiếm một nhà lãnh đạo tài năng, dẫn dắt đất nước trong cuộc bầu cử ngày 4/3 sắp tới.

Có thể nói, ngay cả những chuyên gia lạc quan nhất cũng phải thừa nhận rằng Italy đang phải đối mặt với nhiều thách thức ở thời điểm hiện tại. Tốc độ tăng trưởng của quốc gia này năm 2017 đạt mức 1,4%, cao nhất trong vòng 7 năm trở lại đây, song vẫn kém xa mức trước khủng hoảng tài chính năm 2008 (7,5%) hay thậm chí so với tốc độ phát triển trung bình (2,5%) của các nước trong cùng khối Eurozone. Theo các chuyên gia, dù là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ ba trong khu vực Eurozone, song Italy lại được đánh giá là nước có năng suất lao động thấp nhất trên toàn châu Âu, với tín nhiệm thấp, tỷ lệ thất nghiệp cao, cùng môi trường kinh doanh kém thân thiện.

Bên cạnh đó, nhập cư tiếp tục là vấn đề nhức nhối, đe dọa an ninh và ổn định của quốc gia này. Trong năm 2017, Tổ chức Quốc tế về Nhập cư của Liên hợp quốc (IOM) ghi nhận có 119.310 người vượt biển tới Italy, với 2.832 người tử nạn hoặc mất tích. Đây vẫn là con số đáng báo động, dù phần nào thuyên giảm so với mức kỷ lục năm 2016.

Trong bối cảnh đó, không khó hiểu khi người dân xứ sở hình chiếc ủng kì vọng cuộc bầu cử sắp tới sẽ giúp họ chọn ra một nhà lãnh đạo có tâm và đủ tầm để dẫn dắt đất nước. Dù vậy, tương tự như cuộc chiến dai dẳng và khốc liệt mà La Mã thời hậu Julius Caesar phải trải qua trước khi đi vào quỹ đạo ổn định, Italy giờ đây sẽ phải trải qua nhiều vòng bầu cử cam go nhằm tìm kiếm một Chính phủ vững chắc.

bau cu italy giac mo ve augustus
Cựu Thủ tướng Berlusconi, Renzi và nhân tố mới nổi Di Maio, ai sẽ là người chiến thắng? (Nguồn: EPA)

Tái lập Liên minh Tam hùng

Tuy nhiên, chính trường Italy, vốn nổi tiếng vô thường với những đảng phái, liên minh “hợp rồi tan”, càng khiến cho kết quả cuộc bầu cử ngày 4/3 trở nên khó đoán định.

Một trong những nét nổi bật của “sân khấu” Rome năm nay là màn tái xuất của các vị cựu Thủ tướng. Kế thừa di sản của đảng Nhân dân Tự do, dưới sự dẫn dắt của ông Silvio Berlusconi, đảng “Tiến lên Italy!” (FI) được đánh giá là nhân tố chủ chốt trong cuộc chạy đua quyền lực. Việc bắt tay với những đảng khác, trong đó có Liên đoàn Phương Bắc (NL), càng củng cố vị trí vững chắc của đảng này trước thềm bầu cử sắp tới. Tuy nhiên, ngay cả khi giành chiến thắng, ông Berlusconi cũng khó có thể tham gia lãnh đạo do vướng vào án phạt trốn thuế.

Một cựu Thủ tướng khác là ông Matteo Renzi cùng đảng Dân chủ (PD) đương quyền cũng được đánh giá rất cao. Tương tự như FI, PD đã thỏa thuận với nhiều đảng nhỏ hơn, với mong muốn thu thập đủ số phiếu ủng hộ và tìm kiếm một chân trong Chính phủ mới. Nếu PD thành công, Thủ tướng đương nhiệm Paolo Gentiloni nhiều khả năng sẽ tiếp tục nắm quyền, khi ông nhận được nhiều sự ủng hộ của giới doanh nghiệp với những chính sách hỗ trợ của mình.

Tuy nhiên, chính những nhân tố mới đang thu hút được nhiều sự theo dõi nhất trên chính trường Italy thời gian qua. Thách thức về kinh tế, chính trị và xã hội mà Rome phải đối mặt thời gian qua đã tạo điều kiện cho lực lượng dân túy và những đảng cựu hữu mở rộng ảnh hưởng tại Italy, thu hút nhiều sự ủng hộ của một bộ phận người dân đã mất niềm tin vào các chính trị gia truyền thống. Đảng dân túy Phong trào Năm sao (M5S) dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch 31 tuổi Luigi Di Maio là đại diện tiêu biểu của làn sóng này. Hiện M5S đang nhận được nhiều sự ủng hộ và được dự đoán sẽ vượt mặt liên minh cầm quyền PD, chỉ đứng sau liên minh FI của cựu Thủ tướng Berlusconi.

Lịch sử có lặp lại?

Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, sẽ không có một chính đảng nào có đủ số phiếu để thiết lập Chính phủ. Điều này buộc ba bên sẽ phải thỏa hiệp cho một Chính phủ liên minh. Dù vậy, không ít người lo ngại rằng Italy đang đi theo vết xe đổ của Đức, khi khác biệt quan điểm về vấn đề nhập cư và phát triển kinh tế có thể khiến những thỏa thuận này trở nên khó khăn hơn. Hơn nữa, sự thiếu ổn định của chính trường Rome khiến nhiều người liên tưởng về một cuộc bầu cử sớm, hơn là một “Liên minh Tam hùng” rệu rã.

Không chỉ người dân Italy, lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) cũng đang dõi theo từng bước của ba đảng phái lớn tại xứ sở hình chiếc ủng, đặc biệt là khi phong trào kêu gọi Italy rời EU (Italexit) vẫn dâng cao trong cả nước. Ngay cả khi điều này chưa trở thành sự thực, một Chính phủ tạm quyền bấp bênh cùng tư tưởng chống EU sẽ là bài toán khó cho Brussels.

Quay ngược dòng lịch sử, những bất ổn của La Mã thời hậu Caesar chỉ chấm dứt với sự tan rã của Liên minh Tam hùng lần 2, thất bại của Mark Antony, Lepidus và chiến thắng của Augustus, người đi vào sử sách khi trở thành vị Hoàng đế đầu tiên của Đế chế La Mã. Hơn lúc nào hết, người Italy và EU cần một Augustus mới để bình ổn chính trường Italy và khôi phục hào quang thuở nào của thành Rome. Tuy nhiên, khác với 2060 năm trước, số phận của người Italy lần này sẽ được định đoạt bởi chính lá phiếu của họ trong vài ngày tới.

bau cu italy giac mo ve augustus Italy lo ngại thông tin giả tràn lan trên các trang mạng trực tuyến

2017 là năm đầy rẫy tin giả trên quy mô toàn cầu và Italy cũng không nằm ngoài thực trạng này. Đây là lời cảnh ...

bau cu italy giac mo ve augustus Italy điều tra Apple và Samsung về cáo buộc giảm "tuổi thọ" sản phẩm

Cơ quan Chống độc quyền Italy ngày 18/1 thông báo đã mở cuộc điều tra nhằm vào 2 tập đoàn Apple và Samsung với cáo ...

bau cu italy giac mo ve augustus Italy cấm tàu du lịch lớn đi qua trung tâm thành phố Venice

Những tàu du lịch cỡ lớn sẽ không còn được phép đi trên kênh Giudecca, ngang qua Quảng trường nổi tiếng San Marco của thành ...

Minh Vương

Đọc thêm

Người một nhà tập 8: Trí gặp rắc rối vì đụng độ ông trùm giang hồ?

Người một nhà tập 8: Trí gặp rắc rối vì đụng độ ông trùm giang hồ?

Người một nhà tập 8, Trí thuê xe của Diệp để đi làm xe ôm công nghệ, Khải nói với ông trùm giang hồ về thông tin Trí mới ...
Cách hẹn giờ chụp ảnh trên iPhone cực đơn giản không phải ai cũng biết

Cách hẹn giờ chụp ảnh trên iPhone cực đơn giản không phải ai cũng biết

Hẹn giờ chụp ảnh trên iPhone sẽ giúp bạn có được những bức ảnh chụp cùng gia đình, người thân, bạn bè mà không thiếu bất kỳ thành viên nào. ...
Nhận định, soi kèo ĐT Futsal Việt Nam vs ĐT Futsal Trung Quốc, 14h00 ngày 19/4 - Futsal châu Á 2024

Nhận định, soi kèo ĐT Futsal Việt Nam vs ĐT Futsal Trung Quốc, 14h00 ngày 19/4 - Futsal châu Á 2024

Nhận định trận đấu, soi kèo ĐT Futsal Việt Nam vs ĐT Futsal Trung Quốc tại vòng bảng Futsal châu Á 2024 được diễn ra vào lúc 14h00 ngày 19/4.
(Trực tuyến) Bàn tròn: ASEAN trong tôi, ngôi nhà của chúng ta

(Trực tuyến) Bàn tròn: ASEAN trong tôi, ngôi nhà của chúng ta

Báo Thế giới & Việt Nam tường thuật trực tiếp cuộc trao đổi với hai nhà ngoại giao trong chương trình: ASEAN trong tôi, ngôi nhà của chúng ta.
Mazda ra mắt mẫu sedan chạy điện hoàn toàn mới thay thế Mazda6?

Mazda ra mắt mẫu sedan chạy điện hoàn toàn mới thay thế Mazda6?

Liên doanh của Mazda tại Trung Quốc được cho là sẽ ra mắt một mẫu sedan chạy điện hoàn toàn mới thay thế cho Mazda6.
Suri Cruise che ô màu hồng và chọn hoa trắng trong ngày sinh nhật tuổi 18

Suri Cruise che ô màu hồng và chọn hoa trắng trong ngày sinh nhật tuổi 18

Ngày 18/4, Suri - con gái của tài tử Tom Cruise và diễn viên Katie Holmes - cài hoa trên tóc và che ô hồng đi mua hoa trong sinh ...
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động