Bầu cử Mỹ 2020: Cuộc đua sít sao tại các 'bang chiến trường'

QT.
TGVN. Tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Trump và ông Joe Biden gần ngang ngửa ở các "bang chiến trường" như Michigan, Pennsylvania và Wisconsin.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Điều khác thường trong cuộc bầu cử Mỹ 2020
Bầu cử Mỹ 2020: Khám phá đại bản doanh của đế chế bất động sản Donald Trump
bau-cu-my-2020-cuoc-dua-sit-sao-tai-cac-bang-chien-truong
Tổng thống Trump và ông Biden vẫn đang cạnh tranh sít sao tại các 'bang chiến trường'. (Nguồn: AP)

"Bức tường xanh" của đảng Dân chủ

Nhiều nhà phân tích đã chỉ ra rằng trong cuộc tranh cử Tổng thống năm 2016, ứng cử viên Hillary Clinton đã có chiến lược sai lầm khi tự tin thái quá và thiếu quan tâm, ít vận động vào 3 bang “truyền thống” Michigan, Pennsylvania và Wisconsin mà Đảng Dân chủ từng giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử tổng thống kể từ năm 1992.

Bà Hillary Clinton chỉ vận động, chi "mạnh tay" ở bang Pennsylvania mà bỏ qua bang Michigan và bang Wisconsin. Kết quả là, ứng cử viên của Đảng Cộng hoà Donald Trump đã giành chiến thắng đầy bất ngờ ở tại 3 bang thành trì của đảng Dân chủ.

Tin liên quan
Bầu cử Mỹ: Di sản đối ngoại của Tổng thống Trump và bài toán ông Biden phải giải nếu thắng cử Bầu cử Mỹ: Di sản đối ngoại của Tổng thống Trump và bài toán ông Biden phải giải nếu thắng cử

Trong cuộc bầu cử năm 2020, Tổng thống Trump cần chiến thắng ít nhất ở 1 trong 3 bang này để tiếp tục khả năng tái đắc cử, trong khi đó ông Joe Biden đang nỗ lực để lấy lại thành trì “bức tường xanh” của đảng Dân chủ tại 3 bang quan trọng này.

Ứng cử viên của đảng Dân chủ Joe Biden đang dồn thời gian, công sức, tiền bạc vào việc vận động tranh cử tại 3 bang này. Ông Joe Biden sẽ thực hiện 5 chuyến đi đến các "bang chiến trường" này trong vòng chưa đầy 2 tuần.

Tại bang Pennsylvania, ông Joe Biden đã gặp gỡ các lãnh đạo và thành viên công đoàn vào ngày 7/9 và ngày 11/9 dự 1 sự kiện tưởng nhớ các nạn nhân vụ ngày 11/9. Tại bang Wisconsin, ông Biden đã đến thăm thành phố Kenosha ngày 3/9 và gặp gỡ ông Jacob Blake, người bị cảnh sát bắn. Tại Michigan, ông Biden đã thực hiện chuyến thăm bang này vào ngày 9/9 và công bố chính sách kinh tế mới, trong đó cam kết điều chỉnh thuế để thưởng cho các công ty Mỹ đầu tư sản xuất trong nước, đồng thời sẽ có hình phạt đối với các công ty đưa việc làm sang các quốc gia khác. Ông Biden cũng kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư tại đây.

Theo các cuộc thăm dò dư luận gần đây tại các bang này, ông Biden vẫn dẫn trước Tổng thống Trump, tuy nhiên khoảng cách rất nhỏ và chưa đảm bảo chắc chắn ông Biden sẽ thắng tại các bang quan trọng này. Đội ngũ tranh cử của ông Biden nhận thức rất rõ tầm quan trọng của 3 bang này và đang tìm mọi cách để lôi kéo cử tri ủng hộ đảng Dân chủ. Chiến dịch của ông Biden có số lần phát sóng quảng cáo ở bang Wisconsin, bang Michigan và bang Pennsylvania nhiều gấp 4 lần so với chiến dịch của Tổng thống Trump.

Bất phân thắng bại

Tại bang Michigan, ông Biden có lợi thế khi tạo ấn tượng tốt từ thời còn làm Phó Tổng thống, thể hiện được vai trò trong việc giám sát một gói cứu trợ cho ngành công nghiệp ô tô và các khoản cứu trợ kinh tế khác vào năm 2009. Cựu Thống đốc của bang Rick Snyder (đảng Cộng hòa) đã ủng hộ ông Biden.

Ngoài ra, ông Biden cũng có lợi thế hơn trước so với bà Hillary Clinton khi sự quan tâm của cử tri đối với cuộc bầu cử tại bang Michigan cao hơn so với năm 2016. Tổng thống Trump cũng có lợi thế tại bang này khi nhiều cử tri ủng hộ Tổng thống Trump trong việc điều hành nền kinh tế hơn ông Biden.

Ông Biden cũng đang tìm cách thu hẹp khoảng cách này bằng bài phát biểu ngày 9/9 ở Michigan trong đó lập luận rằng Tổng thống Trump đã không thực hiện tốt trong việc bảo vệ việc làm của người Mỹ cũng như trong việc giữ cho hoạt động sản xuất không chuyển ra nước ngoài.

Một thành viên trong chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump cho biết các cuộc thăm dò mới đây, khoảng cách ủng hộ giữa ông Biden và Tổng thống Trump đã được thu hẹp dần so với thời gian trước. Đội ngũ của cả ông Biden và Tổng thống Trump đều nhận thấy tầm quan trọng của bang này và đang nỗ lực tranh thủ sự ủng hộ của cử tri tại đây.

Tại bang Pennsylvania, ông Biden có lợi thế khi sinh ra và lớn lên ở đây đến năm 10 tuổi. Bang này được coi là “sân nhà” của ông Biden, ông có quan hệ gắn bó và thường xuyên nhắc về quê nhà trong các bài phát biểu.

Tin liên quan
Bầu cử Mỹ: Mông lung cuộc chiến Tổng thống - truyền thông Bầu cử Mỹ: Mông lung cuộc chiến Tổng thống - truyền thông

Tuy nhiên, ông Biden đang bị Tổng thống Trump cáo buộc về việc bỏ rơi quê nhà khi đang ra sức cấm việc khai thác các mỏ dầu đá phiến mới, ngành công nghiệp cung cấp nhiều việc làm cho bang Pennsylvania và là ngành sản xuất khí đốt lớn thứ 2 ở Mỹ.

Ông Biden cũng đã từng tuyên bố sẽ không cấm hoàn toàn việc khai thác các mỏ dầu đá phiến mới mà chỉ cấm cấp phép khai thác dầu khí mới tại khu vực đất công. Ông Biden cần phải có bước đi cụ thể và thận trọng để tránh mâu thuẫn với thành viên của Đảng Dân chủ mà vẫn tranh thủ được sự ủng hộ của cử tri tại bang Pennsylvania.

Tại bang Wisconsin, các đảng viên đảng Dân chủ đã hy vọng về việc thúc đẩy công tác tranh cử ở bang Wisconsin khi dự kiến tổ chức Đại hội Đảng ở Milwaukee. Tuy nhiên, đại dich Covid-19 đã khiến kế hoạch đó diễn ra không như dự định.

Triển vọng về chiến thắng cho ứng cử viên đảng Dân chủ hay Cộng hoà ở bang Wisconsin vẫn chưa thực sự rõ ràng. Các thành viên đảng Cộng hoà đã nghĩ rằng tình trạng bất ổn ở Kenosha sẽ tạo ra môi trường đầy hứa hẹn để tranh thủ các cử tri trung thành của Tổng thống Trump với thông điệp “luật pháp và trật tự”.

Tuy nhiên, trong một cuộc thăm dò Wisconsin mới nhất từ Đại học Luật Marquette, các vấn đề này đều không tạo ra điểm nhấn mạnh đối với cuộc đua vào Nhà trắng sắp tới. Cả hai ứng cử viên Đảng Dân chủ và Cộng hoà vẫn tiếp tục cần nỗ lực rất nhiều để tranh thủ sự ủng hộ của cử tri ở các "bang chiến trường" như thế này .

‘Bóng ma’ tin giả ám ảnh bầu cử Mỹ 2020

‘Bóng ma’ tin giả ám ảnh bầu cử Mỹ 2020

TGVN. Các trang mạng xã hội đang có các bước đi để hạn chế thông tin sai lệch và tin giả lan truyền trên nền ...

PHÂN TÍCH Bầu cử Mỹ 2020. Cuộc đuổi vượt bắt đầu!

PHÂN TÍCH Bầu cử Mỹ 2020. Cuộc đuổi vượt bắt đầu!

TGVN. Từ đại hội đảng Dân chủ, ứng cử viên Donald Trump gửi đi những thông điệp gì? Hé lộ điều gì về chiến lược ...

Bầu cử Mỹ 2020 và Covid-19: Hoả mù đắc dụng

Bầu cử Mỹ 2020 và Covid-19: Hoả mù đắc dụng

TGVN. Dịch bệnh Covid-19 đang tác động mạnh đến cuộc bầu cử Mỹ 2020. Ông Trump và phe đảng Cộng hòa đối phó với hệ ...

Bài viết cùng chủ đề

Bầu cử Mỹ 2020

Đọc thêm

Ngày càng lo về quan hệ Nga-Triều Tiên, Mỹ cùng đồng minh sắp dùng đến thứ vũ khí này

Ngày càng lo về quan hệ Nga-Triều Tiên, Mỹ cùng đồng minh sắp dùng đến thứ vũ khí này

Mỹ sẽ tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt những đối tượng hợp tác hòng thúc đẩy việc chuyển giao vũ khí và dầu tinh chế giữa Nga-Triều ...
Nhận định, soi kèo Arsenal vs Bournemouth, 18h30 ngày 4/5 - Vòng 36 Ngoại hạng Anh

Nhận định, soi kèo Arsenal vs Bournemouth, 18h30 ngày 4/5 - Vòng 36 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu, soi kèo Arsenal vs Bournemouth tại vòng 36 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 18h30 ngày 4/5.
U23 Nhật Bản vô địch U23 châu Á 2024, điểm sáng thủ môn Leo Kokubo

U23 Nhật Bản vô địch U23 châu Á 2024, điểm sáng thủ môn Leo Kokubo

Thủ thành Leo Kokubo không cầm được những giọt nước mắt khi trận chung kết giữa U23 Nhật Bản và U23 Uzbekistan bước vào những phút bù giờ.
Bị Thổ Nhĩ Kỳ cắt đứt quan hệ thương mại, Israel 'gõ cửa' OECD, kêu gọi một vấn đề

Bị Thổ Nhĩ Kỳ cắt đứt quan hệ thương mại, Israel 'gõ cửa' OECD, kêu gọi một vấn đề

Bộ trưởng Kinh tế Israel Nir Barkat thông báo đã đệ đơn khiếu nại lên người đứng đầu OECD về quyết định mới nhất của Thổ Nhĩ Kỳ.
20 phương thức xét tuyển đại học năm 2024

20 phương thức xét tuyển đại học năm 2024

Năm 2024 sẽ có tất cả 20 phương thức xét tuyển đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể. Mời độc giả tham khảo bài ...
Đại sứ Nhật Bản Yamada Takio  - hành trình kiên định tư duy vì một mục tiêu đặc biệt

Đại sứ Nhật Bản Yamada Takio - hành trình kiên định tư duy vì một mục tiêu đặc biệt

Đại sứ Nhật Bản Yamada Takio đã luôn nỗ lực để hiện thực hóa mong mỏi đưa quan hệ Nhật-Việt phát triển thành đối tác thực sự đặc biệt.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Phiên bản di động