Định hình cục diện quan hệ Mỹ-Nhật trước thềm bầu cử

Hà Anh
Tokyo chuẩn bị sẵn phương án duy trì ổn định quỹ đạo quan hệ Mỹ-Nhật trong bối cảnh kết quả bầu cử Tổng thống xứ cờ hoa sắp ngã ngũ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Định hình cục diện quan hệ Mỹ-Nhật trước thềm bầu cử
Mỹ luôn coi Tokyo là đối tác ưu tiên tại châu Á. Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Kyodo News)

Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) - viện nghiên cứu chính sách độc lập có tiếng tăm của Mỹ mới đây đã đưa ra những phân tích, nhận định về sự chuẩn bị của Tokyo trước thềm bầu cử ở xứ cờ hoa.

Theo đó, liên minh an ninh Mỹ-Nhật đã tồn tại và phát triển mạnh mẽ trong nhiều năm qua dưới các đời chính quyền khác nhau. Trong bối cảnh an ninh khu vực phát đi tín hiệu xấu, Washington đang tăng cường phối hợp với Tokyo nhằm bổ sung năng lực răn đe với Bắc Kinh.

Dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, Nhà Trắng coi Tokyo là đối tác ưu tiên tại châu Á và nhất trí phát huy tầm nhìn chiến lược về một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở, duy trì an ninh, ổn định và thịnh vượng tại một trong những khu vực năng động nhất thế giới. Xu hướng hợp tác này tăng tốc dưới thời Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Kishida Fumio.

Tin liên quan
Điểm tin thế giới sáng 18/10: Nhật Bản ngỏ ý đối thoại về vấn đề Triều Tiên, NATO muốn Điểm tin thế giới sáng 18/10: Nhật Bản ngỏ ý đối thoại về vấn đề Triều Tiên, NATO muốn 'chuyện lâu dài' với Nga, Mỹ xóa nợ sinh viên

Trong bối cảnh đó, theo phân tích của CSIS, xứ sở Mặt trời mọc đang chuẩn bị sẵn phương án ứng phó với các kịch bản bầu cử Tổng thống Mỹ. Nếu ứng viên Đảng Cộng hòa Donald Trump quay trở lại Nhà Trắng, Tokyo sẽ tìm cách duy trì lập trường thống nhất với Washington trong cách tiếp cận cứng rắn với Trung Quốc, đồng thời giảm thiểu chính sách đơn phương của ông Trump về vấn đề Triều Tiên và vận động Bình Nhưỡng đẩy mạnh hợp tác.

Với tư cách đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ, quốc gia Đông Á sẽ nỗ lực duy trì nguồn đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh vai trò lãnh đạo của Washington trong hệ thống kinh tế quốc tế trước viễn cảnh ông Trump tái áp đặt chính sách phòng vệ thương mại.

Bên cạnh đó, chính quyền tân Thủ tướng Ishiba Shigeru có khả năng nâng cấp ngành công nghiệp quốc phòng nội địa nhằm giảm sự phụ thuộc vào Mỹ, cũng như khuyến khích Nhà Trắng củng cố liên minh với các đối tác trong khu vực, gồm Australia và nhóm Bộ tứ (Quad).

Ngược lại, các chuyên gia của CSIS cho rằng, trong trường hợp bà Kamala Harris thắng cử, Tokyo kỳ vọng tiếp nối động lực phát triển của quan hệ song phương, theo dõi kỹ lưỡng chính sách tiếp cận Trung Quốc, đường lối kinh tế và xây dựng quan hệ đối tác tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của ứng viên Đảng Dân chủ.

Bên cạnh đó, chính quyền ông Ishiba Shigeru sẽ vận động bà Harris triển khai chính sách kinh tế tiến bộ, giảm bớt lo ngại kịch bản Mỹ rút khỏi hệ thống thương mại đa phương, vốn buộc Nhật Bản và các nước khác tái xây dựng quy tắc và chuẩn mực kinh tế mới mà không có sự dẫn dắt của Washington.

Bất kể ai đắc cử vào tháng 11, Nhật Bản vẫn là đối tác không thể thiếu của Mỹ tại địa bàn Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Không đồng minh nào của Washington có khả năng định hình mạnh mẽ trật tự khu vực dựa trên luật lệ như Tokyo.

Do đó, Nhà Trắng cần tăng cường quan hệ với quốc gia Đông Á và các nước có cùng chí hướng, nhằm duy trì vai trò trung tâm của mạng lưới liên minh do Mỹ dẫn dắt trong bảo đảm hòa bình và thịnh vượng khu vực.

Trên cơ sở đó, theo CSIS, vị Tổng thống Mỹ sắp tới có thể xem xét một số gợi ý chính sách như sau:

Một là nâng tầm khả năng phối hợp của liên minh. Trong chuyến thăm Washington của Thủ tướng Kishida Fumio tháng 4/2024, Mỹ và Nhật Bản đã nhất trí cam kết nâng cấp bộ phận chỉ huy liên minh, giúp bổ sung khả năng phối hợp giữa quân đội hai bên trong trường hợp xảy ra tình huống khẩn cấp. Tổng thống mới của Mỹ nên tìm cách thúc đẩy cơ chế trên bằng việc yêu cầu Quốc hội cung cấp nguồn lực tài trợ và duy trì hợp tác công nghiệp quốc phòng.

Hai là củng cố mạng lưới đối tác Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Thời gian gần đây, Mỹ và Nhật Bản đạt nhiều tiến bộ trong xây dựng liên kết với các đối tác thứ ba, bao gồm Hàn Quốc, Australia và Philippines, qua đó ngăn Trung Quốc tìm cách chia rẽ mạng lưới đồng minh do Washington triển khai trong khu vực. Ngoài ra, các cơ chế như Bộ tứ (Quad) nên phát huy vai trò cung cấp tài trợ cho nhóm các nước đang phát triển vì tương lai ổn định và thịnh vượng của Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Kết thúc chiến dịch chống phiến quân, Mỹ hoàn tất rút lực lượng và tài sản khỏi Niger

Kết thúc chiến dịch chống phiến quân, Mỹ hoàn tất rút lực lượng và tài sản khỏi Niger

Quân đội Mỹ ngày 16/9 thông báo đã hoàn tất quá trình rút quân khỏi Niger theo yêu cầu của lãnh đạo phe đảo chính ...

Điểm tin thế giới sáng 19/9: Nhật Bản ấn định thời điểm bầu Thủ tướng, Hy Lạp chi tiền mua UAV Switchblade, Nga-Trung tập trận hàng hải

Điểm tin thế giới sáng 19/9: Nhật Bản ấn định thời điểm bầu Thủ tướng, Hy Lạp chi tiền mua UAV Switchblade, Nga-Trung tập trận hàng hải

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 19/9.

Mỹ, Nhật, Nga chia sẻ 'bí kíp' chuyển đổi công nghiệp với TP. HCM

Mỹ, Nhật, Nga chia sẻ 'bí kíp' chuyển đổi công nghiệp với TP. HCM

Đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ, Bộ Ngoại giao Nhật Bản và thành phố Saint Petersburg (Nga) chia sẻ với Báo Thế giới và Việt ...

Trung Quốc, Triều Tiên ‘viết một chương mới trong quan hệ hữu nghị song phương truyền thống’

Trung Quốc, Triều Tiên ‘viết một chương mới trong quan hệ hữu nghị song phương truyền thống’

Kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Triều Tiên, Chủ tịch Tập Cận Bình có điện mừng, nhấn ...

Điểm tin thế giới sáng 10/10: Nhật Bản giải tán Hạ viện, Nga đóng cửa Tổng lãnh sự quán Romania, EU mở cầu hàng không nhân đạo

Điểm tin thế giới sáng 10/10: Nhật Bản giải tán Hạ viện, Nga đóng cửa Tổng lãnh sự quán Romania, EU mở cầu hàng không nhân đạo

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 10/10.

(theo CSIS)

Bài viết cùng chủ đề

Bầu cử Mỹ 2020

Xem nhiều

Đọc thêm

Nga: Trẻ em nhập cư không biết tiếng Nga thì đừng đến trường!

Nga: Trẻ em nhập cư không biết tiếng Nga thì đừng đến trường!

Theo luật mới có hiệu lực từ ngày 1/4/2025, trẻ em nhập cư muốn nhập học các chương trình giáo dục phổ thông các cấp phải vượt qua kỳ thi ...
Vietlott 13/12, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 6 ngày 13/12/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 13/12, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 6 ngày 13/12/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 13/12 - xổ số Vietlott Mega 13/12. Trực tiếp xổ số Vietlott hôm nay 13/12/2024 nhanh nhất và chính xác nhất. Vietlott Mega 645 hôm nay.
Trước thềm 'cột mốc vàng', Ấn Độ-Bồ Đào Nha củng cố quan hệ hợp tác nhiều mặt

Trước thềm 'cột mốc vàng', Ấn Độ-Bồ Đào Nha củng cố quan hệ hợp tác nhiều mặt

Bộ trưởng Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Bồ Đào Nha Paulo Rangel bắt đầu chuyến thăm Ấn Độ từ hôm nay, 12/12.
Giá vàng hôm nay 13/12/2024: Giá vàng 'dậy sóng', Trung Quốc truyền năng lượng đẩy thuyền, tương lai vẫn tươi sáng vào năm 2025?

Giá vàng hôm nay 13/12/2024: Giá vàng 'dậy sóng', Trung Quốc truyền năng lượng đẩy thuyền, tương lai vẫn tươi sáng vào năm 2025?

Giá vàng hôm nay 13/12/2024: Giá vàng lại được 'truyền năng lượng', cú hích đẩy giá của Trung Quốc, tương lai vẫn tươi sáng vào năm 2025?
Giá tiêu hôm nay 13/12/2024: Thị trường đi ngang, xuất khẩu tiêu Việt sang hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng giảm trái chiều

Giá tiêu hôm nay 13/12/2024: Thị trường đi ngang, xuất khẩu tiêu Việt sang hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng giảm trái chiều

Giá tiêu hôm nay 13/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 – 147.200 đồng/kg.
Tham vấn chính trị định kỳ lần thứ 5 giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Israel

Tham vấn chính trị định kỳ lần thứ 5 giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Israel

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng cùng Tổng vụ trưởng Bộ Ngoại giao Israel Aliza Bin Noun đồng chủ trì phiên họp lần thứ 5 Tham vấn chính trị ...
Trước thềm 'cột mốc vàng', Ấn Độ-Bồ Đào Nha củng cố quan hệ hợp tác nhiều mặt

Trước thềm 'cột mốc vàng', Ấn Độ-Bồ Đào Nha củng cố quan hệ hợp tác nhiều mặt

Bộ trưởng Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Bồ Đào Nha Paulo Rangel bắt đầu chuyến thăm Ấn Độ từ hôm nay, 12/12.
Tin thế giới 12/12: Ukraine tấn công Nga bằng tên lửa Mỹ, Cảnh sát Hàn Quốc khám Văn phòng Tổng thống, EU tung trừng phạt mới lên Moscow

Tin thế giới 12/12: Ukraine tấn công Nga bằng tên lửa Mỹ, Cảnh sát Hàn Quốc khám Văn phòng Tổng thống, EU tung trừng phạt mới lên Moscow

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Lãnh đạo phe đối lập Syria cam kết giải thể lực lượng an ninh của cựu Tổng thống al-Assad

Lãnh đạo phe đối lập Syria cam kết giải thể lực lượng an ninh của cựu Tổng thống al-Assad

Lãnh đạo phe đối lập lật đổ cựu Tổng thống Bashar al-Assad, tuyên bố sẽ giải thể lực lượng an ninh của chính quyền cũ, đóng cửa các nhà tù khét tiếng.
Hàn Quốc: Tướng cấp cao ra quân lệnh khẳng định lập trường chính trị, nguy cơ Tổng thống bị luận tội tăng cao

Hàn Quốc: Tướng cấp cao ra quân lệnh khẳng định lập trường chính trị, nguy cơ Tổng thống bị luận tội tăng cao

Chính trường Hàn Quốc tiếp tục có các diễn biến mới xoay quanh nỗ lực điều tra về lệnh thiết quân luật ngắn ngủi mà Tổng thống ban hành.
Thủ tướng một nước EU: Muốn bình thường hóa với Nga, không bao giờ cho phép Ukraine gia nhập NATO, phương Tây đã thất bại...

Thủ tướng một nước EU: Muốn bình thường hóa với Nga, không bao giờ cho phép Ukraine gia nhập NATO, phương Tây đã thất bại...

Thủ tướng Slovakia Robert Fico nhận định, Ukraine sẽ mất 1/3 lãnh thổ do xung đột với Nga, nhưng sẽ không nhận được lời mời gia nhập NATO.
ECOWAS muốn 3 nước Sahel trở lại, sẽ dùng 'sự khôn ngoan và ngoại giao' để tạo khác biệt

ECOWAS muốn 3 nước Sahel trở lại, sẽ dùng 'sự khôn ngoan và ngoại giao' để tạo khác biệt

Lợi ích và phúc lợi của người dân Burkina Faso, Mali và Niger vẫn là ưu tiên hàng đầu của các nhà lãnh đạo ECOWAS.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Anh Keir Starmer tới Trung Đông phản ánh ưu tiên và quan điểm của xứ sở sương mù trong hợp tác với khu vực này.
Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Việc Thủ tướng Nepal KP Sharma Oli chọn Trung Quốc làm điểm dừng chân trong chuyến công du đầu tiên phản ánh thay đổi đáng chú ý từ Kathmandu.
Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Vào nửa đêm 3/12, một cơn 'địa chấn' đã làm rung chuyển Hàn Quốc sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol bất ngờ ban bố tình trạng khẩn cấp.
Điều ẩn chứa sau kế hoạch đóng băng xung đột ở Ukraine, toan tính và hy vọng

Điều ẩn chứa sau kế hoạch đóng băng xung đột ở Ukraine, toan tính và hy vọng

Ngừng bắn, tạo cơ hội đàm phán chấm dứt xung đột Nga-Ukraine là điều mà cộng đồng quốc tế trông đợi, song hàm ý đằng sau kế hoạch mới của ông Donald Trump...
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Liều thuốc giảm đau

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Liều thuốc giảm đau

Việc Israel và Hezbollah đạt được thoả thuận ngừng bắn vào ngày 27/11 là một tin vui hiếm hoi cho khu vực vốn chìm trong khói súng hơn một năm qua.
Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Sau khi Nga tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo Oreshnik, kho vũ khí hạt nhân của nước này được quan tâm hơn bao giờ hết.
'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

Cuộc nội chiến kéo dài ở Syria đã thu hút sự chú ý của thế giới sau khi lực lượng nổi dậy bất ngờ chiếm giữ hầu hết Aleppo.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Vũ khí hạt nhân đặc biệt nổi bật vì sự hủy diệt tuyệt đối và khả năng đe dọa toàn cầu, song vẫn có những công cụ khác có sức phá hủy kinh hoàng.
Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Mosco sẽ tiếp tục thử nghiệm tên lửa Oreshnik trong chiến đấu sau khi dùng để tấn công Ukraine ngày 21/11.
Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Sự xuất hiện của kênh đào nhân tạo giúp phá vỡ giới hạn địa lý, mở ra vô vàn cơ hội cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và chính trị toàn cầu.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 1): Công cụ thời Trung cổ khủng bố tinh thần, bí mật ẩn giấu vẫn chưa có lời giải

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 1): Công cụ thời Trung cổ khủng bố tinh thần, bí mật ẩn giấu vẫn chưa có lời giải

Cùng với sự phát triển của văn minh nhân loại và các cuộc xung đột trên toàn cầu, vũ khí cũng dần trở nên đa dạng, hiện đại và nguy hiểm.
Phiên bản di động