Bầu cử Mỹ 2020: Tân Tổng thống sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn trên mặt trận kinh tế. (Nguồn: AFP) |
Triển vọng kinh tế u ám
Trước khi đại dịch Covid-19 ập đến, nền kinh tế Mỹ đang trên đà phát triển mạnh mẽ, tỷ lệ thất nghiệp giảm, lãi suất vay thấp và chi tiêu tiêu dùng tăng. Điều này đã được Tổng thống Trump khẳng định là thành tựu của ông trong nhiệm kỳ đầu tiên.
Tuy nhiên, những chỉ số tích cực đó đã “đổ sông đổ bể” dưới sự tác động của đại dịch Covid-19, kể từ tháng 3. Nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa và hàng triệu người Mỹ thất nghiệp.
Lực lượng lao động của quốc gia này hiện ít hơn so với trước khi Tổng thống Trump lần đầu tiên nhậm chức vào năm 2016. Các nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự báo, tỷ lệ thất nghiệp của nước này sẽ ở mức 5,5% vào cuối năm 2020, cao hơn mức 4,7% khi Tổng thống Trump mới đắc cử.
Trang Reuters cho biết, tình trạng suy thoái kinh tế tại Mỹ đang rất tồi tệ. Covid-19 đã quét sạch sản lượng kinh tế của hơn 1 năm qua, cũng như hơn 5 năm tăng trưởng việc làm. Lực lượng lao động hiện nhỏ hơn cả giai đoạn 1 năm trước khi Tổng thống Trump lên cầm quyền.
Điểm sáng hiếm hoi là chi tiêu của người tiêu dùng đang mạnh hơn so với giai đoạn ngay sau khi đại dịch bùng phát hồi tháng 3, song vẫn chỉ là một sự "giậm chân tại chỗ" từ tháng 6 năm ngoái.
Bên cạnh đó, giá nhà ở đang gia tăng, điều tích cực cho các chủ sở hữu nhà ở Mỹ, nhưng đồng thời cũng làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng về khả năng chi trả cho những người dân đang khao khát sở hữu một căn nhà.
Hoạt động chế tạo, một mối lo nghiêm trọng tại các bang chiến địa ở khu vực Trung Tây đã hồi phục trở lại, song tình trạng việc làm trong ngành chế tạo đang ở mức tồi tệ nhất so với tình hình việc làm nói chung.
Cố vấn kinh tế chủ chốt của cựu Tổng thống Barack Obama Jason Furman cho rằng, bất chấp những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đã bắt đầu trì trệ trở lại trong một đợt bùng phát dịch bệnh mới, “gần như chắc chắn nền kinh tế sẽ tích cực hơn trong năm 2021”.
Ngoài tình trạng thất nghiệp và sản lượng kinh tế giảm sút, dù là Tổng thống đương nhiệm Donald Trump hay ứng cử viên Joe Biden cũng sẽ đều phải đối mặt với hàng loạt "cơn gió ngược" kéo dài, bao gồm sự bất bình đẳng sâu sắc, nợ công tăng và sự rạn nứt trong các mối quan hệ thương mại quốc tế.
Chờ đợi gói kích thích mới
Nhưng ngay cả khi kết quả bầu cử không chắc chắn và nhiều khả năng còn biến động trong một thời gian tới do những tranh cãi hậu bầu cử thì các nhà đầu tư thị trường chứng khoán vẫn tỏ ra lạc quan.
Điều đó một phần là do đảng Cộng hòa dường như sẽ duy trì quyền lực ở Thượng viện. Trong trường hợp ông Trump tái đắc cử, các ưu tiên chính sách sẽ được hỗ trợ để duy trì. Còn nếu ông Biden giành chiến thắng, đây sẽ là lực lượng ngăn cản ông cố gắng thông qua bất kỳ thay đổi chính sách lớn nào.
Ngoài ra, Lãnh đạo đa số Thượng viện thuộc đảng Cộng hòa Mitch McConnell đã báo hiệu rằng, ông sẵn sàng cân nhắc một dự luật viện trợ kinh tế mới trước khi các thành viên mới được bầu của Thượng viện và Hạ viện tuyên thệ nhậm chức.
Tin liên quan |
NFAP: Tổng thống Trump đã không thành công trong chính sách thương mại |
Các chuyên gia dự báo, kinh tế Mỹ có thể tăng trưởng trở lại vào cuối năm 2021, tuy nhiên khả năng phục hồi của nền kinh tế Mỹ sẽ phụ thuộc vào thời gian, quy mô và hình thức của gói kích thích kinh tế mới - vốn đã bế tắc trước cuộc bầu cử.
Ông James Knightley, người đứng đầu bộ phận kinh tế quốc tế của ngân hàng ING nhận thấy, một gói kích thích kinh tế có quy mô “khiêm tốn hơn” có thể đồng nghĩa với việc triển vọng tăng trưởng và lợi nhuận doanh nghiệp sẽ không mạnh mẽ như mong đợi.
Hai kịch bản
Matthew Luzzetti, nhà kinh tế trưởng người Mỹ tại Ngân hàng Deutsche Bank nhận định, kịch bản ông Biden đắc cử tổng thống và đảng Cộng hòa nắm thế tại Thượng viện sẽ là tồi tệ nhất cho nền kinh tế Mỹ năm 2021.
Lý giải điều này, ông Luzzetti nói: "Bởi người Cộng hòa khả năng cao sẽ phản đối một gói kích thích kinh tế lớn. Đây sẽ là tin xấu cho hàng triệu người Mỹ có thu nhập thấp và trung bình đang thất nghiệp, nỗ lực kiếm việc làm trong các lĩnh vực như du lịch và giải trí vốn vẫn đang trong tình trạng hấp hối và phải đợi đến khi nào đại dịch có thể được kiểm soát".
Ông Luzzetti cũng cho rằng, kịch bản ông Trump tái đắc cử và Thượng viện vẫn nằm trong kiểm soát của đảng Cộng hòa có thể tạo ra được thêm nhiều sự kích thích cho nền kinh tế vì Tổng thống đương nhiệm ủng hộ điều này và có thể gây ảnh hưởng lớn hơn nữa nếu tái đắc cử.
"Tuy nhiên, dù kết quả bầu cử có thế nào thì bất kỳ gói hỗ trợ nào cũng nên đem lại sự hỗ trợ nhiều hơn cho người thất nghiệp, doanh nghiệp nhỏ, cũng như cho chính quyền địa phương, để từ đó có thể duy trì động lực của nền kinh tế", ông Luzzetti nhấn mạnh.
| Kết quả bầu cử Mỹ 2020: Ông Trump và ông Biden cùng nhau 'lướt sóng' TGVN. Ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden đang tới gần cột mốc 270 phiếu đại cử tri cần thiết để giành chiến thắng ... |
| Bầu cử Mỹ 2020: Cử tri khắp cả nước đổ xô xuống đường biểu tình TGVN. Cử tri đảng Dân chủ và Công hòa khắp nước Mỹ đã xuống đường biểu tình do lo ngại về một kết quả bầu ... |
| Những cái lạ nhất trong lịch sử của bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020 TGVN. Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020 giữa Tổng thống Donald Trump và cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden, được coi là ... |