Nhỏ Bình thường Lớn

Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống Biden rời 'ghế nóng', lộ diện những vấn đề kinh tế người kế nhiệm phải đối mặt

Ông Joe Biden đã chính thức rút khỏi "đường đua" bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Người kế nhiệm đảng Dân chủ sẽ phải đưa câu trả lời cho sự phục hồi kinh tế của đất nước.
(Nguồn: AP)
Hiện tại, triển vọng kinh tế có vẻ hứa hẹn hơn một chút so với năm 2021 - khi ông Biden mới đảm nhận vị trí Tổng thống. (Nguồn: AP)

Tuyên bố của ông Biden, được đăng trên mạng X vào chiều ngày 21/7 (giờ bờ Đông nước Mỹ), đã ca ngợi các chính sách kinh tế của chính quyền ông. “Ngày nay, nước Mỹ có nền kinh tế mạnh nhất thế giới. Chúng ta đã vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái", Tổng thống Mỹ viết.

Như vậy, ông Biden đã chính thức định ngày kết thúc sự nghiệp chính trị của mình, vào tháng 11/2024. Ông tán thành bà Kamala Harris làm ứng viên của đảng Dân chủ. Cơ hội tái đắc cử lớn hơn với cựu Tổng thống Donald Trump và nước Mỹ không loại trừ khả năng có nữ Tổng thống đầu tiên trong lịch sử gần 250 năm.

Dưới đây là những lĩnh vực trong nền kinh tế mà ứng cử viên mới của đảng Dân chủ sẽ phải đối mặt:

Tin liên quan
Ông Biden rút khỏi Ông Biden rút khỏi 'đường đua' bầu cử Mỹ, thị trường không thích điều này?

Tỷ lệ thất nghiệp

Ngày 5/7, Cục Thống kê Lao động Mỹ báo cáo, nền kinh tế đã bổ sung thêm 206.000 việc làm trong tháng 6, giảm nhẹ so với con số 215.000 việc làm của tháng 5 .

Nền kinh tế vẫn mạnh mẽ về mặt lịch sử. Tháng 6 đánh dấu tháng tăng trưởng việc làm thứ 42 liên tiếp của nền kinh tế - mức tăng trưởng việc làm dài thứ năm được ghi nhận.

Bên cạnh đó, trong tháng 6, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao hơn một chút, tăng 0,1 điểm phần trăm lên 4,1%. Điều đó đánh dấu lần đầu tiên kể từ tháng 11/2021, tỷ lệ thất nghiệp ở mức trên 4% và cũng là tháng thứ ba liên tiếp tỷ lệ thất nghiệp tăng.

Cơ hội việc làm - mặc dù vẫn ở trên mức trước đại dịch - nhưng đã bị thu hẹp và người Mỹ vẫn thất nghiệp trong thời gian dài hơn.

Dữ liệu của Cục Thống kê Lao động Mỹ cho thấy, thời gian thất nghiệp trung bình của người dân tại nền kinh tế lớn nhất thế giới đã tăng cao hơn - lên 9,8 tuần từ 8,9 tuần - và đạt mức cao chưa từng thấy kể từ tháng 1/2023.

Mặc dù các nhà kinh tế không quá lo lắng về tỷ lệ thất nghiệp hiện tại, nhưng những đợt gia tăng tiếp theo khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đang đến gần có thể gây ra một số lo ngại cho ứng cử viên mới của Đảng Dân chủ.

Lãi suất ở mức cao

Báo cáo việc làm tháng 6 của Cục Thống kê Lao động Mỹ cũng chỉ ra rằng, tăng trưởng tiền lương đang chậm lại, với thu nhập trung bình mỗi giờ tăng 0,3% trong tháng và chậm lại ở mức 3,9% hàng năm - mức thấp nhất trong ba năm.

Mức lương chậm lại có thể giúp tạo tiền đề cho Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bắt đầu cắt giảm lãi suất - nếu việc này khiến lạm phát chậm hơn. Tăng trưởng tiền lương mạnh có thể gây áp lực lên giá cả. Tuy nhiên, các quan chức Fed cho biết, họ tập trung chủ yếu vào các thước đo lạm phát để dự đoán rằng, liệu lạm phát có được kiểm soát hay không.

Fed đã khởi động một chiến dịch tăng lãi suất mạnh mẽ vào tháng 3/2022, trong nỗ lực chống lại một cuộc suy thoái sắp xảy ra trong bối cảnh lạm phát hậu đại dịch gia tăng. Dù vậy, Fed vẫn do dự trong việc cắt giảm lãi suất.

Sau cuộc họp vào tháng 6, Fed tuyên bố sẽ giữ lãi suất cho vay chuẩn ở mức hiện tại, duy trì mức cao nhất trong 23 năm kể từ tháng 8 năm ngoái.

Lãi suất cao trong lịch sử đã gây áp lực lớn lên chi phí sinh hoạt của người Mỹ vì chúng ảnh hưởng đến mọi thứ, từ lãi suất thế chấp đến các khoản vay mua ô tô. Chi phí đi vay dự kiến ​​sẽ giảm vào cuối năm, nhưng có thể không nhiều.

kinh tế Mỹ, lạm phát Mỹ (Nguồn: ABC News)
kinh tế Mỹ, lạm phát Mỹ (Nguồn: ABC News)

Tỷ lệ lạm phát

Cùng với lãi suất, lạm phát cũng là mối quan tâm tài chính hàng đầu của người Mỹ trong suốt nhiệm kỳ của Tổng thống Biden. Áp lực của đại dịch Covid-19 lên chuỗi cung ứng toàn cầu đã đẩy giá cả hàng hóa ngày càng cao kể từ năm 2021.

Tính đến tháng 6, lạm phát hàng năm là 3%, giảm từ mức 3,3% trong tháng 5. Hồi tháng 6/2022, tỷ lệ lạm phát ở mức 9,1% - tỷ lệ hàng năm cao nhất trong hơn 40 năm.

Dữ liệu của Cục Thống kê Lao động Mỹ cho thấy, giá tiêu dùng đang tăng với tốc độ chậm nhất kể từ tháng 6/2023.

Tuy nhiên, cần thêm thời gian để những điểm dữ liệu này có tác động rõ rệt đến ví tiền của người tiêu dùng. Với nhiều hộ gia đình, chi phí cuộc sống vẫn cực kỳ đắt đỏ bởi họ đã phải đối mặt với giá cả hàng hóa cao liên tục trong ba năm qua.

So với tháng 2/2020, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) nước này đang cao hơn 20%. Việc này ăn mòn thu nhập của nhiều người Mỹ. Trước đó, lạm phát ổn định ở mức dưới 3% (2016-2020).

Nhà kinh tế Bernard Yaros tại Oxford Economics nhận định: "Người dân không nhìn vào sự thay đổi của giá cả, mà chỉ biết giá một vỉ trứng bây giờ cao hơn 2 năm trước. Tôi cho rằng, đây là điều khiến đảng Cộng hòa gặp bất lợi, trên góc độ điều hành kinh tế".

Ngành sản xuất dần phục hồi

Là "lá cờ đầu" của chính quyền Tổng thống Biden, Đạo luật CHIPS và Khoa học đã được thông qua vào tháng 7/2022 để giúp các công ty đưa hoạt động sản xuất chip trở lại Mỹ, từ đó, giúp giảm chi phí và ngăn chặn sự gián đoạn chuỗi cung ứng.

Từng dẫn đầu về sản xuất chip bán dẫn, Mỹ đã mất vị thế khi các nước như Trung Quốc tăng cường sản xuất, buộc nhiều nhà sản xuất tại nền kinh tế lớn nhất thế giới phải nhập khẩu chip để sản xuất ô tô, điện thoại thông minh và thiết bị y tế.

Kể từ khi ban hành dự luật, chính quyền đã đổ hàng tỷ USD vào hoạt động nghiên cứu, phát triển và sản xuất tại các cơ sở trên khắp các bang như Arizona, Colorado, New Mexico, Oregon và Texas.

Hồi tháng 4/2023, Nhà Trắng công bố: “Các công ty đã công bố đầu tư hơn 825 tỷ USD vào sản xuất và năng lượng sạch ở Mỹ, kể từ khi Tổng thống nhậm chức, bao gồm cả lĩnh vực bán dẫn".

Cục Thống kê Lao động Mỹ cho rằng, việc làm trong ngành sản xuất trên khắp đất nước đã ổn định ở mức 13 triệu nhân viên, sau khi phục hồi sau đợt suy thoái mạnh liên quan đến đại dịch vào năm 2020. Và ứng cử viên mới của đảng Dân chủ có thể dựa vào Đạo luật CHIPS và Khoa học như một dấu hiệu cho thấy cam kết của đảng trong việc tăng cường việc làm trong nước.

Triển vọng kinh tế có vẻ hứa hẹn hơn một chút so với năm 2021 - khi ông Biden mới đảm nhận vị trí Tổng thống. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn khó khăn và ứng cử viên mới của Đảng Dân chủ sẽ phải đối mặt với bối cảnh bấp bênh trước cuộc bầu cử tháng 11 tới.

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Lời hứa 'khoan dầu' của ông Trump 'rinh' 7,3 triệu USD, mặt hàng này là nhân tố quyết định

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Lời hứa 'khoan dầu' của ông Trump 'rinh' 7,3 triệu USD, mặt hàng này là nhân tố quyết định

Trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024, dầu mỏ - mặt hàng chiến lược này sẽ vẫn là vấn đề quan trọng.

Người Mỹ lạc quan việc về khả năng nới lỏng lãi suất cho vay

Người Mỹ lạc quan việc về khả năng nới lỏng lãi suất cho vay

Những người Mỹ chờ đợi việc nới lỏng lãi suất cho vay có thể không phải đợi lâu nữa trong bối cảnh giá tiêu dùng ...

Thêm mặt trận mới trong cuộc chiến công nghệ Mỹ-Trung Quốc, Bắc Kinh đang dần 'lép vế'?

Thêm mặt trận mới trong cuộc chiến công nghệ Mỹ-Trung Quốc, Bắc Kinh đang dần 'lép vế'?

Căng thẳng công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng gia tăng, mạng lưới cáp ngầm rộng lớn dưới biển đang được dự đoán ...

Quan chức Fed lên tiếng về việc Mỹ cắt giảm lãi suất, nhắc đến 'cái giá phải trả'

Quan chức Fed lên tiếng về việc Mỹ cắt giảm lãi suất, nhắc đến 'cái giá phải trả'

Ngày 18/7, Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) chi nhánh San Francisco Mary Daly cho biết, bà muốn củng cố niềm tin ...

Ông Biden rút khỏi 'đường đua' bầu cử Mỹ, thị trường không thích điều này?

Ông Biden rút khỏi 'đường đua' bầu cử Mỹ, thị trường không thích điều này?

Việc đương kim Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố rút lui khỏi cuộc tranh cử Tổng thống vào ngày 21/7 có thể khiến các ...

(theo CNN)