Bầu cử Mỹ và Đông Nam Á

Lục Sứ
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày càng đến gần, các quốc gia Đông Nam Á đang theo dõi kỹ lưỡng. Bởi bất cứ ai trở thành chủ nhân Nhà Trắng đều sẽ mang lại những thách thức và cơ hội cho khu vực theo những chiều hướng khác nhau.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bầu cử Mỹ và Đông Nam Á

Ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris (trái) và ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump. (Nguồn: Reuters)

Theo khảo sát ngày 20/8 trên trang Five Thirty Eight, khoảng 46,6% người dân Mỹ có xu hướng ủng hộ bà Harris trở thành Tổng thống, trong khi con số của ông Trump là 43,8%. Cách biệt sát nút cho thấy cuộc đua vào Nhà Trắng hứa hẹn nhiều bất ngờ phía trước. Nhưng dù ai trở thành Tổng thống thứ 49 của xứ cờ hoa, cũng sẽ có những tác động nhất định đến khu vực Đông Nam Á, nhất là trong các lĩnh vực như chính trị - an ninh, kinh tế, thương mại.

Tin liên quan
Bầu cử Mỹ 2024: Ông Donald Trump và bà Kamala Harris xác nhận ‘rất mong chờ’ tranh luận trực tiếp trên đài ABC và nhiều lần khác Bầu cử Mỹ 2024: Ông Donald Trump và bà Kamala Harris xác nhận ‘rất mong chờ’ tranh luận trực tiếp trên đài ABC và nhiều lần khác

Khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong nhiều năm nay được xem là trọng tâm chiến lược hàng đầu của Mỹ. Tại đây, chính quyền Tổng thống Biden đang muốn thúc đẩy các cơ chế đối thoại đa phương về an ninh như ARF, ADMM+, EAS, v.v., trong đó ASEAN giữ vai trò trung tâm. Tuy nhiên, không gì đảm bảo rằng nếu ứng viên Cộng hòa Donald Trump trúng cử, ông sẽ duy trì cách tiếp cận này.

Cựu Tổng thống cho rằng Mỹ đang chi quá nhiều nguồn lực vào các liên minh và cơ chế liên kết không hiệu quả. Do đó, ông có thể dồn sự chú ý nhiều hơn vào các liên kết tiểu đa phương như QUAD (Bộ tứ an ninh, gồm Ấn Độ, Australia, Mỹ và Nhật Bản) và AUKUS (liên minh Anh - Mỹ - Australia) để thúc đẩy lợi ích của Washington trong khu vực này.

Trong khi đó, nếu đắc cử, bà Harris được cho là sẽ cơ bản kế thừa đường lối của Tổng thống Biden, tiếp tục củng cố mạng lưới đồng minh tại khu vực, khuyến khích hợp tác đa phương và thúc đẩy đối thoại. Chính sách này có thể giúp ASEAN duy trì vai trò trung tâm của mình mà không bị cuốn sâu vào cạnh tranh giữa các cường quốc.

Biển Đông luôn là điểm nóng trong quan hệ quốc tế. Dưới nhiệm kỳ của ông Trump trước đây, Washing ton đã tăng cường hiện diện quân sự ở khu vực nhằm gia tăng đối trọng trước sự can dự của Trung Quốc. Nếu tái đắc cử, không loại trừ khả năng ứng cử viên đảng Cộng hòa sẽ tiếp tục chính sách can dự mạnh mẽ tại khu vực thông qua các hoạt động tự do hàng hải (FONOP) và hợp tác quốc phòng với các nước Đông Nam Á. Điều này có thể khiến các thành viên ASEAN phải điều chỉnh chiến lược để tránh bị “mắc kẹt” giữa hai cường quốc.

Bà Harris, tương tự như Tổng thống Biden, nhiều khả năng sẽ tiếp tục nỗ lực làm sâu sắc quan hệ với các đối tác an ninh trong khu vực có liên quan đến vấn đề Biển Đông như Australia và Philippines. Trong chuyến thăm Philippines năm 2022, bà Harris đã lên án hành vi “đe dọa và ép buộc” của Bắc Kinh tại vùng biển tranh chấp này. Trong bối cảnh hiện tại, bà Harris có thể sẽ tiếp tục chiến lược kết hợp hợp tác và đấu tranh, giữ vững hiện trạng tại Biển Đông, trong khi gia tăng gắn kết chặt chẽ hơn với ASEAN.

Dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, nguyên tắc "Nước Mỹ trên hết" chi phối chính sách thương mại với Đông Nam Á, thể hiện qua việc gây sức ép thương mại và áp dụng biện pháp bảo hộ, điều tra chống bán phá giá và áp thuế đối với các sản phẩm nằm trong “danh sách đen” của Mỹ. Nếu tái đắc cử, ông Trump có thể sẽ tiếp tục thúc đẩy chính sách này, tạo thêm thách thức kinh tế cho các quốc gia Đông Nam Á. Tuy vậy, khu vực này có thể hưởng lợi từ dòng vốn đầu tư mới và cơ hội xuất khẩu gia tăng nếu Washington dịch chuyển thêm chuỗi cung ứng từ Trung Quốc sang các nước lân cận.

Đối với Phó Tổng thống Kamala Harris, chưa có dấu hiệu nào cho thấy bà sẽ đảo ngược chính sách thuế quan dưới thời ông Trump và Tổng thống Biden. Trong bài phát biểu về chính sách kinh tế vào ngày 16/8, ứng viên Harris đã chỉ trích kế hoạch tăng thuế của ông Trump nhưng lại tán thành các chính sách hỗ trợ tầng lớp trung lưu - động cơ cho các biện pháp bảo hộ của chính quyền Biden. Bà Harris có thể đưa ra các chính sách thương mại mới với yêu cầu tiêu chuẩn lao động và môi trường cao hơn, đặt ra thách thức cho các nền kinh tế ASEAN do chi phí sản xuất sẽ tăng lên khi phải tuân thủ các tiêu chuẩn này.

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới sẽ có tác động lớn đến Đông Nam Á, đặc biệt là trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế và an ninh. Đối với ông Trump, khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương sẽ vẫn được chú trọng, nhưng ông sẽ đẩy mạnh các liên kết tiểu đa phương như QUAD và AUKUS. Ông Trump cũng có khả năng sẽ tăng cường hiện diện quân sự tại Biển Đông nhằm gia tăng đối trọng với Trung Quốc.

Nhưng dù ai thắng cử và với chính sách đối với khu vực ra sao, cũng sẽ có những tác động nhất định đến ASEAN và các quốc gia Đông Nam Á, mang lại cả những thách thức và cơ hội cho khu vực này. Tuy nhiên, ở cả hai kịch bản đều đòi hỏi một ASEAN linh hoạt và chủ động, gia tăng "tự chủ chiến lược" để tối đa hóa lợi ích của mình trong bối cảnh toàn cầu đầy biến động.

Việc hoãn tuyên án cựu Tổng thống Trump và tác động đến bầu cử Mỹ 2024

Việc hoãn tuyên án cựu Tổng thống Trump và tác động đến bầu cử Mỹ 2024

Việc hoãn tuyên án cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump trong vụ chi tiền bịt miệng mở ra khả năng đảo ngược cáo trạng và ...

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Bộ đôi Kamala Harris và Tim Walz khởi động chiến dịch tranh cử ở Philadelphia

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Bộ đôi Kamala Harris và Tim Walz khởi động chiến dịch tranh cử ở Philadelphia

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và "phó tướng" Tim Walz đã có sự khởi đầu thành công trong chiến dịch tranh cử trước đám ...

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Donald Trump và bà Kamala Harris xác nhận ‘rất mong chờ’ tranh luận trực tiếp trên đài ABC và nhiều lần khác

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Donald Trump và bà Kamala Harris xác nhận ‘rất mong chờ’ tranh luận trực tiếp trên đài ABC và nhiều lần khác

Ông Donald Trump và bà Kamala Harris sẽ tham gia cuộc tranh luận trực tiếp trên đài ABC vào ngày 10/9, sau khi cựu tổng ...

Bầu cử Mỹ 2024: Các chiến dịch tranh cử của ông Trump và bà Harris vào tầm ngắm của tin tặc, Google chỉ ra kẻ đứng sau

Bầu cử Mỹ 2024: Các chiến dịch tranh cử của ông Trump và bà Harris vào tầm ngắm của tin tặc, Google chỉ ra kẻ đứng sau

Ngày 14/8, Google xác nhận, các tin tặc được Iran hậu thuẫn đang nhắm mục tiêu vào chiến dịch tranh cử của các ứng cử ...

Sóng bầu cử Mỹ có dạt đến Đông Bắc Á?

Sóng bầu cử Mỹ có dạt đến Đông Bắc Á?

Việc ai trở thành tổng thống Mỹ tiếp theo sẽ tác động đáng kể tới chính sách của Washington với Triều Tiên, trong khi liên ...

Bài viết cùng chủ đề

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá vàng hôm nay 6/10/2024: Giá vàng tăng vọt, SJC cán mốc mới, lý do duy nhất giữ ‘quyền lực’ cho vàng, dự đoán thời điểm đỉnh 3.000 USD/ounce

Giá vàng hôm nay 6/10/2024: Giá vàng tăng vọt, SJC cán mốc mới, lý do duy nhất giữ ‘quyền lực’ cho vàng, dự đoán thời điểm đỉnh 3.000 USD/ounce

Giá vàng hôm nay 6/10/2024, giá vàng phục hồi ấn tượng, chuyên gia ngày càng thận trọng. Thời điểm đạt 3.000 USD/ounce. Giá vàng SJC lên mốc mới.
Giá tiêu hôm nay 6/10/2024: Thị trường mua bán cầm chừng, sự bùng nổ về giá giúp ngành hàng hồ tiêu xuất khẩu sớm về đích

Giá tiêu hôm nay 6/10/2024: Thị trường mua bán cầm chừng, sự bùng nổ về giá giúp ngành hàng hồ tiêu xuất khẩu sớm về đích

Giá tiêu hôm nay 6/10/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 – 147.000 đồng/kg.
Pháp muốn hạn chế quyền của EC trong tài trợ Ukraine, kêu gọi ngừng cấp vũ khí cho Israel và khẳng định chắc nịch một điều

Pháp muốn hạn chế quyền của EC trong tài trợ Ukraine, kêu gọi ngừng cấp vũ khí cho Israel và khẳng định chắc nịch một điều

Pháp đã đề xuất hạn chế quyền của Ủy ban châu Âu trong tài trợ cho Ukraine mà không có sự giám sát rộng rãi từ các nước thành viên ...
Tổng thư ký Louise Mushikiwabo: Việt Nam là nhân tố không thể thiếu trong cộng đồng Pháp ngữ

Tổng thư ký Louise Mushikiwabo: Việt Nam là nhân tố không thể thiếu trong cộng đồng Pháp ngữ

Đó là khẳng định của Tổng thư ký Pháp ngữ Louise Mushikiwabo trong cuộc gặp với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm vào ngày 5/10.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gặp lãnh đạo Lào, Canada, Bỉ, Thuỵ Sỹ và Armenia

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gặp lãnh đạo Lào, Canada, Bỉ, Thuỵ Sỹ và Armenia

Ngày 5/10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gặp và trao đổi với lãnh đạo các nước Lào, Canada, Bỉ, Thuỵ Sỹ và Armenia.
Thầy Nguyễn Xuân Khang đã lập 'Dự án Làng Nủ'

Thầy Nguyễn Xuân Khang đã lập 'Dự án Làng Nủ'

Tối 4/10, thầy Nguyễn Xuân Khang, Chủ tịch Hội đồng trường Marie Curie (Hà Nội) cho biết đã lập 'Dự án Làng Nủ'.
Cuộc đua giành chức Chủ tịch LDP: Hành trình cam go

Cuộc đua giành chức Chủ tịch LDP: Hành trình cam go

Cuộc đua vào chiếc ghế Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) ngày 27/9 đang nóng hơn bao giờ hết.
Pháp: Nội các mới, thách thức cũ

Pháp: Nội các mới, thách thức cũ

Sau hai tháng rưỡi kể từ cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn, Thủ tướng Michel Barnier đã công bố nội các mới với thành phần ngả mạnh sang cánh hữu.
Thượng đỉnh Bộ tứ: Hằng số và biến số

Thượng đỉnh Bộ tứ: Hằng số và biến số

Khẳng định những 'hằng số' giữa vô vàn 'biến số' là trọng tâm của Hội nghị thượng đỉnh Bộ tứ ngày 21/9 tại Delaware (Mỹ).
Căng thẳng Somalia-Ethiopia: Chưa tháo được kíp nổ

Căng thẳng Somalia-Ethiopia: Chưa tháo được kíp nổ

Vòng đàm giữa Somalia và Ethiopia một lần nữa bị hoãn cho thấy tương lai mờ mịt trong việc giải quyết bất đồng gia tăng giữa hai quốc gia này.
Trung Quốc chào đón hai Thủ tướng từ châu Âu: Hợp tác trong khác biệt

Trung Quốc chào đón hai Thủ tướng từ châu Âu: Hợp tác trong khác biệt

Chuyến thăm Trung Quốc mới đây của hai Thủ tướng từ hai quốc gia châu Âu là Tây Ban Nha và Na Uy minh chứng rõ nét cho điều này.
Ngoại giao con thoi của Thủ tướng Anh

Ngoại giao con thoi của Thủ tướng Anh

Kể từ khi nhậm chức, Thủ tướng Anh Keir Starmer tiến hành công du các đối tác quan trọng nhằm cải thiện quan hệ song phương hậu Brexit...
Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

La Francophonie là tên gọi của cộng đồng các quốc gia và vùng lãnh thổ có sử dụng tiếng Pháp, ngôn ngữ được sử dụng nhiều thứ năm trên thế giới...
Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Những biểu hiện của biến đổi khí hậu, sự tác động của El Nino và La Nina khiến 2024 là năm ghi nhận nhiều kỷ lục thiên tai đáng buồn...
Ông Ishiba Shigeru, vị Thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản là ai?

Ông Ishiba Shigeru, vị Thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản là ai?

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ishiba Shigeru bất ngờ giành chiến thắng trong cuộc đua vào ghế Chủ tịch LDP, đồng nghĩa sẽ trở thành thủ tướng Nhật Bản tiếp theo.
Cách tiếp cận của EU với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Từ chiến lược đến thực tiễn

Cách tiếp cận của EU với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Từ chiến lược đến thực tiễn

Là tên dự án nghiên cứu thực hiện bởi Trường ĐH KHXH&NV, với sự hỗ trợ của Viện KAS (Đức) được thực hiện trong 3 năm, từ 2021 đến 2023, qua 3 giai đoạn.
Giải pháp toàn cầu, hướng tới tương lai tốt đẹp hơn

Giải pháp toàn cầu, hướng tới tương lai tốt đẹp hơn

Liên hợp quốc hiện là diễn đàn đa phương quan trọng hàng đầu để các quốc gia đối thoại, cùng thúc đẩy giải pháp cho các vấn đề khu vực và toàn cầu.
Kỷ nguyên mới trong hợp tác Trung Quốc-châu Phi

Kỷ nguyên mới trong hợp tác Trung Quốc-châu Phi

Những cam kết tại Diễn đàn hợp tác Trung Quốc-châu Phi diễn ra mới đâycho thấy một cách tiếp cận mới trong quan hệ hợp tác với lục địa đen của Bắc Kinh.
Chuyên gia Georgia nói gì về cuộc xung đột Nga-Ukraine?

Chuyên gia Georgia nói gì về cuộc xung đột Nga-Ukraine?

Chuyên gia an ninh người Georgia Kakha Qemoklidze đánh giá về kết cục của cuộc xung đột tại Ukraine và tác động tới Georgia.
Hàn Quốc tìm kiếm vai trò lớn hơn ở Đông Nam Á

Hàn Quốc tìm kiếm vai trò lớn hơn ở Đông Nam Á

Nếu Seoul muốn trở thành một thế lực lớn hơn trong khu vực, họ phải mở rộng trọng tâm ra ngoài thương mại và đóng vai trò tích cực hơn trong an ninh Biển Đông.
Mỹ tìm cách ngăn cản Israel tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran, tránh kịch bản tồi tệ nhất

Mỹ tìm cách ngăn cản Israel tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran, tránh kịch bản tồi tệ nhất

Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng Israel nên tạm hoãn việc tấn công trả đũa vào các cơ sở hạt nhân của Iran.
Lực lượng Houthi Yemen đang 'thu lợi' từ cuộc xung đột kéo dài ở Trung Đông

Lực lượng Houthi Yemen đang 'thu lợi' từ cuộc xung đột kéo dài ở Trung Đông

Kể từ khi Israel tăng cường các chiến dịch nhằm vào Hezbollah, lực lượng Houthi ở Yemen thể hiện vai trò lớn hơn trong tình hình xung đột phức tạp đang diễn ra ở Trung ...
Bật mí lý do các nhà sản xuất Apple chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam đang 'khát' nhân công

Bật mí lý do các nhà sản xuất Apple chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam đang 'khát' nhân công

Trong bài viết của mình, Lam Le, phóng viên của Rest of World chuyên đưa tin về lao động và công nghệ ở Đông Nam Á, cho biết giờ là thời điểm công nhân có ...
Phát triển năng lượng hạt nhân tại các nước EU

Phát triển năng lượng hạt nhân tại các nước EU

Kazinform có bài viết về tình trạng và sự phát triển năng lượng hạt nhân ở một số quốc gia thuộc Liên minh châu Âu.
Phiên bản di động