Bầu cử Philippines có tạo ra ngã rẽ trong vấn đề Biển Đông?

Vy Anh
Các chuyên gia quốc tế nhận định, ứng cử viên nào chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Philippines tới đây sẽ quyết định phần nào quan điểm của Manila trong vấn đề Biển Đông.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bầu cử Philippines và những ngã rẽ trong vấn đề Biển Đông
Tàu cảnh sát biển Philippines diễn tập tại Biển Đông. (Nguồn: AFP)

Ứng viên nào rắn hơn?

Các ứng viên tranh ghế tổng thống, phó tổng thống của Philippines đang chạy nước rút trước ngày bầu cử vào đầu tuần sau. Theo các cuộc thăm dò được công bố hôm 2/5, ứng cử viên Ferdinand Marcos Jr. (con của cố Tổng thống Ferdinand Marcos Sr.) vẫn duy trì vị thế dẫn đầu.

Tuy nhiên, một số nhà quan sát cho rằng, cơ hội chưa hẳn đã hết với đối thủ gần nhất là đương kim Phó Tổng thống Leni Robredo, người từng tuyên bố sẽ tìm kiếm sự trợ giúp để bảo vệ vùng biển của Philippines ở Biển Đông.

Tỷ lệ ủng hộ dành cho ông Marcos Jr. vẫn duy trì ở mức 56% trong khi bà Robredo chỉ đạt 23% số phiếu ủng hộ, giảm 1 điểm phần trăm theo các cuộc thăm dò mới đây của Pulse Asia. Tám ứng cử viên còn lại, theo nhận định của giới chuyên gia, đều không còn khả năng cạnh tranh trong cuộc bầu cử.

Hơn 67 triệu người Philippines đã đăng ký đi bỏ phiếu, mức cao lịch sử tại quốc gia này.

Giới phân tích Mỹ nhận định, ông Marcos Jr. có lập trường tương tự với Tổng thống sắp mãn nhiệm Rodrigo Duterte, và không quyết liệt trong việc thực hiện phán quyết năm 2016 của Tòa trọng tài ở La Haye về tranh chấp ở Biển Đông.

Greg Poling, chuyên gia về Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế (CSIS), bình luận rằng ông Marcos chưa thực sự cương quyết trong việc phản bác những lập luận phi pháp của Bắc Kinh trong vấn đề Biển Đông.

Bản thân ứng cử viên Marcos Jr. từng tuyên bố sẽ không thay đổi lộ trình chính sách đối ngoại đáng kể nếu chiến thắng, và về cơ bản sẽ tiếp tục các chính sách của Tổng thống Duterte.

Thêm nữa, bà Sara Duterte-Carpio, con gái của Tổng thống Duterte, liên danh tranh cử với ông Marcos Jr., tranh ghế phó tổng thống, đã nhấn mạnh sẽ tiếp nối di sản của nhà lãnh đạo sắp mãn nhiệm.

Giới học giả cho rằng, bà Robredo nếu đắc cử sẽ có lập trường cứng rắn hơn với Bắc Kinh trong các vấn đề hàng hải.

Theo chuyên gia Poling, trong khi ông Marcos Jr. không có nhiều quan điểm rõ ràng vấn đề Biển Đông, thì bà Robredo tuyên bố sẽ thực thi phán quyết của Tòa trọng tài năm 2016, theo đó phủ nhận toàn bộ yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông.

Phó Tổng thống Robredo cũng nhiều lần nhấn mạnh, vùng biển thuộc Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines thuộc về Philippines và bà “sẽ chiến đấu vì điều đó”. Thậm chí, bà Robredo còn đưa ra ý tưởng mà chính quyền Tổng thống sắp mãn nhiệm Duterte chưa từng ủng hộ: Dựa vào phán quyết để xây dựng một liên minh gây áp lực cho Trung Quốc.

Chuyên gia Poling cho rằng về tư tưởng bà Robredo không hẳn là ủng hộ Mỹ hay “vận động mạnh mẽ cho liên minh”, song bà sẵn sàng kêu gọi các đồng minh hỗ trợ trong các tranh cãi hàng hải kéo dài suốt nhiều năm.

Ông Poling khẳng định, bà Robredo là một người quyết liệt trong vấn đề Biển Đông bởi bà từng tuyên bố Trung Quốc là một mối đe dọa và vi phạm luật pháp quốc tế ở Biển Đông. Nếu bà thắng cử, liên minh Mỹ-Philippines sẽ được củng cố.

Tin liên quan
ASEAN và niềm tin vào ASEAN và niềm tin vào 'hiến chương xanh' trong giải quyết vấn đề Biển Đông

Liên minh với Mỹ luôn được coi trọng

Cả hai ứng cử viên đều được giới chuyên gia nhận định là không có nhiều kinh nghiệm về chính sách đối ngoại, và trong cuộc bầu cử năm nay, vấn đề đối ngoại hay Biển Đông không phải là yếu tố được dự định là có quá nhiều sức nặng để tác động đến cán cân.

Về đối nội, nền kinh tế Philippines mới chỉ bắt đầu đà phục hồi sau khi nước này là một trong số các quốc gia duy trì các biện pháp phong tỏa kéo dài nhất vì dịch Covid-19.

Ông Andrew Yeo, nhà nghiên cứu tại Viện Brookings, cho rằng chính sách đối ngoại “không phải là vấn đề quan trọng trong các cuộc bầu cử… Vấn đề lớn nhất chính là phục hồi hậu đại dịch”.

Theo ông Andrew Yeo, mối quan hệ với Mỹ khó có khả năng xấu đi nếu ứng cử viên Marcos Jr. đắc cử vì “quân đội Philippines rất ủng hộ liên minh với Mỹ và giới hoạch định chính sách đối ngoại lâu năm cũng có chung quan điểm này…

Ông Marcos Jr. sẽ phải thận trọng định hình các chính sách bởi ông ấy cần dựa vào quân đội cũng như giới hoạch định chính sách kỳ cựu khi vạch ra đường hướng trong tương lai".

Về ứng cử viên Robredo, nhà nghiên cứu của Viện Brookings cho rằng, rõ ràng có thể thấy được Phó Tổng thống đương nhiệm sẽ ủng hộ liên minh với Mỹ, một liên minh tôn trọng các quy định luật pháp và tự do hàng hải.

Thủ tướng Nhật Bản tỏ thái độ quyết liệt liên quan vấn đề Biển Đông, Biển Hoa Đông

Thủ tướng Nhật Bản tỏ thái độ quyết liệt liên quan vấn đề Biển Đông, Biển Hoa Đông

Tối 18/11, trong cuộc điện đàm với Tổng thống Indonesia Joko Widodo, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bày tỏ phản đối quyết liệt các ...

Bầu cử Philippines: Phó Tổng thống Robredo tuyên bố tranh cử, những nhân vật nào đã lộ diện?

Bầu cử Philippines: Phó Tổng thống Robredo tuyên bố tranh cử, những nhân vật nào đã lộ diện?

Ngày 7/10, Phó Tổng thống Philippines Leni Robredo xác nhận bà sẽ tranh cử chức tổng thống trong cuộc bầu cử diễn ra vào tháng ...

(theo Reuters, Eurasia Review)

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Xem nhiều

Đọc thêm

Trừng phạt Nga: Lý do thực sự Mỹ mạnh tay với Gazprombank; Thụy Sỹ 'nhập cuộc'; Slovakia, Hungary đang làm điều này

Trừng phạt Nga: Lý do thực sự Mỹ mạnh tay với Gazprombank; Thụy Sỹ 'nhập cuộc'; Slovakia, Hungary đang làm điều này

Gazprombank đã nằm trong tầm ngắm của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden suốt nhiều năm.
Giá heo hơi hôm nay 22/11: Giữ giá trên cả 3 miền, nguồn cung thị trường toàn cầu giảm sút

Giá heo hơi hôm nay 22/11: Giữ giá trên cả 3 miền, nguồn cung thị trường toàn cầu giảm sút

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay giữ ổn định trên cả nước. Theo khảo sát, thị trường heo hơi toàn quốc hiện dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 ...
ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng của Israel cũng như thủ lĩnh Hamas.
MU tính lên kế hoạch tái ký miễn phí Angel Gomes

MU tính lên kế hoạch tái ký miễn phí Angel Gomes

Tân HLV Ruben Amorim ủng hộ Ban lãnh đạo MU tái ký tiền vệ người Anh Angel Gomes.
Nga lại trở thành 'người khổng lồ' ở EU; giá khí đốt tăng vọt, cuộc khủng hoảng năng lượng mới 'gõ cửa' châu Âu?

Nga lại trở thành 'người khổng lồ' ở EU; giá khí đốt tăng vọt, cuộc khủng hoảng năng lượng mới 'gõ cửa' châu Âu?

Tháng 9/2024, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm? Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết ...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động