Dầu mỏ là mặt hàng chiến lược, sẽ có tác động đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024. (Nguồn: Forbes) |
Mỹ - nhà sản xuất và tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất hành tinh - có mối quan hệ đặc biệt chặt chẽ với mặt hàng này. Và các ứng viên Tổng thống Mỹ đều biết điều đó.
Lời hứa của hai ứng cử viên
Lời hứa “khoan dầu, khoan dầu, khoan dầu” của ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã thu hút được sự hỗ trợ tài chính của các tập đoàn công nghiệp, với khoản quyên góp 7,3 triệu USD cho chiến dịch tranh cử của ông - nhiều gấp ba lần so với chiến dịch tranh cử của
Trong khi đó, Tổng thống Joe Biden đã cố gắng giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch bằng chính sách năng lượng xanh và các luật khác của mình. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Mỹ đồng thời vẫn chú ý đến việc tăng sản lượng dầu trong nước và cam kết sẽ giữ giá xăng ở mức thấp. Đó là một lời hứa quan trọng ở Mỹ, một đất nước nổi tiếng với niềm đam mê ô tô.
Tin liên quan |
Không phải lạm phát, đây mới là mối đe dọa thực sự với kinh tế Mỹ |
Các trung tâm mua sắm bên ngoài thành phố, đường cao tốc dài và việc chính phủ thiếu đầu tư vào giao thông công cộng đã thúc đẩy sự phụ thuộc vào ô tô, với nhiều thành phố được thiết kế xung quanh hệ thống đường bộ khổng lồ.
Vì vậy, có lẽ không có gì ngạc nhiên khi giá bán tại các trạm xăng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cử tri, thậm chí giá xăng có “tác động lớn” đến lạm phát và tâm lý người tiêu dùng. Khi giá nhiên liệu tăng, niềm tin vào nền kinh tế giảm sút.
Trong khi nhiều nước châu Âu và châu Á đã chuyển sang các nguồn năng lượng thay thế, Mỹ vẫn không giảm bớt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch khi nói đến vận tải.
Các mẫu xe điện chỉ chiếm 8% số xe bán ra ở Mỹ, so với 21% ở châu Âu và 29% ở Trung Quốc.
Bất kỳ sự gia tăng giá xăng nào trước “mùa lái xe” (mùa Hè của Mỹ) - khi những ngày nghỉ lễ và thời tiết tốt hơn khuyến khích việc di chuyển bằng đường bộ nhiều hơn và mức tiêu thụ xăng ước tính cao hơn 400.000 thùng/ngày so với những thời điểm khác - sẽ là mối lo ngại thực sự đối với đảng Dân chủ.
Dầu mỏ có lẽ sẽ là nhân tố tác động đến quyết định của cử tri Mỹ về người thắng, kẻ thua trong cuộc bầu cử Mỹ 2024. (Nguồn: AP) |
Nhân tố quyết định
Trang The Conversation viết rằng, sự thật là bất cứ ai ở Nhà Trắng cũng chỉ có khả năng hạn chế trong việc tác động đến giá xăng. Khoảng 50% giá bán tại các trạm xăng là do thị trường quốc tế quy định.
Dù đã sản xuất đủ dầu trong nước để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ, Mỹ vẫn tiếp tục bán dầu trên khắp thế giới.
Trở lại năm 2015, Quốc hội đã bỏ phiếu dỡ bỏ các hạn chế đối với xuất khẩu dầu thô của Mỹ đã tồn tại trong 4 thập niên, cho phép các công ty Mỹ bán dầu cho người trả giá quốc tế cao nhất. Mọi chuyện càng phức tạp hơn khi một số nhà máy lọc dầu của Mỹ chỉ có thể xử lý một loại dầu thô nhập khẩu nhất định. Tổng thống Mỹ không thể kiểm soát được việc sản xuất dầu mỏ ở nước ngoài.
Khi đó, giá dầu tăng vọt do khủng hoảng chính trị ở các khu vực sản xuất dầu khác cho thấy việc tiếp tục phụ thuộc vào dầu mỏ, dù được sản xuất trong nước hay nhập khẩu, khiến nền kinh tế lớn nhất thế giới phải đối mặt với những cú sốc thị trường toàn cầu mà từ đó có thể ảnh hưởng đến kết quả bầu cử.
Sau chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga vào Ukraine vào năm 2022 bắt đầu và việc cắt giảm sản lượng từ các quốc gia như Saudi Arabia vào năm 2023, Đảng Cộng hòa lên tiếng rằng, chính sách môi trường của ông Biden đã làm giảm hoạt động khoan dầu trong nước và chấm dứt hợp đồng thuê giàn khoan ở Bắc Cực.
Vì vậy, các quy định về dầu khí trong nước cũng đóng một vai trò quan trọng, vì các nhà sản xuất dầu chiếm phần ảnh hưởng đáng kể ở Mỹ.
Những tháng gần đây, Tổng thống Biden đã lật ngược 27 chủ trương về môi trường của ông Trump và hoàn thành ít nhất 24 chính sách mới tác động trực tiếp đến ngành nhiên liệu hóa thạch. Ví dụ, ngày 19/4, Bộ Nội vụ Mỹ đã cấm khai thác dầu khí tại nhiều khu vực ở Alaska.
Dù vậy, Mỹ vẫn đang là quốc gia sản xuất nhiều dầu nhất thế giới, trung bình gần 13 triệu thùng/ngày. Năm 2023, ExxonMobil và Chevron - hai công ty năng lượng lớn nhất nước Mỹ - cũng báo cáo lợi nhuận hàng năm đạt kỷ lục trong một thập kỷ. Các nhà dự báo dự đoán, sản lượng sẽ tăng 2% vào năm 2024.
Sản lượng dầu của Mỹ tăng có thể giúp ích cho nỗ lực tái tranh cử của đảng Dân chủ, nhưng giá xăng tăng thì không - mặc dù mức độ của chúng phụ thuộc nhiều hơn vào các chính sách năng lượng của ông Biden.
Vì vậy, dầu mỏ có lẽ sẽ là nhân tố tác động đến quyết định của cử tri Mỹ về người thắng, kẻ thua trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới.
| Trung Quốc có đủ mạnh để soán ngôi Mỹ? Ý tưởng Trung Quốc vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới được các nhà hoạch định chính sách và kinh ... |
| Kinh tế Nga: Bội thu từ dầu khí, thấy động lực tích cực bền vững, thâm hụt ngân sách tăng hơn 38% Bộ Tài chính Nga thông tin, doanh thu từ dầu khí đạt 5,698 nghìn tỷ Ruble, tăng 68,5% so với cùng kỳ năm ngoái, phần ... |
| Azerbaijan nêu lý do muốn gia nhập BRICS Ngày 11/7, phát biểu tại cuộc họp toàn thể của Diễn đàn Nghị viện BRICS ở St. Petersburg (Nga), Chủ tịch Quốc hội Azerbaijan Sahiba ... |
| Không phải lạm phát, đây mới là mối đe dọa thực sự với kinh tế Mỹ Mối nguy hiểm lớn nhất mà nền kinh tế Mỹ phải đối mặt trong nhiều năm qua là lạm phát. Giờ đây, một vấn đề ... |
| Một nước châu Âu xây dựng lò phản ứng hạt nhân 'độc nhất' có khả năng dừng hoạt động trong tích tắc Việc xây dựng lò phản ứng hạt nhân MYRRHA đã chính thức khởi động tại thị trấn Mol, tỉnh Antwerp, Bỉ. |