Bầu cử tổng thống Pháp: Trận ‘so găng’ quyết liệt trên sóng truyền hình, hướng đi nào sẽ được chọn?

Nam Anh
Bốn ngày trước chặng cuối của cuộc đua đến Điện Élysée, đương kim Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và đối thủ đảng cực hữu Marine Le Pen đã đối đầu trực diện trên sóng truyền hình.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đương kim Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và đối thủ đảng cực hữu Marine Le Pen đã đối đầu trực diện trên sóng truyền hình tối ngày 20/4. (Nguồn: AFP)
Đương kim Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và đối thủ đảng cực hữu Marine Le Pen đối đầu trực diện trên sóng truyền hình tối ngày 20/4. (Nguồn: AFP)

Cuộc tranh luận dài hai tiếng rưỡi được phát sóng trực tiếp trên kênh truyền hình và đài phát thanh quốc gia vào tối 20/4 theo giờ địa phương, xoay quanh các vấn đề như xung đột Nga-Ukraine, chăm sóc sức khỏe, chế độ lương hưu, đại dịch Covid-19, thuế khóa, nhập cư trái phép, môi trường sinh thái và chi phí sinh hoạt.

Trong trận đấu được nhiều người mong đợi, lãnh đạo cực hữu Le Pen đã cho thấy người Pháp không nên ngại cho bà cơ hội điều hành đất nước. Còn Tổng thống trẻ tuổi Macron quyết tâm sửa chữa hình ảnh một người đàn ông mà nước Pháp vừa yêu vừa ghét của mình .

Khác với cuộc tranh luận năm 2017, lần này, bà Marine Le Pen có tâm thế sẵn sàng ngay từ đầu và tự tin hơn rất nhiều.

Ứng cử viên đảng cực hữu cho biết, 70% người dân Pháp tin rằng mức sống của họ đã giảm trong 5 năm qua, và bà sẽ là nhà lãnh đạo vì hòa bình và tình đoàn kết.

“Chúng tôi cần ưu tiên cho người Pháp trên chính đất nước của họ”, bà tuyên bố.

Theo đương kim Tổng thống, nước Pháp đã biết đến cuộc khủng hoảng chưa từng có, đó là đại dịch Covid-19 và xung đột ở phía Đông châu Âu. Ông Macron nói mình đã chèo lái nước Pháp vượt qua những thách thức đó và nhằm đưa Pháp trở thành một quốc gia mạnh mẽ hơn.

Ông bày tỏ quan điểm về cuộc bỏ phiếu vòng hai vào Chủ nhật tới: “Đây sẽ là cuộc trưng cầu dân ý về châu Âu, về chủ nghĩa thế tục và là thời điểm lựa chọn rõ ràng".

Sau một khởi đầu tương đối ôn hòa, cuộc tranh luận nhanh chóng trở nên gay cấn khi hai ứng cử viên đề cập vấn đề nóng bỏng nhất đối với cử tri.

Sinh hoạt phí: Bà Le Pen cho biết đây là ưu tiên trong chính sách của bà: "Tôi sẽ cắt giảm vĩnh viễn thuế VAT đối với năng lượng và miễn thuế thu nhập cho những người dưới 30 tuổi", đồng thời cáo buộc ông Macron đã làm giảm mức lương hưu.

Ông Macron gọi giải pháp của mình là chính sách áp đặt giới hạn giá "hiệu quả gấp đôi so với việc giảm thuế bán hàng".

Hai đối thủ trở nên sôi nổi khi khi tranh luận về cách giảm giá năng lượng khi ông Macron liên tục thách thức các đề xuất của đối thủ còn bà Le Pen tuyên bố “muốn trả lại tiền cho người Pháp".

Xung đột Nga-Ukraine: Tổng thống Macron cho rằng Nga đang "đi vào con đường chết chóc" và vai trò của Pháp là cung cấp thiết bị quân sự cho Ukraine cũng như tiếp nhận người tị nạn. Trong khi ứng viên cực hữu cảnh báo rằng việc trao vũ khí cho Ukraine có thể khiến Pháp trở thành "kẻ hiếu chiến".

Tuy nhiên, cả hai đều nhất trí về chính sách ủng hộ Ukraine và tiếp nhận người tị nạn của đối thủ.

Hầu như không có cử chỉ thân thiện nào trong suốt cuộc tranh luận gay gắt trên truyền hình. Ông Macron liên tục tìm cách đánh vào hồ sơ thành tích của bà Le Pen, trong khi bà Le Pen cố gắng tập trung vào hiệu quả điều hành của chính phủ.

Liên minh châu Âu: Bà Le Pen đã thay đổi chính sách của mình từ việc mong muốn rời khỏi EU sang “tìm kiếm sự thay đổi từ bên khối”, nhưng đối thủ Macron lập luận rằng ý tưởng của bà về một "châu Âu của các quốc gia" sẽ đánh dấu sự kết thúc của EU.

Bà Le Pen cho biết Pháp đã không bảo vệ được lợi ích của mình trong EU và bà sẽ ngừng đàm phán các thỏa thuận thương mại "gây tổn hại cho các nhà sản xuất nông nghiệp và nông dân Pháp".

Bầu cử tổng thống Pháp: Trận ‘so găng’ quyết liệt trên sóng truyền hình, hướng đi nào sẽ được chọn?
Tổng thống Pháp Macron có khả năng sẽ giành chiến thắng trong vòng bỏ phiếu thứ hai, với hầu hết các cuộc thăm dò đều cho thấy ông luôn dẫn trước 10%. (Nguồn: AFP)

Nhập cư và Hồi giáo: Bà Le Pen muốn một cuộc trưng cầu ý dân về nhập cư, với kế hoạch đưa ra các quy tắc nghiêm ngặt để nhập cảnh vào Pháp và trở thành người Pháp. Theo một đề xuất gây nhiều tranh cãi có tên là Priorité nationale (Ưu tiên quốc gia), bà cũng muốn công dân Pháp được cung cấp nhà ở và các dịch vụ xã hội trước người nước ngoài.

Ông Macron đã lên án "chương trình nghị sự theo chủ nghĩa dân tộc, không phải là chủ nghĩa yêu nước" của bà Le Pen. Ông chủ trương gia tăng biên chế lực lượng cảnh sát và hiến binh, tăng cường sự hiện diện trên đường phố để lập lại trật tự.

Liên quan đến vấn đề phụ nữ Hồi giáo mang “khăn trùm đầu”, bà Le Pen muốn cấm và phạt tiền phụ nữ đội khăn trùm đầu ở những nơi công cộng trong khi đương kim Tổng thống không có kế hoạch thay đổi và cho rằng đây là vấn đề nữ quyền.

Cuộc thăm dò ý kiến ​​mới nhất từ ​​Ipsos cho thấy ông Macron dẫn trước bà Le Pen 12 điểm ở cuộc bỏ phiếu ở vòng hai sắp tới với tỷ số lần lượt là 56% và 44%, sai số 1,1%. Trong số những người nói sẽ bỏ phiếu trắng, 43% cho biết họ có thể thay đổi quyết định vào ngày cuối cùng.

Một cuộc thăm dò của BFMTV lại cho thấy 59% cho rằng những chính sách của Tổng thống Macron thuyết phục hơn, trong khi 39% muốn đem chiến thắng cho ứng cử viên đảng cực hữu Le Pen.

Bầu cử tổng thống Pháp: Ông Macron ‘nghênh chiến’ đối thủ cực hữu Le Pen trên truyền hình

Bầu cử tổng thống Pháp: Ông Macron ‘nghênh chiến’ đối thủ cực hữu Le Pen trên truyền hình

Trước thềm bầu cử tổng thống Pháp vòng II, nhà lãnh đạo Emmanuel Macron và đối thủ cực hữu Marine Le Pen đang chuẩn bị ...

Bầu cử tổng thống Pháp: Câu chuyện không chỉ là tìm chủ nhân Điện Élysée

Bầu cử tổng thống Pháp: Câu chuyện không chỉ là tìm chủ nhân Điện Élysée

Thủ đô nước Pháp ở cách xa miền Đông Ukraine, song những gì xảy ra tại các điểm bầu cử ở Pháp trong tháng này ...

Bài viết cùng chủ đề

Bầu cử Tổng thống Pháp 2022

Xem nhiều

Đọc thêm

Điểm tin thế giới sáng 16/10: Ấn Độ mua UAV Predator từ Mỹ, Nga khẳng định không hề bị cô lập, Australia trừng phạt 5 cá nhân Iran

Điểm tin thế giới sáng 16/10: Ấn Độ mua UAV Predator từ Mỹ, Nga khẳng định không hề bị cô lập, Australia trừng phạt 5 cá nhân Iran

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 16/10.
Giá tiêu hôm nay 16/10/2024: Thị trường trầm lắng, Việt Nam giảm mạnh nhập khẩu từ quốc gia này

Giá tiêu hôm nay 16/10/2024: Thị trường trầm lắng, Việt Nam giảm mạnh nhập khẩu từ quốc gia này

Giá tiêu hôm nay 16/10/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 143.000 – 144.000 đồng/kg.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 15/10/2024, Lịch vạn niên ngày 15 tháng 10 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 15/10/2024, Lịch vạn niên ngày 15 tháng 10 năm 2024

Lịch âm 15/10. Lịch âm 15/10/2024? Âm lịch hôm nay 15/10. Lịch vạn niên 15/10/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 16/10/2024: Thiên Bình sự nghiệp tỏa sáng

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 16/10/2024: Thiên Bình sự nghiệp tỏa sáng

Tử vi hôm nay 16/10/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 16/10/2024: Tuổi Sửu làm việc hiệu quả

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 16/10/2024: Tuổi Sửu làm việc hiệu quả

Xem tử vi 16/10 - tử vi 12 con giáp hôm nay 16/10/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Ủy ban Thực phẩm Ireland quảng bá sữa chất lượng châu Âu tại Việt Nam

Ủy ban Thực phẩm Ireland quảng bá sữa chất lượng châu Âu tại Việt Nam

Vừa qua, tại Fiv Vietnam 2024, Bord Bia đã giới thiệu những sản phẩm từ sữa chất lượng châu Âu, đặc biệt là từ Ireland tới người tiêu dùng Việt ...
Thượng đỉnh SNG Moscow: Mối quan tâm đến Á-Âu đang tăng lên

Thượng đỉnh SNG Moscow: Mối quan tâm đến Á-Âu đang tăng lên

Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) diễn ra ngày 8/10 dưới sự chủ trì của Tổng thống Liên bang Nga V. Putin cùng nguyên thủ 9 nước SNG.
Tổng thống Maldives thăm Ấn Độ: Nỗ lực hàn gắn và cân bằng

Tổng thống Maldives thăm Ấn Độ: Nỗ lực hàn gắn và cân bằng

Trong nỗ lực hàn gắn mối quan hệ 'cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt' gần đây với New Delhi, Tổng thống Maldives đã thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ...
Bầu cử Tổng thống Mozambique: Cuộc đua ‘tứ mã’

Bầu cử Tổng thống Mozambique: Cuộc đua ‘tứ mã’

Theo Hiến pháp Mozambique, bầu cử tổng thống được tổ chức theo hình thức phổ thông đầu phiếu.
Một năm xung đột Israel-Hamas: Nguy cơ cuộc chiến toàn diện

Một năm xung đột Israel-Hamas: Nguy cơ cuộc chiến toàn diện

Ngày 7/10 đánh dấu tròn một năm cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas.
Cuộc đua giành chức Chủ tịch LDP: Hành trình cam go

Cuộc đua giành chức Chủ tịch LDP: Hành trình cam go

Cuộc đua vào chiếc ghế Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) ngày 27/9 đang nóng hơn bao giờ hết.
Pháp: Nội các mới, thách thức cũ

Pháp: Nội các mới, thách thức cũ

Sau hai tháng rưỡi kể từ cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn, Thủ tướng Michel Barnier đã công bố nội các mới với thành phần ngả mạnh sang cánh hữu.
Giải Nobel – Di sản của một thiên tài

Giải Nobel – Di sản của một thiên tài

Nobel, giải thưởng danh giá bậc nhất thế giới được trao cho các cá nhân và tổ chức đạt những thành tựu lớn lao cho nhân loại theo ý nguyện của Alfred Nobel.
Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

La Francophonie là tên gọi của cộng đồng các quốc gia và vùng lãnh thổ có sử dụng tiếng Pháp, ngôn ngữ được sử dụng nhiều thứ năm trên thế giới...
Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Những biểu hiện của biến đổi khí hậu, sự tác động của El Nino và La Nina khiến 2024 là năm ghi nhận nhiều kỷ lục thiên tai đáng buồn...
Ông Ishiba Shigeru, vị Thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản là ai?

Ông Ishiba Shigeru, vị Thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản là ai?

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ishiba Shigeru bất ngờ giành chiến thắng trong cuộc đua vào ghế Chủ tịch LDP, đồng nghĩa sẽ trở thành thủ tướng Nhật Bản tiếp theo.
Cách tiếp cận của EU với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Từ chiến lược đến thực tiễn

Cách tiếp cận của EU với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Từ chiến lược đến thực tiễn

Là tên dự án nghiên cứu thực hiện bởi Trường ĐH KHXH&NV, với sự hỗ trợ của Viện KAS (Đức) được thực hiện trong 3 năm, từ 2021 đến 2023, qua 3 giai đoạn.
Giải pháp toàn cầu, hướng tới tương lai tốt đẹp hơn

Giải pháp toàn cầu, hướng tới tương lai tốt đẹp hơn

Liên hợp quốc hiện là diễn đàn đa phương quan trọng hàng đầu để các quốc gia đối thoại, cùng thúc đẩy giải pháp cho các vấn đề khu vực và toàn cầu.
Tình hình bán đảo Triều Tiên: Biểu tượng hợp tác tan tành trong 'phút mốt', chuyện gì sắp xảy ra?

Tình hình bán đảo Triều Tiên: Biểu tượng hợp tác tan tành trong 'phút mốt', chuyện gì sắp xảy ra?

Triều Tiên và Hàn Quốc đều đang có những động thái quân sự khiến căng thẳng bị đẩy lên cao.
Câu chuyện chiến lược của Việt Nam là gì?

Câu chuyện chiến lược của Việt Nam là gì?

Câu chuyện chiến lược đang được phát triển của Việt Nam, qua trình bày của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, phản ánh một quốc gia đang đối mặt với ngã rẽ...
Truyền thông Trung Quốc: Bắc Kinh sẵn sàng thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực với chất lượng và trình độ cao hơn

Truyền thông Trung Quốc: Bắc Kinh sẵn sàng thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực với chất lượng và trình độ cao hơn

Báo chí Trung Quốc như Tân Hoa xã, Nhân dân nhật báo… đồng loạt đưa tin về chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Lý Cường.
Mỹ 'bày binh bố trận' hóa giải yếu tố định mệnh trong xung đột ở Trung Đông, Iran vào thế bị 'tung hỏa mù'

Mỹ 'bày binh bố trận' hóa giải yếu tố định mệnh trong xung đột ở Trung Đông, Iran vào thế bị 'tung hỏa mù'

Việc bố trí các căn cứ quân sự hợp lý ở Trung Đông sẽ giúp Mỹ đối phó hiệu quả với những chiến thuật hiểm hóc của Iran.
Điểm mặt, chỉ tên những 'vật báu' trong tay Ukraine, chỉ cần phương Tây 'gật đầu' chắc chắn sẽ làm nên chuyện

Điểm mặt, chỉ tên những 'vật báu' trong tay Ukraine, chỉ cần phương Tây 'gật đầu' chắc chắn sẽ làm nên chuyện

Ukraine sở hữu nhiều loại vũ khí quan trọng nhưng vẫn đang nỗ lực thuyết phục phương Tây đồng ý cho sử dụng để tấn công vào sâu lãnh thổ Nga.
Vì sao Iran không do dự đưa xung đột với Israel 'ra ánh sáng', thể diện là một chuyện nhưng có điều quan trọng hơn?

Vì sao Iran không do dự đưa xung đột với Israel 'ra ánh sáng', thể diện là một chuyện nhưng có điều quan trọng hơn?

Iran và Israel đang bước vào một cuộc xung đột trực diện ngày càng rõ ràng. Iran rõ ràng lo lắng trước thái độ 'tất tay' của Israel.
Phiên bản di động