Tầm nhìn EU của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron

Vũ Đoàn Kết
Sau gần 5 năm, có thể thấy các định hướng lớn mà Tổng thống Pháp Emmanuel Macron kiên định theo đuổi đã dần được cụ thể hóa thành những chuyển biến lớn trong Liên minh châu Âu (EU).
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tầm nhìn EU của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. (Nguồn: EPA)
Tầm nhìn của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron về EU chủ yếu xoay quanh ý niệm về “châu Âu chủ quyền”, nhằm khẳng định sức mạnh chính trị, kinh tế cả ở bên trong lẫn trên trường quốc tế. (Nguồn: EPA)

Năm 2017, sau khi thắng cử trở thành Tổng thống trẻ nhất trong lịch sử Đệ ngũ cộng hòa Pháp, ông Emmanuel Macron đã đề xuất tầm nhìn EU qua ba bài diễn văn tại Athena (7/9/2017), Sorbonne (26/9/2017) và Strasbourg (17/4/2018).

Ba trục ưu tiên

Tầm nhìn EU của Tổng thống Macron xoay quanh ba trục chính.

Thứ nhất, tầm nhìn này được xây dựng xung quanh ý niệm về một “châu Âu chủ quyền”. Ông Macron cho rằng, châu Âu (EU) “quá yếu, quá chậm, quá thiếu hiệu quả”.

Nhưng chỉ EU mới mang lại cho nước Pháp năng lực hành động trên thế giới và đối mặt với các thách thức to lớn của thời đại. Chỉ châu Âu mới có thể đảm bảo chủ quyền thực sự của Pháp tồn tại trong thế giới ngày nay để bảo vệ các giá trị và lợi ích của nước này.

Thứ hai, Paris ưu tiên đẩy mạnh nhất thể hóa kinh tế EU. Để đảm bảo một “châu Âu chủ quyền”, theo ông Macron, EU cần mạnh về kinh tế và trước tiên là một đồng Euro mạnh. Vì vậy, ông đề xuất xây dựng một ngân sách và một nghị viện khu vực đồng Euro.

Thứ ba, khi ông Macron lên nắm quyền ở nhiệm kỳ đầu tiên, EU đang đứng trước những thách thức địa chính trị lớn, tác động đến sự đoàn kết cũng như niềm tin vào năng lực của liên minh như khủng hoảng người nhập cư, Brexit, quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ và Nga... Tổng thống Macron đã đề xuất cần phải tái thiết châu Âu và xây dựng khả năng tự bảo vệ mình.

Tầm nhìn của Tổng thống Pháp về EU chủ yếu xoay quanh ý niệm về “châu Âu chủ quyền”, nhằm khẳng định sức mạnh chính trị, kinh tế cả ở bên trong lẫn trên trường quốc tế.

Theo ông Macron, nhà nước chỉ có hiệu quả hơn nếu biết kết hợp song hành giữa chủ quyền quốc gia với chủ quyền của EU.

"Chủ quyền thực sự của Pháp ở đâu? Đôi khi nó ở trong nước Pháp nhưng nó cũng nằm chính trong EU”, Tổng thống Macron từng nhấn mạnh.

Sau 5 năm, tầm nhìn này của Tổng thống Macron cũng được cụ thể hóa thành ba trục ưu tiên trong nhiệm kỳ chủ tịch luân phiên Hội đồng châu Âu của Pháp (1-6/2022) với khẩu hiệu “phục hồi, sức mạnh và quy thuộc” và cũng là nền tảng của chương trình tái tranh cử tổng thống nhiệm kỳ 2.

Sự tiếp nối mang tính truyền thống

Nhìn lại gần 5 năm nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Macron, có thể nhận thấy, trong chính sách đối ngoại nói chung, chính sách đối với châu Âu nói riêng, có sự tiếp nối mang tính truyền thống. Truyền thống này thể hiện rõ trong việc duy trì mối quan hệ đặc biệt xuyên Đại Tây Dương.

Giành chiến thắng phần lớn nhờ vào các lá phiếu chống lại chủ nghĩa dân tuý, cực hữu nhưng ông Macron đã trải thảm đỏ đón Tổng thống Mỹ Donald Trump, khách mời đặc biệt trong lễ diễu binh đầu tiên trong tư cách Tổng thống Pháp vào ngày 14/7/2017.

Ở hướng Đông, Tổng thống Macron cũng trải thảm đỏ đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm Cung điện Versailles (năm 2017) và tại chính pháo đài nghỉ Hè của các tổng thống Pháp tại Brégançon (2019).

Tuy vậy, các nỗ lực mang tính truyền thống này của ông Macron không mang lại hiệu quả. Bằng chứng là, Mỹ dưới thời Tổng thống Trump vẫn quyết định rút khỏi Thỏa thuận khí hậu Paris và thỏa thuận hạt nhân với Iran; liên minh an ninh 3 bên Mỹ-Anh-Australia (AUKUS) được thành lập giữa “các nền dân chủ hàng hải” mà không có Pháp (thậm chí còn làm cho Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của nước này bị “khập khiễng” khi mất đi trụ cột chính là đối tác với Australia); ngoại giao “thân thiện” với Moscow trong suốt hơn 4 năm đầu không mang lại kết quả cụ thể, cố gắng trung gian trong xung đột Ukraine dường như là một thất bại.

Cụ thể hóa thành những chuyển biến lớn trong EU

Tuy vậy, ở bình diện châu Âu, với tầm nhìn nhiều tham vọng, Tổng thống Macron đạt được nhiều thành quả quan trọng. Sau gần 5 năm, có thể thấy các định hướng lớn mà ông kiên định theo đuổi đã dần được cụ thể hoá thành những chuyển biến lớn trong EU.

Thứ nhất, về “tham vọng châu Âu chủ quyền”, trụ cột chính trong tầm nhìn Macron, thành công lớn nhất, rõ ràng nhất là việc hình thành “Sáng kiến can thiệp châu Âu” (EI2) và “Định hướng chiến lược” được thông qua trong nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên EU của Pháp.

Pháp cũng là nước EU đầu tiên đưa ra Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương năm 2019 và thúc đẩy EU lần đầu tiên đưa ra Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vào tháng 9/2021.

Thứ hai, về cải cách khu vực đồng Euro, ngay từ đầu, các đề xuất của Pháp về ngân sách chung không nhận được sự ủng hộ của một số thành viên. Tuy vậy, Paris đã thúc đẩy việc thông qua “Công cụ ngân sách hội tụ và cạnh tranh” để ngỏ cho các nước không phải thành viên khu vực đồng Euro tham gia.

Đại dịch Covid-19, cũng mang lại một thành công khác trong chính sách của Paris về tài chính. Với sự ủng hộ của Đức, Pháp đã thúc đẩy Ủy ban EU thông qua một quỹ tái thiết châu Âu lên đến 750 tỷ Euro dựa trên nguyên tắc chia sẻ nợ.

Thứ ba, về “châu Âu bảo vệ”, Pháp đã thành công trong việc thành lập Cơ quan giám sát biên giới và bờ biển châu Âu và thúc đẩy Ủy ban EU công bố dự thảo Hiến chương nhập cư và tị nạn mới (9/2020) với tham vọng có thể thông qua văn bản này trong nhiệm kỳ chủ tịch 2022.

Paris cũng vận động tích cực các đối tác khác trong EU thúc đẩy việc ban hành quy định về việc xây dựng “cơ chế lọc” đối với đầu tư nước ngoài nhằm bảo vệ các lĩnh vực công nghiệp và công nghệ tiên tiến.

Pháp là quốc gia tích cực nhất trong việc thúc đẩy một thỏa thuận chung EU nhằm đánh thuế nhóm các doanh nghiệp số (GAFA), đóng vai trò chủ chốt trong thỏa thuận về “Lao động biệt phái” và dự thảo “Đánh thuế carbon tại biên giới” của EU.

Pháp xóa bỏ đoàn ngoại giao liệu có làm suy giảm năng lực của nền ngoại giao thứ 3 thế giới?

Pháp xóa bỏ đoàn ngoại giao liệu có làm suy giảm năng lực của nền ngoại giao thứ 3 thế giới?

Lộ trình xóa bỏ cơ chế đoàn ngoại giao thuộc Bộ Ngoại giao Pháp đang gây tranh cãi và lo ngại về nguy cơ suy ...

Thách thức bủa vây nhiệm kỳ mới của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron

Thách thức bủa vây nhiệm kỳ mới của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron

Tổng thống Emmanuel Macron sẽ tiếp tục là người chèo lái nước Pháp trong nhiệm kỳ 5 năm tới, tuy nhiên ông sẽ phải đối ...

Bài viết cùng chủ đề

Bầu cử Tổng thống Pháp 2022

Xem nhiều

Đọc thêm

Báo động tình trạng lạm dụng kháng sinh gia tăng trên toàn cầu

Báo động tình trạng lạm dụng kháng sinh gia tăng trên toàn cầu

Các chuyên gia dự báo mức tiêu thụ kháng sinh toàn cầu có thể tăng lên 75,1 tỷ liều hàng ngày vào năm 2030, tương đương mức tăng 52,3%.
Cựu Hoa khôi bóng chuyền Kim Huệ và những môn thể thao đam mê sau giải nghệ

Cựu Hoa khôi bóng chuyền Kim Huệ và những môn thể thao đam mê sau giải nghệ

Sau ly hôn, cựu Hoa khôi bóng chuyền Phạm Thị Kim Huệ sống cùng con gái, hiện cô làm HLV phó của CLB Vietinbank.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 26/11/2024, Lịch vạn niên ngày 26 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 26/11/2024, Lịch vạn niên ngày 26 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 26/11. Lịch âm 26/11/2024? Âm lịch hôm nay 26/11. Lịch vạn niên 26/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 26/11/2024: Tuổi Thân tài lộc vượng phát

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 26/11/2024: Tuổi Thân tài lộc vượng phát

Xem tử vi 26/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 26/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Harry Kane phá kỷ lục ghi bàn 'nhanh như chợp' của Erling Haaland

Harry Kane phá kỷ lục ghi bàn 'nhanh như chợp' của Erling Haaland

Lập hat-trick ở trận Bayern Munich thắng Augsburg, vòng 11 Bundesliga, Harry Kane xô đổ một kỷ lục ghi bàn tại giải VĐQG Đức của Erling Haaland.
Hezbollah dội 250 tên lửa vào Israel, nỗ lực ngừng bắn gặp trở ngại

Hezbollah dội 250 tên lửa vào Israel, nỗ lực ngừng bắn gặp trở ngại

Lực lượng Hezbollah ngày 24/11 đã bắn khoảng 250 tên lửa và các loại đạn pháo khác vào Israel.
Hezbollah dội 250 tên lửa vào Israel, nỗ lực ngừng bắn gặp trở ngại

Hezbollah dội 250 tên lửa vào Israel, nỗ lực ngừng bắn gặp trở ngại

Lực lượng Hezbollah ngày 24/11 đã bắn khoảng 250 tên lửa và các loại đạn pháo khác vào Israel.
Xung đột Ukraine: 'Quân bài tẩy' của ông Biden khiến Tổng thống Mỹ đắc cử Trump thót tim, Nga phơi bày kế hiểm?

Xung đột Ukraine: 'Quân bài tẩy' của ông Biden khiến Tổng thống Mỹ đắc cử Trump thót tim, Nga phơi bày kế hiểm?

Ông Trump đang vô cùng lo ngại về sự leo thang của cuộc xung đột ở Ukraine và hướng đi của nó với những diễn biến mới nguy hiểm.
Ảnh ấn tượng (18-24/11): Nga nói NATO không thể đánh chặn tên lửa siêu vượt âm, 1.000 ngày xung đột ở Ukraine, ông Trump và tỷ phú Musk thân thiết

Ảnh ấn tượng (18-24/11): Nga nói NATO không thể đánh chặn tên lửa siêu vượt âm, 1.000 ngày xung đột ở Ukraine, ông Trump và tỷ phú Musk thân thiết

Nga phóng tên lửa siêu vượt âm, nói NATO không thể chặn, 1.000 ngày xung đột ở Ukrain… là những ảnh ấn tượng trong tuần.
Pakistan: Bạo lực giáo phái khiến hơn 80 người thiệt mạng, chính phủ nỗ lực hòa giải với lệnh ngừng bắn 7 ngày

Pakistan: Bạo lực giáo phái khiến hơn 80 người thiệt mạng, chính phủ nỗ lực hòa giải với lệnh ngừng bắn 7 ngày

Chính phủ Pakistan đã nỗ lực hòa giải và đạt được thỏa thuận ngừng bắn kéo dài 7 ngày giữa các nhóm giáo phái đối lập ở vùng Tây Bắc.
Đồn đoán Mỹ có thể chuyển cho Ukraine thứ vũ khí cực mạnh, Nga nhắc nhở bằng học thuyết hạt nhân, sẵn sàng chơi chiêu hiểm

Đồn đoán Mỹ có thể chuyển cho Ukraine thứ vũ khí cực mạnh, Nga nhắc nhở bằng học thuyết hạt nhân, sẵn sàng chơi chiêu hiểm

Nga có thể chuyển giao công nghệ hạt nhân cho các nước thù địch với Mỹ nếu Washington cung cấp vũ khí hạt nhân cho Ukraine.
Điểm tin thế giới sáng 25/11: LHQ khẳng định cần chấm dứt chiến tranh, Thủ tướng Malaysia thăm Hàn Quốc, EU triệu Đại sứ tại Niger

Điểm tin thế giới sáng 25/11: LHQ khẳng định cần chấm dứt chiến tranh, Thủ tướng Malaysia thăm Hàn Quốc, EU triệu Đại sứ tại Niger

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 25/11.
Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược luôn là công cụ địa kinh tế, địa chính trị đặc biệt để duy trì vị thế và gia tăng sức mạnh quốc gia.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Phiên bản di động