Từ thiết quân luật đến luận tội

Hoàng Hà
Cụm từ "thiết quân luật' từ lâu đã bị coi là điều cấm kỵ ở Hàn Quốc do vết thương mà lệnh này mang lại trong lịch sử.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Từ thiết quân luật đến luận tội
Tổng thống Yoon Suk Yeol phát biểu trước công chúng tại Seoul vào ngày 14/12, sau khi Quốc hội ủng hộ luận tội. (Nguồn: Yonhap)

Lệnh thiết quân luật mà Tổng thống Yook Suk Yeol ban bố vào đêm muộn 3/12 chỉ kéo dài vỏn vẹn khoảng sáu tiếng đồng hồ. Đây không phải là lần đầu tiên trong lịch sử đất nước Đông Bắc Á này trải qua tình trạng thiết quân luật.

Tại sao lại có thiết quân luật?

Theo báo Korea Times, Điều 77 Hiến pháp Hàn Quốc quy định, tổng thống có quyền ban bố thiết quân luật bằng cách huy động quân đội nhằm ứng phó với chiến tranh, thảm họa hoặc các tình trạng khẩn cấp quốc gia. Lệnh này được chia thành thiết quân luật an ninh và thiết quân luật khẩn cấp, tùy theo mức độ nghiêm trọng của tình hình.

Thiết quân luật an ninh áp dụng khi xảy ra bất ổn nghiêm trọng như bạo loạn, chiến tranh hoặc thiên tai lớn. Trường hợp này, quân đội hỗ trợ chính phủ duy trì trật tự, các cơ quan dân sự vẫn hoạt động bình thường, dù chịu sự giám sát chặt chẽ.

Trong khi đó, thiết quân luật khẩn cấp được áp dụng khi hệ thống dân sự hoàn toàn không thể kiểm soát được tình hình, như trong thời chiến hoặc các cuộc khủng hoảng nghiêm trọng đe dọa an ninh quốc gia.

Lúc này, quyền lực quân sự có thể thay thế hệ thống quản trị dân sự, các quyền cơ bản như tự do ngôn luận, hội họp và hoạt động chính trị bị đình chỉ trong khi quân đội kiểm soát trực tiếp truyền thông, tòa án cùng các cơ quan công quyền.

Dù thuộc loại nào, lệnh thiết quân luật phải được thông báo ngay lập tức cho Quốc hội và Quốc hội có quyền bãi bỏ nếu đa số nghị sĩ đồng ý.

Tình trạng thiết quân luật mà Tổng thống Yook Suk Yeol ban bố là loại khẩn cấp. Những người vi phạm thiết quân luật có thể bị bắt giam, khám xét mà không cần lệnh của tòa theo Điều 9 Đạo luật thiết quân luật. Tuy nhiên, lệnh thiết quân luật nhanh chóng bị Quốc hội Hàn Quốc bãi bỏ.

Công cụ củng cố quyền lực

Thống kê từ báo Korea Times cho thấy, kể từ khi chính phủ Hàn Quốc thành lập vào năm 1948, nước này đã trải qua tổng cộng 17 lần ban bố lệnh thiết quân luật theo khu vực và trên toàn quốc, hầu hết đều nhằm mục đích củng cố quyền lực chính trị hơn là giải quyết các khủng hoảng quốc gia thực sự.

Hàn Quốc trải qua thiết quân luật lần đầu tiên vào tháng 10/1948, khi Tổng thống Syngman Rhee ban bố nhằm đối phó cuộc nổi loạn vũ trang của Trung đoàn 14 thuộc Quân đội nước này. Lực lượng này từ chối lệnh dập tắt cuộc nổi dậy của người dân trên đảo Jeju, hay sự kiện Jeju 3/4. Sau đó, cùng năm, một lệnh thiết quân luật cũng được áp đặt ở đảo Jeju, dẫn đến vụ thảm sát dân thường khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng.

Trong chiến tranh Triều Tiên những năm 1950, chính quyền Hàn Quốc ban bố thiết quân luật trên toàn quốc, sau khi áp đặt lệnh này ở một số khu vực. Thiết quân luật được áp dụng trong cuộc Cách mạng 19/4/1960 để ngăn cản các cuộc biểu tình do sinh viên nổi dậy chống lại chế độ độc tài của Tổng thống Syngman Rhee. Trong nhiệm kỳ của mình, ông Syngman Rhee đã 10 lần ban bố thiết quân luật.

Năm 1961, ông Park Chung Hee tiến hành đảo chính quân sự, thành lập chính quyền và ban bố lệnh thiết quân luật thứ 11 trong lịch sử Hàn Quốc. Năm 1964, ông tiếp tục ban bố lệnh này tại Seoul để dẹp biểu tình chống việc bình thường hóa quan hệ với Nhật Bản. Đến năm 1972, ông áp đặt thiết quân luật toàn quốc để thông qua Hiến pháp Yushin.

Năm 1979, sau các cuộc biểu tình dân chủ Busan-Masan, lệnh thiết quân luật được ban hành ở Busan và Nam Gyeongsang. Sau vụ ám sát Tổng thống Park Chung Hee vào tháng 10/1979, thiết quân luật khẩn cấp được áp dụng toàn quốc (trừ đảo Jeju) kéo dài 440 ngày, mở đường cho chế độ quân sự của Tổng thống Chun Doo Hwan.

Năm 1980, ông Chun Doo Hwan mở rộng thiết quân luật để ứng phó Phong trào dân chủ hóa Gwangju, khiến hàng trăm người thiệt mạng.

Sau khi Hàn Quốc chuyển từ chế độ quân sự sang dân chủ vào những năm 1980, mặc dù có bằng chứng cho thấy một số chính quyền đã cân nhắc về thiết quân luật, song không có bất cứ lệnh nào được ban bố cho đến gần đây. Điều này được cho có một phần nguyên nhân là Đạo luật Quốc hội sửa đổi năm 1981, cấm tổng thống tuyên bố thiết quân luật một cách đơn phương.

Theo các chuyên gia chính trị, tuyên bố thiết quân luật đầy bất ngờ của Tổng thống Yoon Suk Yeol khiến cả nước sửng sốt, thậm chí nhiều người thể hiện sự phẫn nộ.

Bà Kim Seon Taek, Giáo sư luật hiến pháp tại Đại học Hàn Quốc cho rằng, không có căn cứ chính đáng hoặc điều kiện tiên quyết nào để Tổng thống Yook Suk Yeol ban bố thiết quân luật khẩn cấp.

Theo bà, vị nguyên thủ đã vi phạm các nguyên tắc pháp lý về thủ tục như phải thông báo ngay cho Quốc hội sau khi ban bố thiết quân luật. Đồng thời, lực lượng quân đội xâm nhập Quốc hội và phá vỡ chức năng của Quốc hội là hành vi vi hiến và bất hợp pháp.

Từ thiết quân luật đến luận tội
Quốc hội Hàn Quốc bỏ phiếu ủng hộ việc luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol ngày 14/12. (Nguồn: Kyodo)

Tương lai mờ mịt

Sự nghiệp chính trị của Tổng thống Yoon Suk Yeol đối diện với những thử thách to lớn khi Quốc hội thông qua nghị quyết luận tội ông hôm 14/12. Dù không phải là vị tổng thống đầu tiên bị luận tội, nhưng ông lại là nhà lãnh đạo đầu tiên đối mặt thủ tục này vì ban bố thiết quân luật kể từ thập niên 1980.

Trước ông Yoon Suk Yeol, có hai nhà cầm quyền Hàn Quốc đã bị luận tội là ông Roh Moo Hyun (nhiệm kỳ 2003-2008) và bà Park Geun Hye (nhiệm kỳ 2013-2017).

Ông Roh Moo Hyun là Tổng thống Hàn Quốc đầu tiên bị Quốc hội luận tội. Vào tháng 3/2004, ông bị phe đối lập - vốn chiếm đa số trong Quốc hội - bỏ phiếu thông qua việc luận tội với cáo buộc vi phạm luật bầu cử do công khai ủng hộ đảng Uri. Ông bị đình chỉ chức vụ trong hai tháng.

Tuy nhiên, hàng chục nghìn người dân đã xuống đường biểu tình phản đối động thái trên. Ngày 14/5/2004, Tòa án Hiến pháp hủy bỏ quyết định luận tội và phục chức cho ông Roh Moo Hyun, từ đó tỷ lệ ủng hộ ông tăng mạnh. Sau nhiệm kỳ, ông Roh trở về quê nhà yên bình cho đến khi sóng gió ập đến vào năm 2008.

Khi đó, cựu Tổng thống Hàn Quốc bị doanh nhân Park Yeon Cha, Chủ tịch tập đoàn da giày Tae Kwang, cáo buộc nhận hối lộ khi còn tại nhiệm, khiến dư luận rúng động và phẫn nộ. Dù phủ nhận, song đến tháng 4/2009, ông Roh Moo Hyun vẫn phải đối mặt với việc bị truy tố.

Ngày 23/5/2009, ông tự tử sau khi để lại thư tuyệt mệnh khẳng định mình trong sạch. Cái chết bất ngờ của cựu Tổng thống khiến cả Hàn Quốc bàng hoàng. Dư luận một lần nữa “đảo chiều”, cho rằng ông Roh Moo Hyun hoàn toàn trong sạch và bị bức ép đến mức phải tự tử.

Vài giờ sau khi ông Roh Moo Hyun qua đời, Bộ trưởng Tư pháp khi đó là Kim Kyung Han tuyên bố khép lại điều tra đối với cựu Tổng thống và gia đình ông.

Trong khi đó, về phần bà Park Geun hye, vào ngày 9/12/2016, vị nữ Tổng thống đã bị Quốc hội Hàn Quốc luận tội với cáo buộc tham nhũng, lạm quyền và liên quan bê bối của bạn thân Choi Soon Sil, người bị buộc tội thao túng chính sách và nhận hối lộ từ các tập đoàn lớn.

Ngày 10/3/2017, toàn bộ tám thẩm phán của Tòa án tối cao nhất trí giữ nguyên bản luận tội và cách chức bà. Một năm sau, bà Park Geun hye bị kết án 25 năm tù và phạt 20 tỷ Won (17,86 triệu USD). Đến năm 2021, Tổng thống Moon Jae In ân xá cho bà vì lý do sức khỏe. Bà được trả tự do vào tháng 3/2022.

Đối với Tổng thống Yoon Suk Yeol, hiện nay, Quốc hội Hàn Quốc đang tiến hành các bước đầu tiên trong thủ tục luận tội ông. Đơn vị điều tra liên ngành Hàn Quốc đang tìm cách gửi giấy triệu tập yêu cầu ông trình diện để thẩm vấn trong tuần này.

Theo người phát ngôn Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc, cơ quan này sẽ tổ chức phiên điều trần đầu tiên vào ngày 27/12. Theo luật, ông Yoon Suk Yeol sẽ bị đình chỉ quyền hạn cho đến khi Tòa án Hiến pháp ra phán quyết về vụ việc theo hướng cách chức hoặc khôi phục quyền hạn.

Tòa án có 180 ngày để ra quyết định và nếu Tổng thống Yoon Suk Yeol bị phế truất, Hàn Quốc sẽ phải tổ chức bầu cử để chọn người kế nhiệm trong vòng 60 ngày sau đó.

Không chỉ sự nghiệp chính trị của Tổng thống Yoon Suk Yeol phải đối mặt tương lai bất định, đảng Quyền lực quốc dân (PPP) cầm quyền cũng đứng trước nguy cơ tan rã, khi Chủ tịch đảng Han Dong Hoon ngày 16/12 đã tuyên bố từ chức, trong khi năm thành viên Hội đồng tối cao của PPP để ngỏ ý định tương tự.

Ông Park Chang Hwan, nhà bình luận chính trị và giáo sư tại Đại học Jangan đánh giá, động thái ban bố thiết quân luật của Tổng thống “giống như hành động tự sát chính trị”, không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân Tổng thống mà cả đảng cầm quyền.

Hàn Quốc: Quốc hội sẽ điều tra về lệnh thiết quân luật, Tổng thống Yoon Suk Yeol khó thoát luận tội?

Hàn Quốc: Quốc hội sẽ điều tra về lệnh thiết quân luật, Tổng thống Yoon Suk Yeol khó thoát luận tội?

Ngày 11/12, Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Woo Won-shik cho biết, ông đã viện dẫn thẩm quyền để tiến hành một cuộc điều tra ...

Nhiều tình tiết mới vụ thiết quân luật Hàn Quốc: Toàn bộ nội các phản đối, cuộc gọi ra mật lệnh của Tổng thống và quyết định bất tuân

Nhiều tình tiết mới vụ thiết quân luật Hàn Quốc: Toàn bộ nội các phản đối, cuộc gọi ra mật lệnh của Tổng thống và quyết định bất tuân

Thủ tướng Hàn Quốc Han Deok-soo, Tư lệnh lực lượng chiến tranh đặc biệt Lục quân Kwak Jong-keun mới đây đã tiết lộ nhiều thông ...

Bê bối thiết quân luật Hàn Quốc: Đất nước chịu tổn hại nghiêm trọng, tướng quân đội bị bắt giữ, động thái mới của Tổng thống gây chú ý

Bê bối thiết quân luật Hàn Quốc: Đất nước chịu tổn hại nghiêm trọng, tướng quân đội bị bắt giữ, động thái mới của Tổng thống gây chú ý

Ngoại trưởng Hàn Quốc Cho Tae-yul cho rằng, tình trạng hỗn loạn do lệnh thiết quân luật đã gây ra "tổn hại nghiêm trọng" cho ...

Khủng hoảng thiết quân luật: Canh bạc thách thức niềm tin, nguy cơ chia rẽ liên minh Mỹ-Hàn

Khủng hoảng thiết quân luật: Canh bạc thách thức niềm tin, nguy cơ chia rẽ liên minh Mỹ-Hàn

Tuyên bố thiết quân luật bất ngờ của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã gây chấn động chính trường, làm dấy lên lo ...

Bê bối thiết quân luật Hàn Quốc: Chủ tịch từ chức, Tổng thống bị luận tội, đảng cầm quyền trước nguy cơ tan rã

Bê bối thiết quân luật Hàn Quốc: Chủ tịch từ chức, Tổng thống bị luận tội, đảng cầm quyền trước nguy cơ tan rã

Tình hình chính trị tại Hàn Quốc tiếp tục căng thẳng khi Chủ tịch đảng Quyền lực quốc dân (PPP) cầm quyền Han Dong Hoon ...

Hoàng Hà (tổng hợp)

Xem nhiều

Đọc thêm

Đối thoại biển Việt Nam-Pháp lần thứ nhất

Đối thoại biển Việt Nam-Pháp lần thứ nhất

Ngày 18/12 tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Pháp phối hợp tổ chức Đối thoại Biển lần thứ nhất.
Ấn Độ-Sri Lanka: Láng giềng cần nhau

Ấn Độ-Sri Lanka: Láng giềng cần nhau

Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayake khẳng định Colombo sẽ không để lãnh thổ được sử dụng 'theo cách gây bất lợi cho lợi ích của Ấn Độ'.
Từ thiết quân luật đến luận tội

Từ thiết quân luật đến luận tội

Cụm từ 'thiết quân luật' từ lâu đã bị coi là điều cấm kỵ ở Hàn Quốc do vết thương mà lệnh này mang lại trong lịch sử.
Nâng cao hơn nữa chất lượng công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng

Nâng cao hơn nữa chất lượng công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng

Tổng Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng và ủy ban kiểm tra các cấp cần tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa ...
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp về dự thảo Đề án thành lập Đảng bộ Chính phủ

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp về dự thảo Đề án thành lập Đảng bộ Chính phủ

Thủ tướng chỉ đạo nghiên cứu, đề xuất cơ cấu tổ chức, bộ máy tham mưu, giúp việc của Đảng ủy Chính phủ bảo đảm tinh, gọn, mạnh, hiệu lực, ...
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc

Tổng Bí thư đề nghị Bộ Quốc phòng và Quân đội hai nước triển khai hiệu quả các cơ chế đã có, nghiên cứu, thúc đẩy hợp tác trên các ...
Tin thế giới 19/12: Quan hệ Nga-Trung đạt mức chưa từng có, Myanmar thông báo kế hoạch bầu cử, Nga sẵn sàng đàm phán về Ukraine

Tin thế giới 19/12: Quan hệ Nga-Trung đạt mức chưa từng có, Myanmar thông báo kế hoạch bầu cử, Nga sẵn sàng đàm phán về Ukraine

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Rủi ro hạt nhân: Nga phàn nàn một bàn tay chẳng làm nên tiếng vỗ nếu Mỹ khăng khăng 'tăng áp', cảnh báo NATO đang chơi trò khiêu khích nguy hiểm

Rủi ro hạt nhân: Nga phàn nàn một bàn tay chẳng làm nên tiếng vỗ nếu Mỹ khăng khăng 'tăng áp', cảnh báo NATO đang chơi trò khiêu khích nguy hiểm

Mỹ dù cố gắng giảm thiểu các mối nguy hiểm quân sự và những bất ngờ khó chịu cho chính mình nhưng vẫn tiếp tục gây áp lực ngày càng tăng lên Nga.
Ngoại trưởng Nhật Bản chuẩn bị thăm Trung Quốc, cơ hội quan trọng để thẳng thắn giãi bày

Ngoại trưởng Nhật Bản chuẩn bị thăm Trung Quốc, cơ hội quan trọng để thẳng thắn giãi bày

Ngoại trưởng Nhật Bản Iwaya Takeshi sẽ có chuyến thăm chính thức tới Trung Quốc từ ngày 24-26/12.
Trung Đông: Tín hiệu tích cực trong đàm phán ngừng bắn ở Gaza, Israel chặn tên lửa từ Yemen, phá hủy một thứ của Hezbollah

Trung Đông: Tín hiệu tích cực trong đàm phán ngừng bắn ở Gaza, Israel chặn tên lửa từ Yemen, phá hủy một thứ của Hezbollah

Trong lúc tình hình đàm phán ngừng bắn ở Dải Gaza có những tín hiệu khả quan, Israel vẫn tiếp tục phải đối phó với các cuộc tấn công tên lửa mới.
Vanuatu cầu cứu cộng đồng quốc tế sau thảm họa động đất khiến hàng trăm người thương vong

Vanuatu cầu cứu cộng đồng quốc tế sau thảm họa động đất khiến hàng trăm người thương vong

Tính đến sáng 18/12 đã có ít nhất 14 người thiệt mạng và hơn 200 người bị thương sau thảm họa động đất ở Vanuatu.
Gọi Tây Balkan là 'trái tim', EU hứa hẹn con đường hội nhập, một quốc gia có bước tiến quan trọng hướng tới 'nhà chung'

Gọi Tây Balkan là 'trái tim', EU hứa hẹn con đường hội nhập, một quốc gia có bước tiến quan trọng hướng tới 'nhà chung'

Hội nghị thượng đỉnh EU-Tây Balkan ngày 18/12 đã thông qua Tuyên bố Brussels, gửi đi thông điệp rõ ràng và mạnh mẽ về tương lai chung của hai bên.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Anh Keir Starmer tới Trung Đông phản ánh ưu tiên và quan điểm của xứ sở sương mù trong hợp tác với khu vực này.
Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Việc Thủ tướng Nepal KP Sharma Oli chọn Trung Quốc làm điểm dừng chân trong chuyến công du đầu tiên phản ánh thay đổi đáng chú ý từ Kathmandu.
Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Vào nửa đêm 3/12, một cơn 'địa chấn' đã làm rung chuyển Hàn Quốc sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol bất ngờ ban bố tình trạng khẩn cấp.
Điều ẩn chứa sau kế hoạch đóng băng xung đột ở Ukraine, toan tính và hy vọng

Điều ẩn chứa sau kế hoạch đóng băng xung đột ở Ukraine, toan tính và hy vọng

Ngừng bắn, tạo cơ hội đàm phán chấm dứt xung đột Nga-Ukraine là điều mà cộng đồng quốc tế trông đợi, song hàm ý đằng sau kế hoạch mới của ông Donald Trump...
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Tổng thống Ukraine Zelensky và một giờ 'trần tình' với Kyodo News: Đã đến lúc phải nghĩ khác, làm khác!

Tổng thống Ukraine Zelensky và một giờ 'trần tình' với Kyodo News: Đã đến lúc phải nghĩ khác, làm khác!

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thẳng thắn thừa nhận rằng rất khó để giành lại một số vùng do Nga kiểm soát.
Phiên bản di động