Nhiều tình tiết mới vụ thiết quân luật Hàn Quốc: Toàn bộ nội các phản đối, cuộc gọi ra mật lệnh của Tổng thống và quyết định bất tuân

Bảo Minh
Thủ tướng Hàn Quốc Han Deok-soo, Tư lệnh lực lượng chiến tranh đặc biệt Lục quân Kwak Jong-keun mới đây đã tiết lộ nhiều thông tin về quá trình ra thiết quân luật và những diễn biến tiếp sau ngay khi lệnh được ban bố đêm 3/12.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nhiều tình tiết mới vụ thiết quân luật Hàn Quốc: Toàn bộ nội các phản đối, cuộc gọi ra mật lệnh của Tổng thống và quyết định bất tuân
Thủ tướng Han Deok-soo (phải) và các thành viên khác của nội các cúi đầu xin lỗi tại Quốc hội về vụ việc thiết quân luật, ngày 11/12. (Nguồn: Maeil Business Newpaper)

Nội các phản đối thiết quân luật

Hãng thông tấn Yonhap chiều 11/12 dẫn lời Thủ tướng Han Deok-soo khi trả lời chất vấn tại Quốc hội cho hay, cuộc họp nội các, được tổ chức trước khi Tổng thống Yoon Suk Yeol tuyên bố thiết quân luật đêm 3/12, “có nhiều sai sót về thủ tục và nội dung”.

Tin liên quan
Bộ trưởng Nội vụ Hàn Quốc đệ đơn từ chức, văn phòng công tố lên tiếng Bộ trưởng Nội vụ Hàn Quốc đệ đơn từ chức, văn phòng công tố lên tiếng

Các yêu cầu tối thiểu cần thiết để thiết quân luật được ban bố hợp pháp đã không được đáp ứng. Không có thành viên nào trong nội các ủng hộ thiết quân luật và “tất cả đều phản đối cùng lo lắng”.

Cá nhân Thủ tướng Han đã phản đối với lý do thiết quân luật sẽ gây ra gián đoạn lớn cho nền kinh tế, uy tín quốc gia và sẽ không được công chúng chấp nhận.

Theo ông Han Deok Soo, mục đích của cuộc họp nội các đó không phải để bổ sung những thiếu sót về thủ tục của tình trạng thiết quân luật mà các thành viên nội các đã tập hợp để trình bày những quan điểm và quan ngại ở nhiều khía cạnh liên quan ban bố thiết quân luật.

Tuy nhiên, kết quả là nội các đã không thể ngăn chặn việc ban bố thiết quân luật. Thủ tướng Han Deok Soo cũng khẳng định rằng không ký và cũng chưa từng nhìn thấy văn bản tuyên bố thiết quân luật. Các thành viên nội các khác cũng như vậy.

Quy trình ban bố nhiều sai sót

Trong khi đó, cùng ngày 11/12, Bộ Hành chính và an ninh, nơi thường quản lý hồ sơ các cuộc họp nội các, cho biết đã nhận được trả lời từ Ban thư ký phủ Tổng thống về 2 cuộc cuộc họp nội các đêm 3/12, rạng sáng 4/12.

Theo đó, người chịu trách nhiệm ghi âm các cuộc họp nội các đã không thể tham dự hai cuộc họp này. Cuộc họp nội các để tuyên bố thiết quân luật được tổ chức trong 5 phút từ 22h17-22h22 ngày 3/12 (giờ địa phương), không có biên bản phát biểu nào của những người tham dự cuộc họp.

Văn phòng Tổng thống không trình nghị trình ban bố tình trạng thiết quân luật lên Bộ Hành chính và An ninh. Cuộc họp nội các tiếp theo sáng 4/12 diễn ra trong 2 phút từ 4h27-4h29.

Cũng theo Thủ tướng Han Deok Soo, việc bổ nhiệm tư lệnh chỉ huy thiết quân luật phải được nội các xem xét theo Đạo luật Thiết quân luật đã không được thảo luận tại cuộc họp nội các.

Cuộc gọi ra mật lệnh

Nhiều tình tiết mới vụ thiết quân luật Hàn Quốc: Toàn bộ nội các phản đối, cuộc gọi ra mật lệnh của Tổng thống và quyết định bất tuân
Tư lệnh lực lượng Chiến tranh đặc biệt Lục quân Kwak Jong-keun (trái) trả lời câu hỏi của các nhà lập pháp tại Quốc hội vào ngày 10/12. (Nguồn: AFP)

Theo nguồn tin từ báo chí Hàn Quốc, trình diện tại Ủy ban Quốc phòng thuộc Quốc hội Hàn Quốc ngày 10/12, Tư lệnh lực lượng Chiến tranh đặc biệt Lục quân Kwak Jong-keun cho biết Tổng thống Yoon Suk Yeol đã dùng điện thoại chống nghe lén để gọi điện trực tiếp cho ông này vào đêm ban bố thiết quân luật.

Khi đó, ông Yoon nói rằng, dường như Quốc hội vẫn chưa triệu tập đủ nghị sĩ để thông qua dự thảo bãi bỏ lệnh thiết quân luật, nên phải nhanh chóng phá cửa xông vào, đưa hết những người bên trong ra ngoài.

Sau khi nghe chỉ thị này từ Tổng thống, Tư lệnh Kwak đã thảo luận với các sĩ quan chỉ huy về cách thức triển khai, nhưng cuối cùng đã đi tới quyết định không tuân theo mệnh lệnh.

Ông Kwak nhận định, nếu tiến vào Quốc hội theo lệnh của Tổng thống thì các binh lính tham gia tác chiến sẽ trở thành phạm nhân sau này. Ngoài ra, việc phá cửa tiến vào Quốc hội sẽ dẫn tới thương vong. Vì thế, ông đã ra lệnh cho các binh lính giữ nguyên vị trí, không tiến vào bên trong tòa nhà thêm nữa.

Tư lệnh Kwak trả lời đã không báo cáo lại các biện pháp triển khai như trên cho Tổng thống. Khi rút quân, ông chỉ báo cáo tình hình cho cựu Bộ trưởng Quốc phòng Kim Yong-hyun.

Về lời khai của ông Kwak, Văn phòng Tổng thống hiện vẫn chưa đưa ra quan điểm. Tuy nhiên, nội bộ Văn phòng Tổng thống được cho là đang tiến hành quy trình xác nhận lại những nội dung mà ông Kwak đưa ra tại Quốc hội liên quan đến Tổng thống Yoon.

Bất hợp tác

Theo hãng tin AP, chiều 11/12, nhóm cảnh sát điều tra gồm 18 người, được cử đến Văn phòng Tổng thống để thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến quá trình ban bố thiết quân luật với cáo buộc nổi loạn, đã phải rút đi sau nhiều giờ tập hợp ở bên ngoài địa điểm này, do lực lượng an ninh phủ Tổng thống từ chối hợp tác.

Lệnh khám xét của cơ quan cảnh sát điều tra ghi rằng Tổng thống Yoon là nghi phạm và văn phòng tổng thống, phòng họp Nội các, Cơ quan An ninh phủ Tổng thống và tòa nhà Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân (JCS) là đối tượng của cuộc khám xét.

Văn phòng Tổng thống Yoon nộp tự nguyện rất ít tài liệu cho cảnh sát.

Hiện nay, Tổng thống Yoon Suk Yeol đã bị cơ quan cảnh sát điều tra coi là nghi phạm với các cáo buộc nổi loạn và binh biến. Ông cũng bị cấm xuất cảnh và trở thành tổng thống đương nhiệm đầu tiên bị cấm xuất cảnh.

Tin thế giới 11/12: Nga tuyên bố quan hệ với Mỹ bên bờ vực đổ vỡ, NATO ồ ạt đổ khí tài vào Ba Lan? Tổng thống Hàn Quốc bị điều tra

Tin thế giới 11/12: Nga tuyên bố quan hệ với Mỹ bên bờ vực đổ vỡ, NATO ồ ạt đổ khí tài vào Ba Lan? Tổng thống Hàn Quốc bị điều tra

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h.

Hàn Quốc: Người đầu tiên bị bắt liên quan cuộc khủng hoảng thiết quân luật

Hàn Quốc: Người đầu tiên bị bắt liên quan cuộc khủng hoảng thiết quân luật

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc thừa nhận là người chịu trách nhiệm chính, người đề xuất Tổng thống Yoon Suk Yeol tuyên bố ...

Hàn Quốc: Quốc hội sẽ điều tra về lệnh thiết quân luật, Tổng thống Yoon Suk Yeol khó thoát luận tội?

Hàn Quốc: Quốc hội sẽ điều tra về lệnh thiết quân luật, Tổng thống Yoon Suk Yeol khó thoát luận tội?

Ngày 11/12, Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Woo Won-shik cho biết, ông đã viện dẫn thẩm quyền để tiến hành một cuộc điều tra ...

Mỹ chính thức 'tiêu' tài sản Nga bị phong tỏa, 20 tỷ USD đã đến Ukraine, Tổng thống Zelensky nói gì?

Mỹ chính thức 'tiêu' tài sản Nga bị phong tỏa, 20 tỷ USD đã đến Ukraine, Tổng thống Zelensky nói gì?

Ngày 10/12, Mỹ thông báo đã giải ngân khoản vay trị giá 20 tỷ USD cho Ukraine, được bảo đảm bằng lợi nhuận thu được ...

Xung đột Nga-Ukraine: Tổng thống Mỹ đắc cử tuyên bố ưu tiên khi nhậm chức, Ba Lan bật mí thời điểm diễn ra hòa đàm

Xung đột Nga-Ukraine: Tổng thống Mỹ đắc cử tuyên bố ưu tiên khi nhậm chức, Ba Lan bật mí thời điểm diễn ra hòa đàm

Tổng thống Mỹ đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố, việc quyết khủng hoảng Ukraine sẽ là ưu tiên hàng đầu của ông khi nhậm ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Man City trượt dốc thê thảm với hàng thủ đáng báo động

Man City trượt dốc thê thảm với hàng thủ đáng báo động

Từ đầu tháng 11 tới nay, Man City để lọt lưới trên mọi đấu trường nhiều hơn bất cứ đội bóng nào trong top 5 giải VĐQG hàng đầu châu ...
Malaysia 3 - 2 Timor Leste: Thắng nhưng thót tim

Malaysia 3 - 2 Timor Leste: Thắng nhưng thót tim

Đội tuyển Malaysia có thời điểm để Timor Leste dẫn 2-1 nhưng sau 90 phút nhọc nhằn, Hổ vàng thắng chung cuộc 3-2 và tạm thời đứng đầu bảng A.
Quy định mới về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Quy định mới về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Bộ Giao thông vận tải vừa ban hành Thông tư 35/2024 quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe. Mời độc giả tham khảo bài viết ...
Trọng tài Saudi Arabia điều khiển trận đấu Việt Nam và Indonesia

Trọng tài Saudi Arabia điều khiển trận đấu Việt Nam và Indonesia

Trận đấu giữa Việt Nam và Indonesia thuộc bảng B ASEAN Cup 2024 sẽ được điều khiển bởi trọng tài người Saudi Arabia Abdullah Dhafer Al-Shehri.
Nga lên tiếng về khoản tiền Mỹ chuyển cho Ukraine, khẳng định 'hành động cướp bóc'

Nga lên tiếng về khoản tiền Mỹ chuyển cho Ukraine, khẳng định 'hành động cướp bóc'

Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố, việc Mỹ chuyển 20 tỷ USD từ nguồn tài sản bị đóng băng của Moscow cho Ukraine 'đơn giản là hành động cướp bóc'.
Thụy Sĩ giữ tài sản bị phong tỏa của Syria, đề cử Bộ trưởng Tài chính làm Tổng thống

Thụy Sĩ giữ tài sản bị phong tỏa của Syria, đề cử Bộ trưởng Tài chính làm Tổng thống

Bộ Tài chính Thụy Sĩ thông báo lưu giữ 112 triệu USD tài sản bị đóng băng của Syria, đồng thời phủ nhận bất kỳ khoản tiền nào của Tổng ...
Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Việc Thủ tướng Nepal KP Sharma Oli chọn Trung Quốc làm điểm dừng chân trong chuyến công du đầu tiên phản ánh thay đổi đáng chú ý từ Kathmandu.
Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Vào nửa đêm 3/12, một cơn 'địa chấn' đã làm rung chuyển Hàn Quốc sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol bất ngờ ban bố tình trạng khẩn cấp.
Điều ẩn chứa sau kế hoạch đóng băng xung đột ở Ukraine, toan tính và hy vọng

Điều ẩn chứa sau kế hoạch đóng băng xung đột ở Ukraine, toan tính và hy vọng

Ngừng bắn, tạo cơ hội đàm phán chấm dứt xung đột Nga-Ukraine là điều mà cộng đồng quốc tế trông đợi, song hàm ý đằng sau kế hoạch mới của ông Donald Trump...
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Liều thuốc giảm đau

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Liều thuốc giảm đau

Việc Israel và Hezbollah đạt được thoả thuận ngừng bắn vào ngày 27/11 là một tin vui hiếm hoi cho khu vực vốn chìm trong khói súng hơn một năm qua.
Hội nghị Ngoại trưởng G7: Điệu valse cuối cùng

Hội nghị Ngoại trưởng G7: Điệu valse cuối cùng

Hội nghị Ngoại trưởng G7 phản ánh lập trường rõ ràng của Mỹ và một số nước phương Tây trong các vấn đề nóng của khu vực và thế giới hiện nay.
Tổng thống Putin thăm Kazakhstan: Những chân trời mới của quan hệ đối tác chiến lược

Tổng thống Putin thăm Kazakhstan: Những chân trời mới của quan hệ đối tác chiến lược

Nhận lời mời của người đồng cấp Kassym-Jomart Tokayev, Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm cấp nhà nước tới Kazakhstan từ ngày 27-28/11.
Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Sau khi Nga tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo Oreshnik, kho vũ khí hạt nhân của nước này được quan tâm hơn bao giờ hết.
'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

Cuộc nội chiến kéo dài ở Syria đã thu hút sự chú ý của thế giới sau khi lực lượng nổi dậy bất ngờ chiếm giữ hầu hết Aleppo.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Vũ khí hạt nhân đặc biệt nổi bật vì sự hủy diệt tuyệt đối và khả năng đe dọa toàn cầu, song vẫn có những công cụ khác có sức phá hủy kinh hoàng.
Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Mosco sẽ tiếp tục thử nghiệm tên lửa Oreshnik trong chiến đấu sau khi dùng để tấn công Ukraine ngày 21/11.
Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Sự xuất hiện của kênh đào nhân tạo giúp phá vỡ giới hạn địa lý, mở ra vô vàn cơ hội cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và chính trị toàn cầu.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 1): Công cụ thời Trung cổ khủng bố tinh thần, bí mật ẩn giấu vẫn chưa có lời giải

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 1): Công cụ thời Trung cổ khủng bố tinh thần, bí mật ẩn giấu vẫn chưa có lời giải

Cùng với sự phát triển của văn minh nhân loại và các cuộc xung đột trên toàn cầu, vũ khí cũng dần trở nên đa dạng, hiện đại và nguy hiểm.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Tổng thống Ukraine Zelensky và một giờ 'trần tình' với Kyodo News: Đã đến lúc phải nghĩ khác, làm khác!

Tổng thống Ukraine Zelensky và một giờ 'trần tình' với Kyodo News: Đã đến lúc phải nghĩ khác, làm khác!

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thẳng thắn thừa nhận rằng rất khó để giành lại một số vùng do Nga kiểm soát.
Cựu Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine: Phương Tây đang trong 'nôi an toàn', có vì Ukraine mà từ bỏ?

Cựu Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine: Phương Tây đang trong 'nôi an toàn', có vì Ukraine mà từ bỏ?

Phương Tây sẵn sàng đồng hành với Ukraine trong ngắn hạn nhưng chưa sẵn sàng cho xung đột kéo dài với Nga.
Những bài toán đón chờ lãnh đạo EU mới: Từ 'cú sốc ngoại sinh' đến thách thức nội tại

Những bài toán đón chờ lãnh đạo EU mới: Từ 'cú sốc ngoại sinh' đến thách thức nội tại

Cơ quan điều hành EU đã có lãnh đạo nhiệm kỳ mới và Chủ tịch EC là gương mặt quen thuộc.
5 sự kiện quốc tế đáng 'lót dép hóng' trong năm 2025

5 sự kiện quốc tế đáng 'lót dép hóng' trong năm 2025

Hãng tin AFP dự báo 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025 trên nhiều lĩnh vực chính trị, môi trường, thể thao, văn hóa và tôn giáo.
Phiên bản di động