Điều ẩn chứa sau kế hoạch đóng băng xung đột ở Ukraine, toan tính và hy vọng

TS. Vũ Đăng Minh
Ngừng bắn, tạo cơ hội đàm phán chấm dứt xung đột Nga-Ukraine là điều mà cộng đồng quốc tế trông đợi, song không khỏi đặt câu hỏi về hàm ý đằng sau kế hoạch mới của ông Donald Trump...
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Trong tranh cử, ông Donald Trump hứa “giải quyết xung đột ở Ukraine trong 24 giờ”, nhưng không cho biết bằng cách nào. Đội ngũ cố vấn của Tổng thống đắc cử Mỹ “bật mí”, sẽ gây sức ép để cả Nga và Ukraine tuân theo kế hoạch của Washington. Mới đây, kế hoạch của ông Donald Trump phần nào hé lộ. Hy vọng nhưng cũng không ít băn khoăn.

Trong tranh cử, ông Donald Trump hứa “giải quyết xung đột ở Ukraine trong 24 giờ”, nhưng không cho biết bằng cách nào. (Nguồn: The Times)
Trong tranh cử, ông Donald Trump hứa “giải quyết xung đột ở Ukraine trong 24 giờ”... (Nguồn: The Times)

Khoảng lặng cần thiết

Nội dung cốt lõi trong kế hoạch chấm dứt xung đột ở Ukraine của Mỹ là, hai bên thỏa thuận ngừng bắn; thiết lập khu phi quân sự giữa Moscow và Kiev theo chiến tuyến hiện thời. NATO hoặc một số nước khác có thể triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình ở Ukraine để kiểm soát thỏa thuận ngừng bắn và khu phi quân sự.

Hai vấn đề cơ bản được các kế hoạch gia Mỹ treo theo kiểu lách. Một, Ukraine không buộc phải từ bỏ chủ quyền lãnh thổ do Nga kiểm soát mà giải quyết sau bằng biện pháp ngoại giao. Chấp nhận thực trạng mà Kiev vẫn tránh được tiếng “đổi đất lấy hòa bình”. Hai, tạm treo có thời hạn việc Ukraine gia nhập NATO.

Ngừng bắn, tạo cơ hội đàm phán chấm dứt xung đột là điều mà cộng đồng quốc tế hết lòng ủng hộ. Mỹ đi đầu dẫn dắt phương Tây hăng hái viện trợ Ukraine, nên dư luận không thể không đặt câu hỏi: Kế hoạch toan tính gì và liệu có khả thi?

Theo chuyên gia quân sự, Ukraine đang thất thế, viện trợ máy bay, tên lửa, kể cả Tomahawk cũng không làm thay đổi cơ bản cục diện chiến trường. Trong bối cảnh đó, đóng băng xung đột với một vài nhượng bộ, tránh nguy cơ mất thêm đất, tạo thời gian, cơ hội cho Ukraine củng cố quân đội, phục hồi, phát triển công nghiệp quốc phòng, kinh tế, để tính kế lâu dài là cái giá khá hời.

Lực lượng gìn giữ hòa bình bị chi phối, vừa ngăn chặn vi phạm lệnh ngừng bắn vừa có thể là lá chắn kín đáo cho các hoạt động của phương Tây và Ukraine, mà quốc tế khó kiểm tra, giám sát. Theo tình báo Nga, NATO dự kiến triển khai 100.000 quân đến Ukraine dưới danh nghĩa này. Lực lượng đó có điều kiện trực tiếp huấn luyện, hỗ trợ xây dựng cơ sở công nghiệp quốc phòng, nâng chất quân đội Kiev.

Khi Ukraine đủ mạnh, vượt qua khó khăn hiện tại, thì việc tiếp tục thực hiện mục tiêu còn dang dở cũng không muộn. Có thể nói bản chất, toan tính trong kế hoạch của Mỹ là tạm đóng băng xung đột, tạo khoảng lặng cần thiết, tạo thời cơ cho Kiev chuyển hóa so sánh thế và lực, tiến tới giành các mục tiêu mà hoạt động quân sự hiện nay không thể thực hiện được.

Phương Tây nhẹ gánh viện trợ cho Ukraine, NATO tránh nguy cơ đối đầu trực tiếp với Nga mà vẫn thực hiện được mục tiêu, không để đối thủ thắng và lâu dài là làm Moscow suy yếu.

Kiev có thể “co kéo” đôi chút, đòi hỏi thêm viện trợ tài chính và vũ khí, nhưng được ưu ái, cộng với sự phụ thuộc vào viện trợ của NATO, phương Tây nên cơ bản sẽ tuân theo kế hoạch.

Mỹ và phương Tây cho rằng có cơ sở để tin Nga buộc phải thỏa hiệp. Một, Moscow gặp khó khăn do lệnh trừng phạt và tổn thất lớn qua hơn 1000 ngày xung đột. Hai, họ treo “con bài tẩy” là từng bước giảm nhẹ và có thể dỡ bỏ hoàn toàn lệnh trừng phạt nếu Nga chấp nhận đầy đủ kế hoạch; ngược lại, sự can dự trực tiếp và sức ép mọi mặt sẽ mạnh hơn.

Ba, kế hoạch này không làm Moscow quá mất mặt. Bốn, Nga không chấp thuận là đi ngược với xu thế chung, sẽ hứng chịu áp lực phản đối mạnh mẽ của quốc tế. Toan tính là vậy, nhưng Moscow chấp nhận thế nào lại là chuyện khác.

đến thời điểm đó, các bên sẽ vẫn gia tăng hoạt động quân sự, có thể với quy mô, cường độ cao hơn, nhằm giành lợi thế và tạo sức ép lớn nhất cho đối phương. Xung đột vẫn rất phức tạp, khó đoán định. (Nguồn: Adobe Stock)
Dù sao, còn quá sớm để cho rằng kế hoạch mới của ông Donald Trump có thể chấm dứt xung đột... (Nguồn: Adobe Stock)

Tính khả thi và hy vọng điều chỉnh

Moscow không khó nắm bắt ý đồ lâu dài của Mỹ và phương Tây. Cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel thừa nhận, Thỏa thuận Minsk I (2014) và Minsk II (2/2015) là một nỗ lực để “cho Ukraine thời gian trở nên mạnh mẽ hơn”. NATO đã thất hứa trong việc không mở rộng về phía Đông, bao vây, áp sát Nga.

Mỗi khi Mỹ thay đổi Tổng thống, chính quyền mới có thể từ bỏ các cam kết ký trước đó. Những điều đó cho thấy, không có cơ sở chắc chắn để tin lần này Mỹ và NATO thực hiện đúng cam kết.

Nga tuy gặp khó khăn nhưng vẫn trụ vững, giành lợi thế trên chiến trường, đang từng bước mở đường gỡ thế bao vây, cô lập; còn tiềm lực để theo đuổi mục tiêu cơ bản của mình. Chiến dịch quân sự đặc biệt trải qua hơn 1.000 ngày với không ít tổn thất, nên Nga không dễ dàng thỏa hiệp, đổi lấy những cam kết mù mờ.

Đối tượng Nga muốn đối thoại trực tiếp là Mỹ và NATO. Mục tiêu cơ bản của Moscow là Kiev phải trung lập thực sự, vĩnh viễn không gia nhập NATO và Nga kiểm soát các vùng đã sáp nhập, để tạo vùng đệm bảo đảm an ninh lâu dài cho mình. Nhưng điều này thì NATO không cam kết một cách rõ ràng, cụ thể.

Do đó, Nga khó chấp nhận đóng băng xung đột với các nội dung cơ bản trong kế hoạch của Mỹ. Ngừng bắn là nấc thang đầu tiên mở đường cho các bước tiếp theo. Với tương quan lực lượng và toan tính của các bên, chưa thể nói chuyện ngừng bắn vào thời điểm này.

"Nga kiên quyết phản đối mọi đề xuất đóng băng xung đột, dù theo kịch bản bán đảo Triều Tiên hay bất kỳ phương án nào khác". (Giám đốc Cơ quan Tình báo đối ngoại Nga Sergey Naryshkin)

Nhưng để thể hiện thiện chí, Tổng thống Vladimir Putin sẵn sàng tiếp xúc với ông Donald Trump. Hy vọng sự kiện này có thể hé mở đôi chút cách tháo gỡ bế tắc.

Từ nay đến thời điểm đó, các bên sẽ vẫn gia tăng hoạt động quân sự, có thể với quy mô, cường độ cao hơn, nhằm giành lợi thế và tạo sức ép lớn nhất cho đối phương. Xung đột vẫn rất phức tạp, khó đoán định.

Con đường gặp gỡ, đối thoại về kế hoạch chấm dứt xung đột của Mỹ nhiều chông gai, trắc trở ngay từ điểm khởi đầu. Không loại trừ bế tắc, đổ bể nếu không điều chỉnh một số nội dung cơ bản.

Tuy nhiên, kế hoạch phác thảo ban đầu vẫn là cơ sở, là thứ để tất cả các bên nắm lấy, theo đuổi. Thực trạng đòi hỏi các bên phải có cái nhìn thực tế hơn để tự điều chỉnh. Nên cộng đồng quốc tế vẫn có quyền hy vọng, với một bản kế hoạch thực tế, khả thi hơn.

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường. Cùng với các đòn tiến công mạnh mẽ trên thực địa, ...

Xung đột Nga-Ukraine: Hé lộ chi tiết kế hoạch của ông Trump, Tổng thống Zelensky tỏ ý sẵn sàng 'lên thuyền'

Xung đột Nga-Ukraine: Hé lộ chi tiết kế hoạch của ông Trump, Tổng thống Zelensky tỏ ý sẵn sàng 'lên thuyền'

Kế hoạch hòa bình Nga-Ukraine của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể bao gồm một lệnh ngừng bắn và thiết lập vùng ...

Thứ trưởng Ngoại giao Nga: Tình hình cực kỳ nguy hiểm, Moscow đã gửi tín hiệu rất rõ ràng, Mỹ đừng để mọi việc vượt tầm kiểm soát

Thứ trưởng Ngoại giao Nga: Tình hình cực kỳ nguy hiểm, Moscow đã gửi tín hiệu rất rõ ràng, Mỹ đừng để mọi việc vượt tầm kiểm soát

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết Moscow đang cân nhắc nối lại các vụ thử hạt nhân do Washington theo đuổi chính ...

Những bài toán đón chờ lãnh đạo EU mới: Từ 'cú sốc ngoại sinh' đến thách thức nội tại

Những bài toán đón chờ lãnh đạo EU mới: Từ 'cú sốc ngoại sinh' đến thách thức nội tại

Cơ quan điều hành EU đã có lãnh đạo nhiệm kỳ mới. Chủ tịch EC mặc dù là gương mặt quen thuộc nhưng cũng không ...

Cựu Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine: Phương Tây đang trong 'nôi an toàn', có vì Ukraine mà từ bỏ?

Cựu Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine: Phương Tây đang trong 'nôi an toàn', có vì Ukraine mà từ bỏ?

Cựu Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine cho rằng phương Tây sẵn sàng đồng hành với Ukraine trong ngắn hạn nhưng chưa sẵn ...

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá vàng hôm nay 3/12/2024: Giá vàng lao dốc, ông Trump dọa BRICS, USD mạnh, quý kim gặp cơn gió ngược, giá vàng nhẫn bốc hơi

Giá vàng hôm nay 3/12/2024: Giá vàng lao dốc, ông Trump dọa BRICS, USD mạnh, quý kim gặp cơn gió ngược, giá vàng nhẫn bốc hơi

Giá vàng hôm nay 3/12/2024, Giá vàng lao dốc. Đe dọa của ông Trump đối với BRICS tạo cơn gió ngược. Giá vàng nhẫn thuận chiều giảm.
Giá tiêu hôm nay 3/12/2024: Tín hiệu vui cho người trồng, chu kỳ tăng giá có thể kéo dài ổn định trong 2-3 năm

Giá tiêu hôm nay 3/12/2024: Tín hiệu vui cho người trồng, chu kỳ tăng giá có thể kéo dài ổn định trong 2-3 năm

Giá tiêu hôm nay 3/12/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 147.000 đồng/kg.
Đặt con người làm trung tâm và thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng, thế giới có thể chấm dứt AIDS

Đặt con người làm trung tâm và thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng, thế giới có thể chấm dứt AIDS

Chủ đề của Ngày Thế giới phòng, chống AIDS do UNAIDS đề ra năm 2024 là Take the Rights Path (Đảm bảo quyền được chăm sóc và bảo vệ sức ...
Đoàn công tác Ban Chỉ đạo Trung ương làm việc với Bộ Ngoại giao về phòng, chống phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

Đoàn công tác Ban Chỉ đạo Trung ương làm việc với Bộ Ngoại giao về phòng, chống phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

Đoàn công tác Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực đã có buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ ...
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Singapore Lawrence Wong

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Singapore Lawrence Wong

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Thủ tướng Lawrence Wong khẳng định quan hệ Việt Nam-Singapore không ngừng phát triển, đạt nhiều dấu mốc quan trọng...
Thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy đối với các cấp ủy, tổ chức đảng

Thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy đối với các cấp ủy, tổ chức đảng

Việc tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW và sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị là cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ ...
Tin thế giới 2/12: Tổng thống Ukraine cay đắng, Nga có quyết định quan trọng ở Syria, lựa chọn khác thường của Thủ tướng Nepal

Tin thế giới 2/12: Tổng thống Ukraine cay đắng, Nga có quyết định quan trọng ở Syria, lựa chọn khác thường của Thủ tướng Nepal

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế trong 24h qua.
Trung Đông chưa yên tiếng súng, quốc tế hành động khẩn khi tình hình Syria nóng lên từng giờ

Trung Đông chưa yên tiếng súng, quốc tế hành động khẩn khi tình hình Syria nóng lên từng giờ

Bùng phát nội chiến ở Syria khi Dải Gaza chưa ngừng bắn và sự yên bình mong manh ở Lebanon khiến 'âm thanh' xung đột vẫn vang lên ở Trung Đông.
Thủ tướng Đức công bố viện trợ quân sự cho Ukraine

Thủ tướng Đức công bố viện trợ quân sự cho Ukraine

Thủ tướng Đức Olaf Scholz cam kết Đức sẽ tiếp tục là nước ủng hộ lớn nhất của Ukraine ở châu Âu.
Điều lịch sử Tổng thống Mỹ Joe Biden thực hiện trong những ngày cuối nhiệm kỳ: Nỗ lực có muộn màng?

Điều lịch sử Tổng thống Mỹ Joe Biden thực hiện trong những ngày cuối nhiệm kỳ: Nỗ lực có muộn màng?

Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ có chuyến thăm đầu tiên tới Angola từ ngày 2-4/12.
Mỹ: Từng tuyên bố sẽ không ân xá cho con trai, Tổng thống Biden hành động trái ngược khi sắp rời Nhà Trắng, ông Trump phản đối

Mỹ: Từng tuyên bố sẽ không ân xá cho con trai, Tổng thống Biden hành động trái ngược khi sắp rời Nhà Trắng, ông Trump phản đối

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký lệnh ân xá cho con trai ông, Hunter Biden, trong những ngày cuối nhiệm kỳ.
Tổng thống Zelensky kêu gọi Mỹ hỗ trợ để Ukraine đạt được tư cách thành viên NATO

Tổng thống Zelensky kêu gọi Mỹ hỗ trợ để Ukraine đạt được tư cách thành viên NATO

Tổng thống Ukraine ngày 1/12 kêu gọi chính quyền sắp mãn nhiệm của Tổng thống Mỹ Joe Biden hỗ trợ thuyết phục các thành viên NATO mời Kiev gia nhập liên minh.
Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Mosco sẽ tiếp tục thử nghiệm tên lửa Oreshnik trong chiến đấu sau khi dùng để tấn công Ukraine ngày 21/11.
Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Sự xuất hiện của kênh đào nhân tạo giúp phá vỡ giới hạn địa lý, mở ra vô vàn cơ hội cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và chính trị toàn cầu.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 1): Công cụ thời Trung cổ khủng bố tinh thần, bí mật ẩn giấu vẫn chưa có lời giải

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 1): Công cụ thời Trung cổ khủng bố tinh thần, bí mật ẩn giấu vẫn chưa có lời giải

Cùng với sự phát triển của văn minh nhân loại và các cuộc xung đột trên toàn cầu, vũ khí cũng dần trở nên đa dạng, hiện đại và nguy hiểm.
Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược luôn là công cụ địa kinh tế, địa chính trị đặc biệt để duy trì vị thế và gia tăng sức mạnh quốc gia.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Tổng thống Ukraine Zelensky và một giờ 'trần tình' với Kyodo News: Đã đến lúc phải nghĩ khác, làm khác!

Tổng thống Ukraine Zelensky và một giờ 'trần tình' với Kyodo News: Đã đến lúc phải nghĩ khác, làm khác!

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thẳng thắn thừa nhận rằng rất khó để giành lại một số vùng do Nga kiểm soát.
Cựu Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine: Phương Tây đang trong 'nôi an toàn', có vì Ukraine mà từ bỏ?

Cựu Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine: Phương Tây đang trong 'nôi an toàn', có vì Ukraine mà từ bỏ?

Phương Tây sẵn sàng đồng hành với Ukraine trong ngắn hạn nhưng chưa sẵn sàng cho xung đột kéo dài với Nga.
Những bài toán đón chờ lãnh đạo EU mới: Từ 'cú sốc ngoại sinh' đến thách thức nội tại

Những bài toán đón chờ lãnh đạo EU mới: Từ 'cú sốc ngoại sinh' đến thách thức nội tại

Cơ quan điều hành EU đã có lãnh đạo nhiệm kỳ mới và Chủ tịch EC là gương mặt quen thuộc.
5 sự kiện quốc tế đáng 'lót dép hóng' trong năm 2025

5 sự kiện quốc tế đáng 'lót dép hóng' trong năm 2025

Hãng tin AFP dự báo 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025 trên nhiều lĩnh vực chính trị, môi trường, thể thao, văn hóa và tôn giáo.
Thuận ngừng bắn giữa Israel-Hezbollah:  Một bên vẫn 'nắm đằng chuôi', Hamas 'ngã ngửa' nhận ra đòn giáng, hòa bình liệu còn xa?

Thuận ngừng bắn giữa Israel-Hezbollah: Một bên vẫn 'nắm đằng chuôi', Hamas 'ngã ngửa' nhận ra đòn giáng, hòa bình liệu còn xa?

Lệnh ngừng bắn giữa Israel và phong trào Hezbollah đang được kỳ vọng là 'tia hy vọng lóe lên từ vực thẳm' trong cuộc xung đột tại khu vực.
Nga tìm cách mở khóa tiềm năng hạt nhân châu Phi

Nga tìm cách mở khóa tiềm năng hạt nhân châu Phi

Nga có đủ tiềm lực để hỗ trợ châu Phi khắc phục tình trạng thiếu hụt năng lượng, vốn cản trở sự phát triển kinh tế bền vững trên lục địa này.
Phiên bản di động