Con người - chủ thể tham gia, thụ hưởng thành quả của phát triển

PGS. TS TƯỜNG DUY KIÊN
Viện trưởng Viện Quyền con người, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Khi con người tham gia tích cực vào quá trình phát triển, lẽ dĩ nhiên, không ai khác, chính họ phải là người đầu tiên được thụ hưởng thành quả phát triển đó.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Từ năm 1986 với việc thông qua Tuyên ngôn về quyền phát triển, Liên hợp quốc (LHQ) đã chính thức thừa nhận quyền phát triển vừa là quyền của cá nhân, vừa là quyền tập thể (quyền của nhóm, quốc gia, dân tộc).Và hiện nay, LHQ đang dự thảo Công ước quốc tế về quyền phát triển, hướng tới hiệu lực pháp lý quốc tế bắt buộc đối với các quốc gia thành viên khẳng định quyền phát triển là quyền con người, trong đó, bao gồm cả quyền của cá nhân và quyền của tập thể.

Với thế và lực sau gần 40 năm đổi mới đất nước, với thời cơ, vận hội mới đang đặt ra yêu cầu cần phải phát huy cao nhất nguồn lực con người, cũng như để con người xã hội chủ nghĩa được thừa hưởng tốt nhất thành quả của công cuộc đổi mới, phát triển.

Con người - chủ thể tham gia, thụ hưởng thành quả của phát triển
Khi con người tham gia tích cực vào quá trình phát triển, không ai khác, chính họ phải là người đầu tiên được thụ hưởng thành quả phát triển đó.

Quyền tham gia và quyền thụ hưởng thành quả của phát triển

Lời mở đầu Tuyên bố của LHQ về quyền phát triển năm 1986 thừa nhận rằng, “con người là trung tâm của quá trình phát triển và do đó chính sách phát triển cần phải đưa con người tham gia chính và được thụ hưởng thành quả của sự phát triển”.

Trong Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (năm 1993) tái khẳng định, “bởi con người là chủ thể trung tâm của các quyền và tự do cơ bản nên con người phải là đối tượng được thụ hưởng chính, cũng như phải tham gia tích cực vào việc thực hiện những quyền và tự do của mình”.

Thứ nhất, bàn về sự tham gia của con người vào quá trình phát triển. Tuyên ngôn về quyền phát triển năm 1986, Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna năm 1993 nhấn mạnh, các chính sách phát triển cần phải đưa con người trở thành người tham gia chính và tham gia tích cực vào việc thực hiện những quyền và tự do của con người.

Đó là các chính sách phát triển của quốc gia phải đưa con người trở thành người tham gia chính, có mối liên hệ với cách tiếp cận lấy con người là trung tâm, chủ thể của các chương trình, chiến lược phát triển, tức phát triển vì con người. Khía cạnh này, con người là mục tiêu hướng tới, mục tiêu cần đạt được trong hoạch định các chương trình, chính sách phát triển. Tuy nhiên, để đạt được các mục tiêu phát triển vì con người, con người không thể thụ động, chờ đợi mà phải tham tích cực vào quá trình phát triển.

Theo chuẩn mực quốc tế, trách nhiệm đầu tiên trong việc thực hiện các quyền con người trước hết thuộc về nhà nước với 3 cấp độ nghĩa vụ (tôn trọng, bảo vệ và thực hiện), nhà nước phải có cơ chế, chính sách tạo hành lang pháp lý cho thực hiện các quyền con người, để mỗi cá nhân con người đều ý thức được quyền, tích cực, chủ động thực hiện quyền và tự do của mình.

Và như vậy, sự tham gia của con người, chính là quyền tham gia mà nội hàm khái niệm quyền tham gia chính là thực hiện các quyền con người về dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… Đây không chỉ nhằm đạt được mục tiêu lấy con người là trung tâm, là chủ thể mà còn hướng tới sự phát triển toàn diện con người.

Thứ hai, khía cạnh con người là đối tượng thụ hưởng chính thành quả của phát triển. Phát triển đối với cá nhân là sự toàn diện về thể chất, về tinh thần theo các tiêu chí phát triển con người; phát triển đối với quốc gia, dân tộc là một tiến trình toàn diện, với sự hưng thịnh về dân sự, văn hóa, kinh tế, môi trường, chính trị và xã hội mà mục đích hướng tới là cải thiện không ngừng phúc lợi của toàn thể dân chúng và của tất cả các dân tộc cùng sinh sống trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, các cá nhân trên cơ sở sự tham gia tích cực, tự do và có ý nghĩa của họ vào phát triển và sự phân bổ công bằng các lợi ích thu được.

Khi con người tham gia tích cực vào quá trình phát triển, vào hoạch định đường lối, chính sách phát triển quốc gia, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và tổ chức thực hiện hiệu quả, lẽ dĩ nhiên, không ai khác, chính họ phải là người đầu tiên được thụ hưởng thành quả phát triển. Đây là quyền con người cơ bản - quyền được thụ hưởng thành quả phát triển. Và để bảo đảm thực hiện quyền này, đòi hỏi sự phân phối lợi ích một cách công khai, công bằng dựa trên nguyên tắc xuyên suốt của luật nhân quyền quốc tế, đó là bình đẳng và không phân biệt đối xử, không ai bị bỏ lại phía sau.

Vận dụng vào công cuộc phát triển đất nước hiện nay

Quyền được tham gia và quyền được thụ hưởng thành quả phát triển có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hoạch định các chính sách phát triển quốc gia, phát triển con người, phát triển kinh tế, xã hội, hướng mục tiêu vì con người, lấy con người là trung tâm, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người và coi đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy xã hội phát triển.

Thứ nhất, về quan điểm lấy con người là trung tâm, trong Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng ta xác định “Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân”.

Quan điểm này của Đảng hoàn toàn phù hợp cách tiếp cận của cộng đồng quốc tế. Đồng thời từ cách tiếp cận và xác định con người là trung tâm trong hoạch định chính sách phát triển tại Đại hội XI của Đảng thì đến Đại hội XIII của Đảng, phát triển thêm một bước chủ thể hưởng quyền đó là Nhân dân, “Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của Nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của Nhân dân làm mục tiêu phấn đấu”.

Thứ hai, về quan điểm con người là chủ thể trung tâm của quyền con người. Trong Hiến pháp năm 2013, trong tổng số 120 điều, có 36 điều Hiến pháp quy định quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân. Các quyền con người trong Hiến pháp 2013 cũng chủ yếu là quyền con người với tư cách là quyền của cá nhân, công dân. Và bên cạnh quyền của cá nhân, có quy định quyền có tính tập thể, quyền của nhóm, như quyền trẻ em, phụ nữ, thanh niên…

Hiện nay, trong dự thảo Công ước của LHQ về quyền phát triển, một trong những nguyên tắc được đưa ra là “Phát triển lấy cá nhân và các dân tộc làm trung tâm: cá nhân và các dân tộc là những chủ thể trung tâm của phát triển và cần phải là những chủ thể tham gia tích cực và thụ hưởng quyền phát triển”.

Chính vì vậy, một trong những vấn đề cần làm rõ đó là khi Đảng đề cập con người là trung tâm, cần phải hiểu theo cách tiếp cận của cộng đồng quốc tế, vừa với tư cách cá nhân, vừa với tư cách tập thể/nhóm và tương tự, khi nói về “Nhân dân” cũng cần phải hiểu Nhân dân vừa với tư cách là cá nhân, vừa với tư cách tập thể và nhóm.

Và như vậy, quyền con người là hàm ý quyền cá nhân và cả quyền của nhóm; quyền của Nhân dân, vừa hàm ý quyền của cá nhân và quyền của tập thể, nhưng xuyên suốt đó là quyền của cá nhân như quy định trong Hiến pháp năm 2013.

Nhận thức rõ vấn đề này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc tiếp cận quyền con người trong hoạch định các chính sách phát triển quốc gia, phát triển con người. Đặc biệt là sự vận dụng quan điểm lý luận của Đảng về lấy con người, lấy Nhân dân là trung tâm, chủ thể, mục tiêu, động lực phát triển đất nước.

Khi con người tham gia tích cực vào quá trình phát triển, vào hoạch định đường lối, chính sách phát triển quốc gia, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và tổ chức thực hiện hiệu quả, lẽ dĩ nhiên, không ai khác, chính họ phải là người đầu tiên được thụ hưởng thành quả phát triển đó. Và để bảo đảm thực hiện quyền này, đòi hỏi sự phân phối lợi ích một cách công khai, công bằng dựa trên nguyên tắc xuyên suốt của luật nhân quyền quốc tế, đó là bình đẳng và không phân biệt đối xử, không ai bị bỏ lại phía sau.

Thứ ba, về con người tham gia và thụ hưởng thành quả của quá trình phát triển.

Về quyền tham gia: Quyền tham gia là một trong những quyền dân chủ về chính trị được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm.

Quyền tham gia của Nhân dân thể hiện trong nhiều Văn kiện của Đảng, với quan điểm là “Bảo đảm để Nhân dân tham gia ở tất cả các khâu của quá trình đưa ra những quyết định liên quan đến lợi ích, cuộc sống của Nhân dân, từ nêu sáng kiến, tham gia thảo luận, tranh luận đến giám sát quá trình thực hiện”1và thực hiện nguyên tắc “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.

Đồng thời đề cao sự tham gia của người dân vào các công việc của Đảng, Nhà nước với quan điểm: “Trong mọi công việc của Đảng và Nhà nước, phải luôn quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm túc quan điểm “dân là gốc”; thật sự tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, kiên trì thực hiện nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.

Quan điểm của Đảng về bảo đảm sự tham gia của người dân đã được hiến định và luật định. Điều 28, Hiến pháp năm 2013 quy định (1) Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước; (2) Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.

Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022 quy định cụ thể về những nội dung nhân dân bàn và quyết định (Chương 2, mục 2 Nhân dân bàn và quyết định; mục 3 Nhân dân tham gia ý kiến).

Về cơ bản, quan điểm của Đảng là phù hợp với cách tiếp cận chung của cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, mới chỉ dừng ở bảo đảm sự tham gia với việc nhà nước tạo điều kiện để người dân tham gia và quy định các hình thức tham gia chủ yếu mới ở cấp cơ sở; chưa chú ý tiếp cận và có quy định về các biện pháp để nâng cao ý thức người dân chủ động, tích cực tham gia thực hiện các quyền và tự do của con người, của công dân.

Việt Nam ngày càng đạt được nhiều thành tựu ấn tượng về đảm bảo quyền của người dân tộc thiểu số, qua đó góp phần đẩy mạnh uy tín của nước ta trong việc thực thi cam kết quốc tế, đặc biệt là Công ước CERD. (Nguồn: Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam)
Việt Nam ngày càng đạt được nhiều thành tựu ấn tượng về đảm bảo quyền của người dân tộc thiểu số, qua đó góp phần đẩy mạnh uy tín của nước ta trong việc thực thi cam kết quốc tế, đặc biệt là Công ước CERD. (Nguồn: Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam)

Về quyền thụ hưởng: Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh quan điểm kiên trì thực hiện nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.

Mặc dù chưa nêu rõ nội hàm dân thụ hưởng là gì, tuy nhiên quyền được thụ hưởng của người dân lần đầu tiên được quy định tại Điều 7, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022 với nội hàm gồm: (i) được nhà nước và pháp luật công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội, thực hiện các quyền về thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; (ii) được thông tin đầy đủ, kịp thời về các quyền và lợi ích hợp pháp, chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội theo quy định của pháp luật và quyết định của chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ chức ở nơi mình cư trú, công tác, làm việc; (iii) được thụ hưởng thành quả đổi mới, phát triển tế - xã hội, chế độ an sinh xã hội, sự an toàn, ổn định của đất nước, của địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng lao động và kết quả thực hiện dân chủ ở nơi mình cư trú, công tác, làm việc; (iv) được tạo điều kiện để tham gia học tập, công tác, lao động, sản xuất, kinh doanh, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của bản thân, gia đình và cộng đồng.

Trên cơ sở quan điểm của Đảng và các quy định của Hiến pháp, pháp luật, quyền tham gia và quyền thụ hưởng cần tiếp tục được nghiên cứu xây dựng luận cứ khoa học, bảo đảm quyền tham gia thực chất, chủ động của người dân vào hoạt động quản lý nhà nước và xã hội, chủ động, tích cực tham gia thực hiện các quyền và tự do của con người, của công dân đã được hiến pháp, pháp luật quy định và quyền được thụ hưởng công bằng thành quả của quá trình phát triển, thành quả của công cuộc đổi mới.

Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi Hội thảo ‘Con người, quyền con người là trung tâm, mục tiêu, chủ thể và động lực phát triển đất nước’

Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi Hội thảo ‘Con người, quyền con người là trung tâm, mục tiêu, chủ thể và động lực phát triển đất nước’

Ngày 15/10, tại tỉnh Hưng Yên, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Tạp chí Cộng sản, Viện Hàn lâm ...

Triển lãm ảnh nhấn mạnh vai trò của lực lượng Công an nhân dân trong bảo vệ phụ nữ và trẻ em khỏi bạo lực trên cơ sở giới

Triển lãm ảnh nhấn mạnh vai trò của lực lượng Công an nhân dân trong bảo vệ phụ nữ và trẻ em khỏi bạo lực trên cơ sở giới

Ngày 27/11, Bộ Công an và UN Women khai mạc Triển lãm ảnh và tuyên truyền pháp luật nhân tháng hành động về bình đẳng ...

Xóa mù chữ là nhiệm vụ chính trị quan trọng, đảm bảo phát triển toàn diện con người

Xóa mù chữ là nhiệm vụ chính trị quan trọng, đảm bảo phát triển toàn diện con người

Hiện nay, một bộ phận nhỏ người dân Việt Nam, chủ yếu là ở vùng núi, dân tộc thiểu số chưa biết chữ. Điều này ...

Nỗ lực giảm thiểu lao động trẻ em tại Việt Nam

Nỗ lực giảm thiểu lao động trẻ em tại Việt Nam

Lao động trẻ em là một vấn đề luôn nhận được nhiều sự quan tâm của Đảng, Nhà nước. Với những nỗ lực không ngừng ...

Bảo vệ người dân trước thiên tai, thảm họa

Bảo vệ người dân trước thiên tai, thảm họa

Với địa lý vị trí và khí hậu đặc thù, Việt Nam thường xuyên bị tác động, ảnh hưởng bởi thiên tai, đặc biệt là ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Đọc thêm

Hơn 1 triệu du khách Thái Lan đến Nhật Bản trong năm 2024

Hơn 1 triệu du khách Thái Lan đến Nhật Bản trong năm 2024

Mặc dù số lượng vẫn thấp hơn so với thời kỳ trước Covid-19, Nhật Bản vẫn chứng tỏ sức hấp dẫn đối với du khách xứ sở nụ cười.
Giá vàng hôm nay 2/1/2025: Giá vàng 'chói lóa' ngày đầu năm, thị trường có động lực chính, vẫn 'rón rén' chờ ông Trump

Giá vàng hôm nay 2/1/2025: Giá vàng 'chói lóa' ngày đầu năm, thị trường có động lực chính, vẫn 'rón rén' chờ ông Trump

Giá vàng hôm nay 2/1/2025 thị trường thế giới bứt phá ngay trong phiên đầu Năm mới, phủ sắc xanh trên sàn giao dịch Kitco.
Giá tiêu hôm nay 2/1/2025: Giá tăng gần 3 lần từ thời điểm chạm đáy, nông dân phấn khởi, nhiều kỳ vọng vào vụ mùa 2025 bội thu

Giá tiêu hôm nay 2/1/2025: Giá tăng gần 3 lần từ thời điểm chạm đáy, nông dân phấn khởi, nhiều kỳ vọng vào vụ mùa 2025 bội thu

Giá tiêu hôm nay 2/1/2025 tại thị trường trong nước nhích nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.500 - 147.000 đồng/kg.
Ngôi sao thứ hai sẽ rời MU ngay trong tháng 1/2025

Ngôi sao thứ hai sẽ rời MU ngay trong tháng 1/2025

Tiền vệ Casemiro đã đồng ý rời MU ở kì chuyển nhượng tháng 1/2025.
Iran sẽ đàm phán hạt nhân với nhóm E3, một tuần trước khi Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump nhậm chức

Iran sẽ đàm phán hạt nhân với nhóm E3, một tuần trước khi Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump nhậm chức

Iran sẽ đàm phán hạt nhân với nhóm E3, một tuần trước khi Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump nhậm chức...
Xếp hạng Ngoại hạng Anh năm 2024: Man City bất ngờ sa sút, Pháo thủ bứt lên đoạt ngôi vô địch

Xếp hạng Ngoại hạng Anh năm 2024: Man City bất ngờ sa sút, Pháo thủ bứt lên đoạt ngôi vô địch

Nếu xét kết quả thi đấu trong năm 2024, Arsenal là đội dẫn đầu Ngoại hạng Anh dù thi đấu ít trận hơn Liverpool và Man City.
Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nỗ lực hỗ trợ công dân bị thương trong vụ cháy nổ nhà máy sơn tại Osaka

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nỗ lực hỗ trợ công dân bị thương trong vụ cháy nổ nhà máy sơn tại Osaka

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản khẩn trương tìm hiểu tình hình và hỗ trợ 2 công dân Việt Nam bị thương trong vụ nổ nhà máy sơn tại Osaka.
Số người tị nạn trên thế giới năm 2024 gia tăng ở mức báo động

Số người tị nạn trên thế giới năm 2024 gia tăng ở mức báo động

Theo Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), số lượng người tị nạn trên thế giới năm 2024 đã vượt mốc 122 triệu người, cao hơn năm 2023.
Nhân rộng những mô hình sinh kế hỗ trợ phụ nữ bị mua bán trở về

Nhân rộng những mô hình sinh kế hỗ trợ phụ nữ bị mua bán trở về

Các sản phẩm truyền thông không chỉ kể về những câu chuyện mà còn còn cung cấp thông tin về chính sách hỗ trợ phụ nữ bị mua bán trở về...
Khởi động Dự án ‘Đối tác xanh do phụ nữ lãnh đạo’ tại Việt Nam

Khởi động Dự án ‘Đối tác xanh do phụ nữ lãnh đạo’ tại Việt Nam

Dự án nhằm đẩy mạnh hợp tác quốc tế về nâng cao quyền năng của phụ nữ trong quá trình ra quyết định chính sách và hành động về biến đổi khí hậu.
Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam tiếp tục theo dõi diễn biến và ủng hộ vụ kiện của bà Trần Tố Nga

Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam tiếp tục theo dõi diễn biến và ủng hộ vụ kiện của bà Trần Tố Nga

Năm 2024, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam đã có nhiều nỗ lực triển khai toàn diện các mặt công tác.
Yên Bái phát huy sức mạnh tổng hợp trong công tác bảo vệ, đấu tranh về nhân quyền

Yên Bái phát huy sức mạnh tổng hợp trong công tác bảo vệ, đấu tranh về nhân quyền

Ngày 25/12, Ban Chỉ đạo nhân quyền tỉnh Yên Bái và Văn phòng Thường trực về Nhân quyền Chính phủ tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền 2024
Thúc đẩy Chương trình nghị sự Phụ nữ, Hòa bình và An ninh: Vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Thúc đẩy Chương trình nghị sự Phụ nữ, Hòa bình và An ninh: Vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Chương trình nghị sự về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh khẳng định vai trò quan trọng của phụ nữ trong phòng ngừa, giải quyết xung đột và xây dựng hòa bình.
Bảo vệ quyền của người lao động ở Việt Nam hiện nay

Bảo vệ quyền của người lao động ở Việt Nam hiện nay

Mặc dù Việt Nam đã có những nỗ lực trong việc cải thiện quyền lợi lao động thông qua các luật và quy định nhưng việc thực thi vẫn gặp nhiều khó khăn.
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới

Làm gì, làm thế nào để tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiệu quả hơn.
Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để 'ai hiểu rồi thì yêu ta'

Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để 'ai hiểu rồi thì yêu ta'

Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền phối hợp Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo 'Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới'.
Thông tin đối ngoại và bảo vệ quyền con người: Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Thông tin đối ngoại và bảo vệ quyền con người: Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Công tác thông tin đối ngoại về đảm bảo nhân quyền ở Việt Nam trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948

Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948

Việt Nam xây dựng được hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội, trong đó chú trọng xây dựng pháp luật về quyền con người tương đối toàn diện.
Mỹ: Người vô gia cư tăng 18% trong năm 2024

Mỹ: Người vô gia cư tăng 18% trong năm 2024

Bộ Nhà ở và Phát triển Đô thị Mỹ ước tính có 771.480 người vô gia cư chỉ trong một đêm vào tháng 1/2024, tăng 18% so với năm 2023.
Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông toàn cầu trên mạng xã hội với chủ đề 'Vạch trần thủ đoạn của những đối tượng đưa người di cư trái phép'.
Nga: Trẻ em nhập cư không biết tiếng Nga thì đừng đến trường!

Nga: Trẻ em nhập cư không biết tiếng Nga thì đừng đến trường!

Theo luật mới có hiệu lực từ ngày 1/4/2025, trẻ em nhập cư muốn nhập học các chương trình giáo dục phổ thông các cấp phải vượt qua kỳ thi năng lực tiếng Nga.
Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Ngày 4/12, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thái Lan cho biết các văn phòng đăng ký kết hôn trên cả nước sẽ chính thức làm thủ tục đăng ký kết hôn đồng giới.
Cứ 10 phút lại có một phụ nữ bị giết hại - Thực trạng toàn cầu đau lòng

Cứ 10 phút lại có một phụ nữ bị giết hại - Thực trạng toàn cầu đau lòng

Mỗi ngày có 140 phụ nữ và trẻ em gái tử vong do bạn trai hoặc người thân trong gia đình gây ra, tức là cứ 10 phút có một phụ nữ hoặc trẻ em ...
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Phiên bản di động