Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Đức Khải
Vào nửa đêm 3/12, một cơn "địa chấn" đã làm rung chuyển Hàn Quốc sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol bất ngờ ban bố tình trạng khẩn cấp. Mặc dù chỉ sáu giờ sau, sắc lệnh đã được hủy bỏ, nhưng những diễn biến kịch tính này một lần nữa cho thấy chính trường xứ kim chi ẩn chứa những bất trắc khó lường.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chủ tịch Quốc hội và Phu nhân lên đường thăm chính thức Singapore và Nhật Bản
Tổng thống Yoon Suk Yeol bất ngờ tuyên bố lệnh thiết quân luật vào đêm 3/12. (Nguồn: Yonhap)

Hành động lợi bất cập hại

Lý giải việc phải đưa ra sắc lệnh đột ngột này, Tổng thống Yoon Suk Yeol cho rằng Đảng Dân chủ (DP), đảng đối lập chính tại Quốc hội đang có những động thái có thể có lợi cho Triều Tiên và có các hoạt động chống lại nhà nước. Để ngăn chặn tình trạng có thể vượt tầm kiểm soát, sắc lệnh của Tổng thống cấm các cuộc biểu tình và hoạt động của các đảng phái chính trị, yêu cầu đặt tất cả phương tiện truyền thông dưới sự kiểm soát của quân đội.

Tin liên quan
Hàn Quốc: Đình công toàn quốc vô thời hạn, phe đối lập thông qua dự luật luận tội Tổng thống, Mỹ cảnh báo khẩn, ai đứng sau lệnh thiết quân luật? Hàn Quốc: Đình công toàn quốc vô thời hạn, phe đối lập thông qua dự luật luận tội Tổng thống, Mỹ cảnh báo khẩn, ai đứng sau lệnh thiết quân luật?

Ngay sau khi sắc lệnh được ban bố, quân đội, cảnh sát được triển khai quanh tòa nhà Quốc hội, trên các đường phố ở Seoul và những địa điểm trọng yếu. Một bầu không khí ngột ngạt đã bao phủ thủ đô. Nhiều người Hàn Quốc đã liên tưởng đến một thời kỳ ảm đạm đang đến...

Tuy nhiên, vào rạng sáng ngày 4/12, đích thân Tổng thống Yoon đã phải tuyên bố dỡ bỏ thiết quân luật theo yêu cầu của Quốc hội mà DP đang kiểm soát quá bán số ghế. Trong số những người phản đối lệnh thiết quân luật và ngả về phe đối lập, còn có cả các nghị sĩ thuộc Đảng Quyền lực nhân dân (PPP) của Tổng thống Yoon Suk Yeol.

Phát biểu tối 3/12 khi ban bố thiết quân luật, ông Yoon Suk Yeol đã "kể tội" phe đối lập tại Quốc hội, cáo buộc họ thiết lập "chế độ độc tài lập pháp" khi ngăn chặn và cắt giảm đề xuất ngân sách của Chính phủ. Những việc này, theo ông chủ Nhà Xanh, đã làm tê liệt ngành tư pháp Hàn Quốc, làm suy yếu các chức năng thiết yếu của nhà nước, biến đất nước này thành thiên đường của tội phạm ma túy trong khi người dân đối mặt với khủng hoảng sinh kế.

Xung đột âm ỉ

Tuyên bố của ông Yoon Suk Yeol phản ánh sự căng thẳng giữa chính quyền của ông với DP. Trên thực tế, ngọn lửa đối đầu giữa DP với PPP đã âm ỉ từ lâu, đặc biệt từ sau cuộc bầu cử năm 2022. Trong cuộc bầu cử này, ông Yoon Suk Yeol đã thắng đối thủ Lee Jae Myung của DP khoảng 240.000 phiếu bầu. Chiến thắng này là một trái đắng cho DP, khiến họ từ vị thế đảng cầm quyền (Tổng thống Moon Jae In của DP nắm quyền từ tháng 5/2017 đến tháng 5/2022) trở thành đảng đối lập.

Tuy nhiên, dù là phe đối lập nhưng DP lại chiếm đa số ghế tại Quốc hội. Sự chênh lệch ghế tại Quốc hội càng được nới rộng khi DP giành chiến thắng lớn trong cuộc bầu cử tháng 4/2024 với 161/254 ghế trong khi PPP chỉ nắm được 90 ghế. Vì điều này, chính quyền của Tổng thống Yoon Suk Yeol đã phải đối mặt hết trở ngại này tới rào cản khác tại Quốc hội trong các vấn đề về ngân sách, quản lý nhà nước, luật pháp, cải cách thuế… khiến ông không thể thực hiện thực hóa các cam kết trong chiến dịch tranh cử.

Quan trọng hơn, DP cũng chủ trương mềm dẻo với Bình Nhưỡng trong khi vị tổng thống thứ 13 của Hàn Quốc lại có quan điểm cứng rắn với người láng giềng phía Bắc và xích lại gần hơn với Washington.

Thế nhưng, việc DP kiểm soát Quốc hội và luôn có những động thái cản bước đảng cầm quyền cũng chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Sâu xa hơn, đó là sự cạnh tranh chính trị giữa các đảng phái để củng cố vị thế, mở đường cho người của đảng tiếp tục ở lại Nhà Xanh.

Hiến pháp Hàn Quốc hiện hành quy định mỗi tổng thống đắc cử chỉ được có một nhiệm kỳ và không quá năm năm. Bởi thế, để duy trì quyền lực cầm quyền của đảng, các tổng thống luôn tìm cách củng cố uy tín và dọn đường cho các ứng viên cùng đảng trong khi tìm sơ hở để chỉ trích đối phương nhằm chiếm ưu thế, nhất là khi sắp tổ chức bầu cử.

Chủ tịch Quốc hội và Phu nhân lên đường thăm chính thức Singapore và Nhật Bản
Người dân Hàn Quốc biểu tình tại thủ đô Seoul, ngày 4/12. (Nguồn: Yonhap)

Kịch bản không mong muốn

Sự cạnh tranh khốc liệt này đã được Giáo sư Cho Youngho ở Đại học Sogang ví von rằng chính trường Hàn Quốc “là một vũ đài của những võ sĩ giác đấu”. Trong khi đó, các nhà quan sát cho rằng, việc Tổng thống Yoon Suk Yeol phải ban bố tình trạng thiết quân luật là “giọt nước tràn ly” sau những căng thẳng giữa chính quyền của ông với phe đối lập. Việc làm “bất đắc dĩ” này của Tổng thống lại là một cơ hội thuận lợi để phe đối lập và ngay cả một số nghị sĩ thuộc PPP chỉ trích và nhân cơ hội này thể hiện với cử tri rằng họ luôn lắng nghe nhằm giữ được ghế cho kỳ bầu cử tới.

Theo Yonhap, không chỉ buộc bãi bỏ giới nghiêm, phe DP còn yêu cầu đương kim Tổng thống phải từ chức ngay lập tức bởi hành động “vi hiến” trong đêm 3/12 của ông là cơ sở để khởi động tiến trình luận tội tiến tới bãi nhiệm. Căng thẳng tiếp tục leo thang khi chiều 4/12, DP cùng năm đảng đối lập nhỏ đã trình bản kiến nghị có chữ ký của 192 nghị sĩ đối lập đề nghị luận tội Tổng thống lên Quốc hội nhưng không có được sự ủng hộ nào từ các thành viên PPP.

Theo Hiến pháp, để luận tội một tổng thống đương nhiệm cần phải được đa số Quốc hội đề xuất và có 2/3 trong số 300 nhà lập pháp chấp thuận. Hiện DP và các đảng đối lập khác có 192 ghế. Do đó, cần ít nhất 8 nghị sĩ PPP để bản kiến nghị được thông qua. Mặc dù một số thành viên PPP bỏ phiếu ủng hộ dỡ bỏ thiết quân luật của Tổng thống, nhưng chưa chắc chắn liệu họ có đứng về phía đối lập để ủng hộ luận tội hay không. Bản kiến nghị được đối lập đệ trình lên Quốc hội vào ngày 5/12 và biểu quyết vào ngày 6/12 hoặc 7/12. Nếu bản kiến nghị được thông qua, đề xuất phế truất sẽ được chuyển lên Tòa án Hiến pháp để quyết định liệu có phế truất Tổng thống hay không. Trong quá trình này, Tổng thống sẽ bị đình chỉ thực thi quyền lực và Thủ tướng sẽ tạm thời đảm nhận trách nhiệm của Tổng thống.

Với những gì đang diễn ra, có thể thấy rằng Tổng thống Yoon Suk Yeol đang đối mặt với áp lực rất lớn và phải đứng trước 2 lựa chọn nghiệt ngã mà phe đối lập đặt ra cho ông: Từ chức hoặc đối mặt với luận tội. Liệu vị đương kim Tổng thống và những người ủng hộ ông sẽ hoá giải bài toán hóc búa thế nào là câu hỏi không dễ gì trả lời lúc này.

Cả hai kịch bản mà phe đối lập đang gây áp lực lên Tổng thống Yoon Suk Yeon và hướng tới là buộc ông phải rời khỏi ghế ông chủ Nhà Xanh. Hãy xem ông Yoon Suk Yeol và đồng minh hóa giải bài toán hóc búa này thế nào!

Tổng thống Hàn Quốc úp mở khả năng cấp vũ khí cho Ukraine, tìm đến NATO và ông Trump bàn về Triều Tiên

Tổng thống Hàn Quốc úp mở khả năng cấp vũ khí cho Ukraine, tìm đến NATO và ông Trump bàn về Triều Tiên

Ngày 7/11, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol cho biết, nước này không loại trừ khả năng cung cấp vũ khí cho Ukraine nhằm ...

Chính trường Hàn Quốc: Hàng loạt cố vấn từ nhiệm, phe đối lập dọa luận tội Tổng thống nếu không từ chức, Mỹ khẩn cấp hoãn hai hoạt động chung

Chính trường Hàn Quốc: Hàng loạt cố vấn từ nhiệm, phe đối lập dọa luận tội Tổng thống nếu không từ chức, Mỹ khẩn cấp hoãn hai hoạt động chung

Rạng sáng 4/12, dù Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã dỡ bỏ lệnh thiết quân luật mà ông ban bố trước đó chỉ ...

Hàn Quốc: Đình công toàn quốc vô thời hạn, phe đối lập thông qua dự luật luận tội Tổng thống, Mỹ cảnh báo khẩn, ai đứng sau lệnh thiết quân luật?

Hàn Quốc: Đình công toàn quốc vô thời hạn, phe đối lập thông qua dự luật luận tội Tổng thống, Mỹ cảnh báo khẩn, ai đứng sau lệnh thiết quân luật?

Tình hình căng thẳng ở chính trường Hàn Quốc vẫn tiếp tục có chiều hướng gia tăng khi phe đối lập quyết định tiến hành ...

Tuyên bố sẽ không phải chọn phe, Hàn Quốc tự tin vào mối quan hệ với Mỹ và Trung Quốc ra sao?

Tuyên bố sẽ không phải chọn phe, Hàn Quốc tự tin vào mối quan hệ với Mỹ và Trung Quốc ra sao?

Ngày 18/11, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol cam kết sẽ làm việc chặt chẽ với cả Mỹ và Trung Quốc trong bối cảnh ...

'Biến căng' ở Hàn Quốc: Tổng thống bất ngờ ra lệnh thiết quân rồi lại phải 'khai tử' sau vài giờ, Quốc hội đồng lòng lật ngược tình thế

'Biến căng' ở Hàn Quốc: Tổng thống bất ngờ ra lệnh thiết quân rồi lại phải 'khai tử' sau vài giờ, Quốc hội đồng lòng lật ngược tình thế

Những diễn biến nhanh chóng mặt trong chính trường Hàn Quốc vài giờ qua đặt ra câu hỏi về tình hình có phần bất ổn ...

Đọc thêm

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 7/1/2025: Tuổi Hợi công việc bất lợi

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 7/1/2025: Tuổi Hợi công việc bất lợi

Xem tử vi 7/1 - tử vi 12 con giáp hôm nay 7/1/2025 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 7/1/2025, Lịch vạn niên ngày 7 tháng 1 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 7/1/2025, Lịch vạn niên ngày 7 tháng 1 năm 2025

Lịch âm 7/1. Lịch âm 7/1/2025? Âm lịch hôm nay 7/1. Lịch vạn niên 7/1/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tổng kết công tác đối ngoại nhân dân năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Tổng kết công tác đối ngoại nhân dân năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Thời gian tới, đội ngũ làm đối ngoại nhân dân cần củng cố theo hướng tinh gọn, hiệu quả, tham gia đóng góp thực hiện các mục tiêu phát triển ...
Giá tiêu hôm nay 7/1/2025: Tín hiệu tích cực trong năm 2025, Mỹ tiếp tục là thị trường lớn nhất của tiêu Việt xuất khẩu

Giá tiêu hôm nay 7/1/2025: Tín hiệu tích cực trong năm 2025, Mỹ tiếp tục là thị trường lớn nhất của tiêu Việt xuất khẩu

Giá tiêu hôm nay 7/1/2025 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 148.000 – 150.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 7/1/2025: Giá vàng thế giới và trong nước ngược chiều, chờ tin từ Mỹ, quốc gia Nam Kavkaz trở thành kênh xuất khẩu chính của vàng Nga

Giá vàng hôm nay 7/1/2025: Giá vàng thế giới và trong nước ngược chiều, chờ tin từ Mỹ, quốc gia Nam Kavkaz trở thành kênh xuất khẩu chính của vàng Nga

Giá vàng hôm nay 7/1/2025, Giá vàng thế giới nhích nhẹ trong khi trong nước lao dốc. Armenia trở thành thị trường xuất khẩu chính của vàng Nga.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Lào: Làm sâu sắc tình cảm gắn bó có một không hai

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Lào: Làm sâu sắc tình cảm gắn bó có một không hai

Ngày 6/1, Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Lào ra thông cáo về chuyến thăm Lào của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Tin thế giới 6/1: Mỹ tố Nga-Triều Tiên tính làm chuyện lớn, Trung Quốc trấn an Ấn Độ về con đập khủng, nỗi bất bình của ông Trump

Tin thế giới 6/1: Mỹ tố Nga-Triều Tiên tính làm chuyện lớn, Trung Quốc trấn an Ấn Độ về con đập khủng, nỗi bất bình của ông Trump

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế trong 24h.
Vụ Triều Tiên phóng tên lửa: Hàn Quốc họp khẩn, cùng Mỹ-Nhật Bản tỏ thái độ, vũ khí này là gì?

Vụ Triều Tiên phóng tên lửa: Hàn Quốc họp khẩn, cùng Mỹ-Nhật Bản tỏ thái độ, vũ khí này là gì?

Tên lửa mà Triều Tiên phóng vào ngày 6/1 được cho là có những đặc điểm tương tự loại tên lửa siêu thanh tầm trung mà Triều Tiên đã từng phóng thử.
Tàu chiến đổ bộ Type 076 của Trung Quốc sẵn sàng chinh phục đại dương

Tàu chiến đổ bộ Type 076 của Trung Quốc sẵn sàng chinh phục đại dương

Một chuyên gia quân sự Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh có thể đưa vào hoạt động chiếc tàu đầu tiên trong loạt tàu tấn công đổ bộ mới vào cuối năm 2026.
Tình hình Venezuela: Chính phủ sẵn sàng cho lễ nhậm chức Tổng thống, Chủ tịch Quốc hội tuyên bố rắn với phe đối lập

Tình hình Venezuela: Chính phủ sẵn sàng cho lễ nhậm chức Tổng thống, Chủ tịch Quốc hội tuyên bố rắn với phe đối lập

Chính phủ Venezuela thông báo đang tiến hành những bước chuẩn bị cuối cùng cho lễ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ ba của Tổng thống Nicolas Maduro.
Virus HMPV: Ấn Độ ghi nhận ca nhiễm đầu tiên, Nga xác định nhóm nguy cơ

Virus HMPV: Ấn Độ ghi nhận ca nhiễm đầu tiên, Nga xác định nhóm nguy cơ

Virus HMPV gây ra các triệu chứng giống cúm, có thể dẫn đến vấn đề hô hấp nghiêm trọng, đặc biệt là ở trẻ em và các nhóm dễ bị tổn thương.
Phiến quân M23 hoành hành, CHDC Congo tiếp tục rơi vào bất ổn

Phiến quân M23 hoành hành, CHDC Congo tiếp tục rơi vào bất ổn

Ngày 5/1, lực lượng phiến quân M23 giành quyền kiểm soát thị trấn Masisi ở miền Đông CHDC Congo.
Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Trong lịch sử nước Mỹ, không dưới ba lần các quan chức cấp cao đưa ra ý tưởng mua lại đảo Greenland, một phần lãnh thổ tự chủ của Đan Mạch ở Bắc Cực.
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Nhiều chuyên gia nhận định rằng trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay đổi căn bản nền kinh tế toàn cầu, đồng thời đe dọa thay thế con người trong một số ngành nghề.
Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Theo một số phân tích của các học giả, tổ chức quốc tế, một cuộc xung đột Nga-Ukraine trong tầm kiểm soát mang lại lợi ích cho nước Mỹ.
Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Sự sắp trở lại Nhà Trắng của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ định hình đáng kể xu hướng mới trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.
120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

Israel giải mật chi tiết một chiến dịch phá hủy cơ sở sản xuất tên lửa ngầm, sâu trong lòng lãnh thổ Syria.
Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Biển Baltic đang trở thành điểm nóng của cuộc cạnh tranh địa chính trị khi liên tiếp các vụ cắt cáp quang diễn ra, dấy lên nghi ngại Nga-NATO.
Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Căng thẳng giữa Mỹ và Iran có thể là một trong những thách thức chính sách đối ngoại lớn đầu tiên đối với chính quyền Trump 2.0.
Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Cả Nga và Ukraine đều 'tung chiêu' sử dụng các vũ khí tối tân, hiện đại - những bước đi 'rắn' trên thực địa.
Phiên bản di động