Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Vy Anh
Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Ở thời điểm "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" hiện nay, Ankara có những hành động táo bạo hơn để nhổ tận gốc "cái gai trong mắt".
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau
Cuộc nội chiến ở Syria đã bước sang một bước ngoặt quan trọng với vai trò mới nổi của phiến quân HTS được cho là có sự hậu thuẫn của Thổ Nhĩ Kỳ. (Nguồn: AFP)

Giữa “chảo lửa” Trung Đông, cuộc nội chiến kéo dài cả thập kỷ ở Syria bùng phát trở lại và một lần nữa trở thành tâm điểm. Thổ Nhĩ Kỳ đang đóng vai trò ra sao và đâu là toan tính của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đang là những câu hỏi cần giải đáp.

Muốn nhổ tận gốc "cái gai trong mắt"

Tin tức về cuộc nội chiến ở Syria bùng phát trở lại không phải là điều bất ngờ đối với người dân Thổ Nhĩ Kỳ. Tổng thống Recep Tayyip Erdogan và đối tác liên minh - Chủ tịch đảng Phong trào Dân tộc Devlet Bahceli đã bàn tính về sự thay đổi quyền lực ở Trung Đông và những hậu quả tiêu cực có thể xảy ra đối với Thổ Nhĩ Kỳ trong hơn hai tháng qua.

Có ý kiến ​​cho rằng, những thay đổi trong khu vực có thể có lợi cho người Kurd ở Syria, lực lượng đang kiểm soát vùng Đông Bắc Rojava (còn được gọi là Khu tự trị Bắc và Đông Syria - AANES) kể từ khi cuộc nội chiến bắt đầu vào năm 2011. Lực lượng này trước nay luôn là “cái gai trong mắt” Ankara.

Tin liên quan
Trung Đông chưa yên tiếng súng, quốc tế hành động khẩn khi tình hình Syria nóng lên từng giờ Trung Đông chưa yên tiếng súng, quốc tế hành động khẩn khi tình hình Syria nóng lên từng giờ

Bên cạnh đó, Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã tính toán rất kỹ tình thế hiện nay: Các đồng minh của Tổng thống Syria Bashar Assad là Hezbollah và Iran đã suy yếu sau một năm tấn công Israel; Nga vốn bảo vệ chính quyền của ông Assad lại đang vướng víu với cuộc xung đột tại Ukraine.

Nga dù vẫn duy trì các căn cứ quân sự ở Syria nhưng thực tế chỉ còn khoảng 13 máy bay chiến đấu đồn trú, trong đó có 7 máy bay có thể hoạt động. Con số máy bay của Nga tại Syria trước cuộc xung đột với Ukraine là 50 máy bay.

Thêm nữa, Ankara nhận thấy khả năng chính quyền mới của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ muốn định vị lại vị thế của Mỹ trong khu vực. Ankara cân nhắc câu hỏi liệu Mỹ có rút quân khỏi Syria và Iraq hay không và điều đó sẽ để lại hậu quả như thế nào?

Lực lượng phiến quân Syria do tổ chức Hayat Tahrir al-Sham (HTS) nhận ra tình hình trên là một cơ hội, do đó, đã bắt đầu một cuộc tấn công lớn chống lại chính quyền Tổng thống Assad vào ngày 27/11.

Chiến dịch này đã thành công và HTS chiếm được thành phố lớn thứ hai của Syria - Aleppo, chỉ trong vài ngày. HTS hiện đang mở rộng chiến dịch sang các thành phố lân cận. HTS trước đây có liên minh với tổ chức khủng bố Al-Qaeda và bị Mỹ coi là một tổ chức khủng bố vào năm 2018.

Các chuyên gia phân tích nhận định, Ankara rất có thể đã được thông báo về chiến dịch này trước khi bắt đầu. Nếu không có sự chấp thuận hoặc có khả năng là sự hỗ trợ của Ankara, không đời nào HTS có cơ hội chống lại Tổng thống Assad.

Chuyên gia về Trung Đông Michael Lüders giải thích trong một cuộc phỏng vấn gần đây với kênh tin tức công cộng Đức Deutschlandfunk: "Không còn nghi ngờ gì nữa, Ankara đã biết về cuộc tấn công, không chỉ thế, họ còn cung cấp hỗ trợ quân sự. Để nổi dậy, phiến quân cần vũ khí đầy đủ và nhìn vào thực tế, vũ khí đó chỉ có thể được cung cấp bởi Thổ Nhĩ Kỳ”.

Mối đe dọa an ninh cần phải loại bỏ

Khi cuộc nội chiến ở Syria bắt đầu, Ankara đứng về phía quân nổi dậy, cắt đứt mọi quan hệ ngoại giao với Damascus. Gần đây, Tổng thống Erdogan đã cố gắng khôi phục quan hệ ngoại giao nhưng Tổng thống Assad từ chối lời đề nghị này, nói rằng việc bình thường hóa là không thể cho đến khi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ rút khỏi miền Bắc Syria.

Tuy vậy, Thổ Nhĩ Kỳ lại không muốn rút quân khỏi nơi mà họ gọi là "khu vực an ninh" ở miền Bắc Syria. Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát khu vực này với sự giúp đỡ của Quân đội Quốc gia Syria (SNA), lực lượng dân quân Hồi giáo được Ankara hỗ trợ.

Mục tiêu lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ là lật đổ chính quyền tự trị do người Kurd đứng đầu ở vùng Bắc và Đông Syria. Ankara coi đây là mối đe dọa đối với an ninh biên giới.

Hiện tại, hai nhóm mạnh nhất đang hoạt động ở Syria là HTS và SNA. Theo chuyên gia người Thổ Nhĩ Kỳ về Trung Đông Erhan Kelesoglu, SNA đã phát động một cuộc tấn công chống lại người Kurd ngay sau khi Aleppo thất thủ.

Ankara phủ nhận mọi sự liên quan đến Syria. Bộ trưởng Ngoại giao Hakan Fidan gần đây nói rằng, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không bao giờ hỗ trợ các hoạt động có thể gây ra một làn sóng người tị nạn tiếp theo.

Thổ Nhĩ Kỳ đã tiếp nhận khoảng 3,5 triệu người tị nạn Syria kể từ khi cuộc nội chiến của Syria bắt đầu, mọi chuyện càng trở nên tồi tệ khi Ankara đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Di cư đóng vai trò quá lớn trong các cuộc bầu cử thành phố và quốc hội gần đây tại Thổ Nhĩ Kỳ, gây áp lực buộc Tổng thống Erdogan phải hành động.

Ông Erdogan đã nói rõ rằng ông muốn gửi hầu hết những người tị nạn trở lại Syria. Họ sẽ được tái định cư ở vùng đệm miền Bắc Syria. Tổng thống Erdogan gần đây cũng đã nhắc lại ý định duy trì quyền kiểm soát dải đất dài 30-40 km (19-25 dặm).

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau
Ankara sẽ chờ xem các đồng minh của mình có thể đẩy lùi người Kurd đến đâu và có thể chiếm được bao nhiêu lãnh thổ của họ. (Nguồn: AP)

Với những toan tính như vậy, Tổng thống Erdogan có sẵn sàng hợp tác với các lực lượng phiến quân, cụ thể là SNA và HTS.

Phần lớn các hoạt động đang diễn ra theo kế hoạch của Thổ Nhĩ Kỳ. HTS và SNA đều muốn chính quyền của Tổng thống Assad sụp đổ.

Mặc dù chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đang hỗ trợ quân sự cho các cuộc tấn công hiện tại ở Syria, Ankara vẫn cố gắng tránh xung đột trực tiếp với Nga, Iran và Tổng thống Assad. Chuyên gia Trung Đông Kelesoglu nhận định Ankara sẽ chờ xem các đồng minh của mình có thể đẩy lùi người Kurd đến đâu và có thể chiếm được bao nhiêu lãnh thổ của họ.

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu các hoạt động quân sự trong một số khu vực ở Syria vào năm 2016 và đã ném bom các khu vực do người Kurd kiểm soát kể từ đó. Binh lính Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang đồn trú tại Jarabulus, al-Bab, A'zaz, Tell Abyad và Idlib – được coi là thành trì của lực lượng phiến quân.

Gạt bỏ đối thủ hay gia tăng đối thủ?

Như vậy, vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ trong nội chiến ở Syria rất phức tạp và đa diện. Mặc dù Ankara không tuyên bố rõ ràng về sự tham gia của Thổ Nhĩ Kỳ vào cuộc chiến Syria, nhưng ảnh hưởng của nước này là rõ ràng.

Lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ ở miền Bắc Syria gồm hai phần:

Đầu tiên, Ankara tìm cách thiết lập một vùng an toàn dọc biên giới để quản lý cuộc khủng hoảng người tị nạn đang diễn ra. Bằng cách bảo vệ các khu vực như Aleppo thông qua các lực lượng ủy nhiệm như HTS, Thổ Nhĩ Kỳ có thể tạo điều kiện để một số người tị nạn Syria hồi hương.

Thứ hai, Thổ Nhĩ Kỳ muốn làm suy yếu sự kiểm soát của Tổng thống Assad tại miền Bắc Syria, mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình trong khi làm suy yếu quyền tự chủ của người Kurd ở miền Đông Bắc Syria.

Việc cho phép HTS cai quản các khu vực chiếm được là phương tiện để Thổ Nhĩ Kỳ mở rộng quyền kiểm soát mà không cần trực tiếp quản lý lãnh thổ - động thái giúp giảm chi phí và tránh đối đầu trực tiếp với các cường quốc toàn cầu.

Tuy nhiên, việc Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ HTS không phải là không có rủi ro. Mặc dù Ankara được hưởng lợi từ thành công quân sự của HTS, nhưng mối quan hệ với tổ chức này làm phức tạp thêm mối quan hệ của Thổ Nhĩ Kỳ với các đồng minh phương Tây và có thể làm gia tăng căng thẳng với Israel – nước có thể cho rằng Ankara đang hỗ trợ một nhóm có khuynh hướng cực đoan và chống Israel.

Ai Cập lên tiếng về tình hình tại Gaza và Lebanon, yêu cầu các bên can thiệp nhanh chóng để đạt được lệnh ngừng bắn

Ai Cập lên tiếng về tình hình tại Gaza và Lebanon, yêu cầu các bên can thiệp nhanh chóng để đạt được lệnh ngừng bắn

Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Cyprus Nikos Christodoulides ngày 8/10, Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi tái khẳng định phải đạt được lệnh ...

Chảo lửa Trung Đông: Mỹ tấn công kho vũ khí Houthi; Israel không kích thành phố ở Syria, 'hứa hẹn' cải thiện tình hình nhân đạo

Chảo lửa Trung Đông: Mỹ tấn công kho vũ khí Houthi; Israel không kích thành phố ở Syria, 'hứa hẹn' cải thiện tình hình nhân đạo

Quân đội Mỹ đã tấn công các kho vũ khí của phong trào Hồi giáo Houthi ở Yemen, trong khi Israel tiến hành nhiều chiến ...

'Chiến trường bán dẫn': Vén màn cuộc đua không khoan nhượng giữa các cường quốc hàng đầu

'Chiến trường bán dẫn': Vén màn cuộc đua không khoan nhượng giữa các cường quốc hàng đầu

Cuốn sách Chiến trường bán dẫn: Cạnh tranh chiến lược và tự chủ đổi mới sáng tạo của Trung Quốc thế kỷ 21 được tác ...

Tin thế giới 4/12: Ông Trump nhúng tay, Ukraine có nhượng lãnh thổ để ngừng bắn? NATO phát cảnh báo Triều Tiên giữa lúc Hàn Quốc như 'vạc dầu sôi'

Tin thế giới 4/12: Ông Trump nhúng tay, Ukraine có nhượng lãnh thổ để ngừng bắn? NATO phát cảnh báo Triều Tiên giữa lúc Hàn Quốc như 'vạc dầu sôi'

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h qua.

Phiến quân Syria kiểm soát tuyến huyết mạch và trạm radar của Nga, bao vây Hama từ ba hướng

Phiến quân Syria kiểm soát tuyến huyết mạch và trạm radar của Nga, bao vây Hama từ ba hướng

Các nhóm khủng bố Hayat Tahrir al-Sham (HTS) và Mặt trận Giải phóng quốc gia (NLF) đã chiếm được 2 điểm dân cư có tầm ...

(theo Eurasia Review)

Bài viết cùng chủ đề

Điểm nóng Syria

Xem nhiều

Đọc thêm

Dự báo thời tiết ngày mai (12/12): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ trời rét; Quảng Trị đến Khánh Hòa cục bộ mưa rất to; Nam Bộ mưa rào rải rác

Dự báo thời tiết ngày mai (12/12): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ trời rét; Quảng Trị đến Khánh Hòa cục bộ mưa rất to; Nam Bộ mưa rào rải rác

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (12/12) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Bộ Ngoại giao tiếp tục hỗ trợ kết nối giữa các địa phương với các đối tác quốc tế, trong đó có Khánh Hòa và nhà đầu tư Trung Quốc

Bộ Ngoại giao tiếp tục hỗ trợ kết nối giữa các địa phương với các đối tác quốc tế, trong đó có Khánh Hòa và nhà đầu tư Trung Quốc

Kết nối doanh nghiệp Khánh Hòa-Trung Quốc năm 2024 nhằm tạo cơ hội cho các doanh nghiệp hai bên tìm kiếm cơ hội hợp tác về du lịch, thương mại...
Xung đột Nga-Ukraine: Tổng thống Mỹ đắc cử tuyên bố ưu tiên khi nhậm chức, Ba Lan bật mí thời điểm diễn ra hòa đàm

Xung đột Nga-Ukraine: Tổng thống Mỹ đắc cử tuyên bố ưu tiên khi nhậm chức, Ba Lan bật mí thời điểm diễn ra hòa đàm

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump cho rằng, cả Nga và Ukraine đều chịu những tổn thất mà không ai có thể tin được trong xung đột.
Quốc Vụ khanh Ba Lan: Việt Nam đang đi đúng 'đường ray' phát triển, có công thức thiết yếu để thành công

Quốc Vụ khanh Ba Lan: Việt Nam đang đi đúng 'đường ray' phát triển, có công thức thiết yếu để thành công

Mối quan hệ giữa Ba Lan và Việt Nam rất đặc biệt vì hai nước có quan hệ ngoại giao trong một thời gian dài, năm 2025 sẽ tròn 75 ...
Lịch cúp điện Tây Ninh hôm nay ngày 12/12/2024

Lịch cúp điện Tây Ninh hôm nay ngày 12/12/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Tây Ninh theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 12/12/2024.
Việt Nam cam kết mạnh mẽ đóng góp vào nỗ lực cứu trợ nhân đạo của Liên hợp quốc

Việt Nam cam kết mạnh mẽ đóng góp vào nỗ lực cứu trợ nhân đạo của Liên hợp quốc

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đánh giá cao vai trò và hiệu quả thiết thực của CERF trong việc hỗ trợ nhiều nước ứng phó với khủng hoảng ...
Xung đột Nga-Ukraine: Tổng thống Mỹ đắc cử tuyên bố ưu tiên khi nhậm chức, Ba Lan bật mí thời điểm diễn ra hòa đàm

Xung đột Nga-Ukraine: Tổng thống Mỹ đắc cử tuyên bố ưu tiên khi nhậm chức, Ba Lan bật mí thời điểm diễn ra hòa đàm

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump cho rằng, cả Nga và Ukraine đều chịu những tổn thất mà không ai có thể tin được trong xung đột.
Tình hình Syria: Nga tuyên bố đang bảo vệ ông al-Assad; chính phủ lâm thời tiếp quản quyền lực, Mỹ nhắc 'không bè phái'

Tình hình Syria: Nga tuyên bố đang bảo vệ ông al-Assad; chính phủ lâm thời tiếp quản quyền lực, Mỹ nhắc 'không bè phái'

Cựu Tổng thống Syria Bashar al-Assad, vừa bị lật đổ trong một cuộc tấn công chớp nhoáng của phe đối lập, hiện đang an toàn và được Nga bảo vệ.
Lực lượng Houthi đụng độ với tàu hải quân Mỹ ở vịnh Aden

Lực lượng Houthi đụng độ với tàu hải quân Mỹ ở vịnh Aden

Quân đội Mỹ cho biết đã chặn đứng một cuộc tấn công do nhóm vũ trang Houthi ở Yemen thực hiện khi hộ tống ba tàu thương mại qua Vịnh Aden.
Hàn Quốc: Cựu Bộ trưởng Quốc phòng chính thức bị bắt với cáo buộc nổi loạn, Mỹ-Nhật Bản thể hiện tình đoàn kết với Seoul giữa 'tâm bão'

Hàn Quốc: Cựu Bộ trưởng Quốc phòng chính thức bị bắt với cáo buộc nổi loạn, Mỹ-Nhật Bản thể hiện tình đoàn kết với Seoul giữa 'tâm bão'

Cơ quan chức năng Hàn Quốc đã bắt giữ các quan chức quốc phòng và cảnh sát cấp cao liên quan việc Tổng thống Yoon Suk Yeol ban bố thiết quân luật.
Tổng thống Pháp muốn bổ nhiệm Thủ tướng mới trong 48 giờ, quyết tâm tránh lặp lại việc giải tán quốc hội

Tổng thống Pháp muốn bổ nhiệm Thủ tướng mới trong 48 giờ, quyết tâm tránh lặp lại việc giải tán quốc hội

Lãnh đạo đảng Xã hội Pháp gọi các cuộc đàm phán với Tổng thống Macron và lãnh đạo đảng chính thống khác là 'thú vị nhưng chưa đi đến kết luận'.
Mỹ-Nhật Bản-Philippines lần đầu tiên tổ chức đối thoại hàng hải, ủng hộ nỗ lực của Manila

Mỹ-Nhật Bản-Philippines lần đầu tiên tổ chức đối thoại hàng hải, ủng hộ nỗ lực của Manila

Nhật Bản và Mỹ đã bày tỏ ủng hộ những nỗ lực nhất quán của Philippines hướng tới giải quyết tranh chấp một cách hòa bình ở Biển Đông.
Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Việc Thủ tướng Nepal KP Sharma Oli chọn Trung Quốc làm điểm dừng chân trong chuyến công du đầu tiên phản ánh thay đổi đáng chú ý từ Kathmandu.
Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Vào nửa đêm 3/12, một cơn 'địa chấn' đã làm rung chuyển Hàn Quốc sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol bất ngờ ban bố tình trạng khẩn cấp.
Điều ẩn chứa sau kế hoạch đóng băng xung đột ở Ukraine, toan tính và hy vọng

Điều ẩn chứa sau kế hoạch đóng băng xung đột ở Ukraine, toan tính và hy vọng

Ngừng bắn, tạo cơ hội đàm phán chấm dứt xung đột Nga-Ukraine là điều mà cộng đồng quốc tế trông đợi, song hàm ý đằng sau kế hoạch mới của ông Donald Trump...
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Liều thuốc giảm đau

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Liều thuốc giảm đau

Việc Israel và Hezbollah đạt được thoả thuận ngừng bắn vào ngày 27/11 là một tin vui hiếm hoi cho khu vực vốn chìm trong khói súng hơn một năm qua.
Hội nghị Ngoại trưởng G7: Điệu valse cuối cùng

Hội nghị Ngoại trưởng G7: Điệu valse cuối cùng

Hội nghị Ngoại trưởng G7 phản ánh lập trường rõ ràng của Mỹ và một số nước phương Tây trong các vấn đề nóng của khu vực và thế giới hiện nay.
Tổng thống Putin thăm Kazakhstan: Những chân trời mới của quan hệ đối tác chiến lược

Tổng thống Putin thăm Kazakhstan: Những chân trời mới của quan hệ đối tác chiến lược

Nhận lời mời của người đồng cấp Kassym-Jomart Tokayev, Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm cấp nhà nước tới Kazakhstan từ ngày 27-28/11.
Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Sau khi Nga tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo Oreshnik, kho vũ khí hạt nhân của nước này được quan tâm hơn bao giờ hết.
'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

Cuộc nội chiến kéo dài ở Syria đã thu hút sự chú ý của thế giới sau khi lực lượng nổi dậy bất ngờ chiếm giữ hầu hết Aleppo.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Vũ khí hạt nhân đặc biệt nổi bật vì sự hủy diệt tuyệt đối và khả năng đe dọa toàn cầu, song vẫn có những công cụ khác có sức phá hủy kinh hoàng.
Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Mosco sẽ tiếp tục thử nghiệm tên lửa Oreshnik trong chiến đấu sau khi dùng để tấn công Ukraine ngày 21/11.
Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Sự xuất hiện của kênh đào nhân tạo giúp phá vỡ giới hạn địa lý, mở ra vô vàn cơ hội cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và chính trị toàn cầu.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 1): Công cụ thời Trung cổ khủng bố tinh thần, bí mật ẩn giấu vẫn chưa có lời giải

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 1): Công cụ thời Trung cổ khủng bố tinh thần, bí mật ẩn giấu vẫn chưa có lời giải

Cùng với sự phát triển của văn minh nhân loại và các cuộc xung đột trên toàn cầu, vũ khí cũng dần trở nên đa dạng, hiện đại và nguy hiểm.
Phiên bản di động