Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Việt Hoàng
Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài và đa chiều cho hợp tác song phương.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Donald Trump nhảy trên sân khấu tại một cuộc vận động tranh cử ở Greensboro, Bắc Carolina, ngày 2 tháng 11. REUTERS/Brian Snyder
Nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ đầu tiên của ông Donald Trump đặt ra rào cản lớn với tiến trình đối thoại hạt nhân giữa nước này và Iran. (Nguồn: Reuters)

Va chạm nảy lửa

Trong nhiệm kỳ đầu, chiến dịch “gây áp lực tối đa” của chính quyền ông Donald Trump bắt đầu bằng việc Mỹ rút khỏi Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) vào năm 2018. Điều này nhằm gây sức ép kinh tế và chính trị để buộc Tehran tiến tới thỏa thuận hạt nhân mới có điều kiện tốt hơn cho Washington, cũng như ngăn chặn tham vọng hạt nhân, kiềm chế chương trình tên lửa và làm suy yếu ảnh hưởng khu vực của quốc gia Trung Đông.

Iran ký thỏa thuận hạt nhân lịch sử JCPOA với nhóm cường quốc P5+1 (gồm Anh, Mỹ, Nga, Pháp, Trung Quốc và Đức) tháng 7/2015, theo đó Tehran nhất trí hạn chế chương trình hạt nhân của mình để đổi lấy việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt)

Từ đó, Iran đối mặt với khó khăn ngày càng tăng, khi các lệnh trừng phạt từ Mỹ nhắm thẳng vào các tổ chức quan trọng như Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo và Ngân hàng trung ương Iran.

Năm 2019, Mỹ thậm chí còn liệt một nhánh quân đội Iran vào danh sách “tổ chức khủng bố”. Đỉnh điểm là vào đầu năm 2020, khi tướng Qassem Soleimani bị giết trong một cuộc không kích bằng máy bay không người lái của Mỹ, làm dấy lên lo ngại leo thang xung đột quân sự giữa hai bên.

Trái ngược với kỳ vọng của Washington, Iran không những rút khỏi nhiều cam kết trong JCPOA, mà còn đẩy mạnh làm giàu uranium nhằm phát triển chương trình hạt nhân. Hoạt động giám sát của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) bị hạn chế nghiêm trọng khi Iran tháo dỡ các thiết bị kiểm tra. Bất chấp lệnh trừng phạt, nền kinh tế Iran vẫn tăng trưởng 3,3% trong năm cuối nhiệm kỳ đầu của ông Trump nhờ nguồn lợi dầu mỏ.

Tóm lại, chiến dịch “gây áp lực tối đa” của Mỹ tuy gây thiệt hại cho Iran nhưng không đạt được mục tiêu dài hạn, thậm chí để lại nhiều thách thức cho chính quyền kế nhiệm. Mỹ hiện đối mặt với một Iran mạnh mẽ hơn về hạt nhân và kiên quyết hơn trong đối đầu với áp lực từ bên ngoài.

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0
Tổng giám đốc Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) Rafael Grossi (trái) gặp Bộ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araqchi tại Tehran, ngày 14/11. (Nguồn: Reuters)

Phương Tây can thiệp

Chương trình hạt nhân Iran càng thêm căng thẳng khi vào ngày 20/11, IAEA thông qua nghị quyết do nhóm E3 (Anh, Pháp, Đức) soạn thảo và nhận được sự ủng hộ từ Mỹ. Trong đó, phương Tây lên án Iran vì thiếu minh bạch và không hợp tác đầy đủ với IAEA, đồng thời yêu cầu Tehran phải hành động ngay lập tức và bảo đảm không sản xuất vật liệu hạt nhân. Nghị quyết trên là lần khiển trách chính thức thứ hai của IAEA với Iran trong năm 2024.

Tin liên quan
Thăm Iran, lãnh đạo IAEA kỳ vọng gì về chương trình hạt nhân của Tehran? Thăm Iran, lãnh đạo IAEA kỳ vọng gì về chương trình hạt nhân của Tehran?

Phía Iran khẳng định cam kết hợp tác với IAEA và sẵn sàng giải quyết tranh cãi hiện nay, nhưng sẽ “không khuất phục trước áp lực”, đồng thời lên án nghị quyết này là "chính trị hóa" và "phá hoại", cũng như làm suy yếu các nỗ lực tích cực đã đạt được với IAEA. Bộ trưởng Ngoại giao Iran Araghchi nhấn mạnh, Tehran sẽ có “phản ứng thích đáng” đối với các cường quốc phương Tây đề xuất nghị quyết chống Iran.

Đáng chú ý, trong động thái đáp lại nghị quyết trên, ngày 22/11, Tổ chức năng lượng nguyên tử Iran (AEOI) đã ban hành “lệnh thực hiện các biện pháp hiệu quả”, trong đó khởi động một loạt máy ly tâm tiên tiến mới, có khả năng sản xuất nhiên liệu hạt nhân cao, khiến mọi nỗ lực giải quyết vấn đề càng trở nên khó khăn.

Bức ảnh này được Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Iran công bố ngày 5 tháng 11 năm 2019, cho thấy các máy ly tâm tại cơ sở làm giàu uranium Natanz gần Natanz, Iran. (Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Iran qua AP, File)
Máy ly tâm tại cơ sở làm giàu uranium tại Natanz, Iran. (Nguồn: IAEA)

Tìm kiếm lời giải

Trong suốt nhiệm kỳ đầu và chiến dịch tranh cử, ông Donald Trump phát đi những thông điệp trái chiều về mong muốn của Mỹ với chương trình hạt nhân Iran. Ông vừa khẳng định sẽ ủng hộ quốc gia Trung Đông nếu từ bỏ vũ khí hạt nhân, vừa đe dọa tiêu diệt và xúi giục Israel tấn công cơ sở hạt nhân của Tehran. Bên kia chiến tuyến, Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian đề cao mục tiêu nới lỏng các lệnh trừng phạt và khôi phục nền kinh tế, đồng thời bày tỏ sẵn sàng đối thoại với Mỹ.

Dù lãnh đạo Mỹ và Iran đều có xu hướng tìm kiếm giải pháp cho tình trạng bế tắc hiện tại, nhưng những nỗ lực của họ bị ràng buộc bởi lập trường cứng rắn của những nhân vật chủ chốt trong chính quyền mỗi bên.

Về phía Mỹ, nhiều ứng viên trong nội các mới của ông Trump ủng hộ siết chặt lệnh trừng phạt. Cụ thể, ứng viên Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio có thành kiến xấu với Iran từ lâu và coi nước này là “chế độ khủng bố” do tài trợ cho lực lượng Hamas và Hezbollah, vốn bị Mỹ liệt vào danh sách tổ chức khủng bố. Khi còn là thượng nghị sĩ, ông Marco Rubio lên tiếng phản đối thỏa thuận hạt nhân giữa hai nước và chỉ trích Tổng thống Joe Biden vì không áp đặt cấm vận dầu mỏ với Iran. Trong khi đó, ứng viên Cố vấn an ninh quốc gia Mike Waltz khẳng định mong muốn “khôi phục chiến dịch gây áp lực ngoại giao và kinh tế” đối với Tehran.

Về phía Iran, nhiều thành viên nội các cứng rắn đã chủ trương bài xích hợp tác với Mỹ. Quốc hội Iran đã thông qua “Kế hoạch hành động chiến lược để dỡ bỏ biện pháp trừng phạt và bảo vệ lợi ích quốc gia”, nhằm ngăn chặn việc khôi phục JCPOA. Thậm chí, một số quan chức còn kêu gọi xem xét đảo ngược lệnh cấm vũ khí hạt nhân, khi coi đây là công cụ cần thiết để bảo vệ chủ quyền và củng cố vị thế trong khu vực giữa áp lực bủa vây từ phương Tây.

Có thể thấy, dù lãnh đạo hai nước từng ngỏ ý thỏa hiệp, nhưng lập trường cứng rắn của thành viên nội các mỗi bên đang hạn chế khả năng Mỹ và Iran đạt được đột phá trong đối thoại hạt nhân.

Điểm tin thế giới sáng 28/11: Hàn Quốc lo ngại kế sách của ông Trump, Mỹ đưa tàu hạt nhân tới Guam, Venezuela cảnh báo Nhóm G7

Điểm tin thế giới sáng 28/11: Hàn Quốc lo ngại kế sách của ông Trump, Mỹ đưa tàu hạt nhân tới Guam, Venezuela cảnh báo Nhóm G7

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 28/11.

Điểm tin thế giới sáng 2/12: Iran nhận chiến đấu cơ Su-35 từ Nga, ông Trump ra điều kiện với BRICS, Australia báo động đỏ

Điểm tin thế giới sáng 2/12: Iran nhận chiến đấu cơ Su-35 từ Nga, ông Trump ra điều kiện với BRICS, Australia báo động đỏ

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 2/12.

Iran gửi thông điệp về đàm phán hạt nhân tới Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump

Iran gửi thông điệp về đàm phán hạt nhân tới Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump

Iran sẵn sàng đối thoại theo nguyên tắc cùng có lợi với Mỹ về thỏa thuận hạt nhân nếu Tổng thống đắc cử Donald Trump ...

Hé lộ gương mặt kết nối Mỹ-Trung Quốc dưới thời ông Trump

Hé lộ gương mặt kết nối Mỹ-Trung Quốc dưới thời ông Trump

Trên mạng xã hội, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump cho biết, ông đã chọn cựu thượng nghị sĩ David Perdue làm Đại sứ ...

Điểm tin thế giới sáng 9/12: Nhật Bản tái khởi động tổ máy điện hạt nhân, Ấn Độ 'xoa dịu' ông Trump, Thủ tướng Anh sẽ đến vùng Vịnh

Điểm tin thế giới sáng 9/12: Nhật Bản tái khởi động tổ máy điện hạt nhân, Ấn Độ 'xoa dịu' ông Trump, Thủ tướng Anh sẽ đến vùng Vịnh

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 9/12.

(theo Modern Diplomacy)

Đọc thêm

Morocco sẽ là cầu nối để thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và các nước châu Phi

Morocco sẽ là cầu nối để thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và các nước châu Phi

Chủ tịch Quốc hội khẳng định trong chính sách đối ngoại của mình, Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt với Morocco.
Việt Nam luôn dành ưu tiên cao nhất cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Lào

Việt Nam luôn dành ưu tiên cao nhất cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Lào

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, Việt Nam luôn sát cánh và ủng hộ mạnh mẽ công cuộc bảo vệ, xây dựng, đổi mới và phát triển ...
Tân Tổng thống Mỹ Trump cứng rắn đoạn tuyệt với WHO, quốc tế kêu gọi suy nghĩ lại

Tân Tổng thống Mỹ Trump cứng rắn đoạn tuyệt với WHO, quốc tế kêu gọi suy nghĩ lại

Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố, nước này sẽ rời khỏi Tổ chức Y tế thế giới (WHO), động thái khiến cộng đồng quốc tế tỏ ra lo ...
Đầm ấm chương trình Xuân Quê hương 2025 tại Thổ Nhĩ Kỳ

Đầm ấm chương trình Xuân Quê hương 2025 tại Thổ Nhĩ Kỳ

Bà con kiều bào, bạn bè Thổ Nhĩ Kỳ cùng giao lưu, thưởng thức những món ăn truyền thống đậm đà hương vị bản sắc dân tộc ngày Tết Việt ...
Đại sứ quán Việt Nam tại Hy Lạp tổ chức chương trình Xuân Quê hương 2025

Đại sứ quán Việt Nam tại Hy Lạp tổ chức chương trình Xuân Quê hương 2025

Đại sứ quán Việt Nam là mái nhà chung của người Việt tại Hy Lạp, luôn đồng hành và mong muốn cùng bà con vun đắp cho quan hệ hữu ...
Giá vàng hôm nay 22/1/2025: Giá vàng 'hưng phấn' đón ông Trump, trong nước tăng dữ dội, nên mua ngay khi giá giảm

Giá vàng hôm nay 22/1/2025: Giá vàng 'hưng phấn' đón ông Trump, trong nước tăng dữ dội, nên mua ngay khi giá giảm

Giá vàng hôm nay 22/1/2025 tại thị trường thế giới và trong nước bật tăng dữ dội, sau khi ông Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ.
Tân Tổng thống Mỹ Trump cứng rắn đoạn tuyệt với WHO, quốc tế kêu gọi suy nghĩ lại

Tân Tổng thống Mỹ Trump cứng rắn đoạn tuyệt với WHO, quốc tế kêu gọi suy nghĩ lại

Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố, nước này sẽ rời khỏi Tổ chức Y tế thế giới (WHO), động thái khiến cộng đồng quốc tế tỏ ra lo ngại.
Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump lật ngược sắc lệnh AI của người tiền nhiệm

Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump lật ngược sắc lệnh AI của người tiền nhiệm

Ngày 20/1, trong lễ nhậm chức, Tổng thống Mỹ Donald Trump thu hồi lệnh hành pháp giảm thiểu rủi ro AI do cựu Tổng thống Joe Biden ký năm 2023.
Tin thế giới 21/1: Ông Trump nhậm chức, ký luôn 200 văn kiện, Chủ tịch Trung Quốc và Tổng thống Nga hội đàm trực tuyến, Hamas tiếp tục thả con tin

Tin thế giới 21/1: Ông Trump nhậm chức, ký luôn 200 văn kiện, Chủ tịch Trung Quốc và Tổng thống Nga hội đàm trực tuyến, Hamas tiếp tục thả con tin

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Ứng viên Tổng thống cực hữu Romania dẫn đầu trong các cuộc thăm dò trước bầu cử

Ứng viên Tổng thống cực hữu Romania dẫn đầu trong các cuộc thăm dò trước bầu cử

Ứng viên cực hữu Calin Georgescu vẫn là lựa chọn hàng đầu của cử tri trước cuộc tái bầu cử Tổng thống Romania vào tháng 5/2025.
Lần hiếm hoi ông Donald Trump gay gắt với Tổng thống Nga kể từ khi đắc cử, Ukraine tranh thủ ca ngợi ông chủ mới của Nhà Trắng

Lần hiếm hoi ông Donald Trump gay gắt với Tổng thống Nga kể từ khi đắc cử, Ukraine tranh thủ ca ngợi ông chủ mới của Nhà Trắng

Tổng thống Mỹ Donald Trump không hài lòng với người đồng cấp Nga Vladimir Putin vì 'không chịu đạt thỏa thuận chấm dứt xung đột' với Ukraine.
Thời khắc lịch sử của Hàn Quốc: Tổng thống đương nhiệm Yoon Suk Yeol hầu tòa

Thời khắc lịch sử của Hàn Quốc: Tổng thống đương nhiệm Yoon Suk Yeol hầu tòa

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol lần đầu tiên xuất hiện ở phiên tòa luận tội ông tại Tòa án Hiến pháp.
Dự báo chính sách của Tổng thống Trump (kỳ cuối): Tâm điểm châu Á-Thái Bình Dương và ‘biến số’ cạnh tranh Mỹ-Trung

Dự báo chính sách của Tổng thống Trump (kỳ cuối): Tâm điểm châu Á-Thái Bình Dương và ‘biến số’ cạnh tranh Mỹ-Trung

Cạnh tranh Mỹ-Trung dưới Chính quyền Trump 2.0 sẽ tiếp tục leo thang và định hình lại cục diện toàn cầu.
Dự báo chính sách của Tổng thống Trump (kỳ I): Kiến tạo tầm nhìn mang đậm ‘phong cách Trump’ về vai trò lãnh đạo của Mỹ

Dự báo chính sách của Tổng thống Trump (kỳ I): Kiến tạo tầm nhìn mang đậm ‘phong cách Trump’ về vai trò lãnh đạo của Mỹ

Đại sứ Hoàng Anh Tuấn nhận định 4 yếu tố tạo nên sức ảnh hưởng rất lớn của Tổng thống Trump và 5 thành tố của ‘học thuyết Trump’.
Viễn cảnh bán đảo Triều Tiên khi ông Trump trở lại

Viễn cảnh bán đảo Triều Tiên khi ông Trump trở lại

Việc ông Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ lần hai dự báo sẽ mang đến những thay đổi lớn cho tình thế bế tắc ở bán đảo Triều Tiên.
Thủ tướng Justin Trudeau: Từ ‘con cưng’ hóa người dưng

Thủ tướng Justin Trudeau: Từ ‘con cưng’ hóa người dưng

Từng là một trong những nhà lãnh đạo có tỷ lệ ủng hộ cao nhất lịch sử Canada, Thủ tướng Justin Trudeau đã đánh mất sự tín nhiệm.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Trấn an đồng minh

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Trấn an đồng minh

Trong thời điểm chính trị nội bộ Hàn Quốc rối ren, chuyến thăm của ông Blinken rất được chính quyền đương nhiệm tại Seoul trông đợi.
Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Năm 2025 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp mới. 10 vấn đề dưới đây được dự báo sẽ có tác động quan trọng đến thế giới trong năm 2025.
Người đặt nền móng cho quan hệ Việt Nam-Trung Quốc

Người đặt nền móng cho quan hệ Việt Nam-Trung Quốc

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người bạn lớn được nhân dân Trung Quốc vô cùng kính trọng và cũng là người đặt nền móng cho quan hệ Việt Nam-Trung Quốc.
Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Chiến thắng 7/1 đã mang lại cho người dân Campuchia các quyền và tự do bị tước đoạt dưới chế độ diệt chủng Pol Pot, chấm dứt thời kỳ đen tối nhất ở đất nước ...
Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Trong lịch sử nước Mỹ, không dưới ba lần các quan chức cấp cao đưa ra ý tưởng mua lại đảo Greenland, một phần lãnh thổ tự chủ của Đan Mạch ở Bắc Cực.
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
Phiên bản di động