Pháp xóa bỏ đoàn ngoại giao liệu có làm suy giảm năng lực của nền ngoại giao thứ 3 thế giới?

Vũ Đoàn Kết
Lộ trình xóa bỏ cơ chế đoàn ngoại giao thuộc Bộ Ngoại giao Pháp đang gây tranh cãi và lo ngại về nguy cơ suy giảm ảnh hưởng của nền ngoại giao có quy mô lớn thứ 3 thế giới sau Mỹ và Trung Quốc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bộ Ngoại giao Pháp. (Nguồn: Diplomatie)
Bộ Ngoại giao Pháp. (Nguồn: Diplomatie)

Công báo Pháp ngày 18/4 đã đăng tải nghị định áp dụng cải cách hành chính đối với Bộ châu Âu và Ngoại giao. Nghị định này là một phần trong kế hoạch cải cách lực lượng quản lý hành chính cấp cao trong bộ máy nhà nước Pháp.

Chấm dứt cơ chế “sự nghiệp trọn đời”

Nghị định mới đưa ra lộ trình xóa bỏ cơ chế đoàn ngoại giao thuộc Bộ Ngoại giao. Cải cách này đã gây ra nhiều tranh cãi, phản ứng từ cán bộ ngoại giao, các cựu Đại sứ, cựu Bộ trưởng Ngoại giao và Thủ tướng Pháp.

Đoàn ngoại giao Pháp là hệ thống gồm 2 cấp cán bộ hành chính (cố vấn đối ngoại và công sứ đặc mệnh toàn quyền) làm việc ở Bộ Ngoại giao Pháp và được biệt phái tại các bộ, cơ quan chính quyền trung ương và địa phương,182 đại sứ và 89 lãnh sự được bổ nhiệm ở nước ngoài.

Phần lớn họ là các chuyên gia cấp cao về các quốc gia, khu vực và các vấn đề quốc tế được tuyển chọn khắt khe và có kinh nhiều kinh nghiệm thực thế. Với tư cách là đội ngũ cán bộ cấp cao trong Bộ Ngoại giao, đoàn ngoại giao chính là nguồn lực để Tổng thống bổ nhiệm các đại sứ, lãnh sự.

Theo nghị định mới được công bố, 800 chuyên gia ngoại giao cao cấp đang thuộc biên chế của Bộ Ngoại giao Pháp sẽ được sáp nhập và dần xóa bỏ từ ngày 1/7/2022. Đến ngày 1/1/2023, họ sẽ được sáp nhập vào hệ thống các nhà quản trị cao cấp của nhà nước (administrateur d’État).

Việc xóa bỏ đoàn ngoại giao nằm trong chương trình cải cách hành chính công cao cấp được khởi động từ 2017, ngay sau khi ông Macron lên cầm quyền.

Theo chính phủ, mục tiêu của cải cách là nhằm chấm dứt cơ chế “sự nghiệp trọn đời” của tầng lớp hành chính cao cấp của nhà nước, tạo ra cơ chế tuyển dụng linh hoạt hơn và khả năng luân chuyển các cán bộ cấp cao này giữa các bộ và cơ quan của nhà nước thông qua các cơ chế mang tính bắt buộc.

Cũng trong kế hoạch này, Trường Hành chính quốc gia (ENA) nổi tiếng của Pháp đã được đổi tên thành Viện dịch vụ công quốc gia (INSP) từ tháng 1/2021.

Nhận nhiều phản ứng trái chiều

Tuy nhiên, các cải cách này lại không được các cán bộ ngoại giao ủng hộ. Sau khi kế hoạch được công bố tháng 10/2021, 150 cán bộ ngoại giao Pháp đã ký tên vào một bài viết đăng trên nhật báo Le Monde với tiêu đề “Trong một thế giới bất khả tri và phức tạp, ngoại giao sẽ còn là gì khi không có các nhà ngoại giao”.

Theo bài viết, việc xóa bỏ các phương thức tuyển dụng đặc thù vào Bộ châu Âu và Ngoại giao chính là tước bỏ những tài năng quý giá trong hệ thống ngoại giao.

Mặt khác, trong giao thiệp với các "đối thủ" như Nga, Trung Quốc... hay các đồng minh thân cận như Mỹ, Australia... đòi hỏi phải dựa vào một hệ thống những con người đã dành cả đời họ để hiểu và phân tích các mối quan hệ năng động này.

Một nhóm thượng nghị sĩ cũng công bố một thư ngỏ với các lập luận tương tự trên tờ Le Figaro vào tháng 1/2022.

Nhiều nhà ngoại giao kỳ cựu Pháp lo lắng về nguy cơ suy giảm ảnh hưởng của ngoại giao Pháp vốn có quy mô lớn thứ 3 thế giới sau Mỹ và Trung Quốc. Từ 2017 đến nay, các cải cách về ngân sách và hành chính đã đặt Bộ Ngoại giao trong tình thế phải thi hành “một chính sách đối ngoại lớn với nền ngoại giao nhỏ”, như lời cựu Đại sứ Michel Duclos.

Theo cựu Đại sứ Pháp tại Mỹ Gérard Araud (2014-2019), với cải cách này, Pháp sẽ trở thành cường quốc phương Tây duy nhất không có các nhà ngoại giao chuyên nghiệp, điều mà lịch sử nhiều thế kỷ đã tạo nên cung cách chung như vậy.

"Đã đến thời bổ nhiệm (Đại sứ) theo kiểu Mỹ”, ông Gérard Araud nhấn mạnh.

Trong khi đó, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Pháp, Đại diện đàm phán Brexit của EU Michel Barnier cho rằng “cải cách này là một sai lầm”.

Xóa bỏ đoàn ngoại giao liệu có làm suy giảm năng lực của nền ngoại giao thứ 3 thế giới?
Việc xóa bỏ Đoàn ngoại giao nằm trong chương trình cải cách hành chính công cao cấp được khởi động từ 2017, ngay sau khi ông Macron lên cầm quyền. (Nguồn: Financial Times)

Ngoại giao Pháp gặp khó

Nếu như cải cách là mạch chủ đạo trong cách tiếp cận của Tổng thống Macron đối với hệ thống hành chính cấp cao của Pháp thì với ngoại giao, cải cách lại mang một sắc thái khác.

Từ nhiệm kỳ đầu của ông Macron (2017-2022), mối quan hệ giữa ngoại giao và Tổng thống đã không mấy suôn sẻ. Tháng 6/2018, nhật báo Le Monde tiết lộ một báo cáo nội bộ trình lên Bộ trưởng Le Drian cho rằng, trong khi Tổng thống Macron đang theo đuổi một chính sách đối ngoại đầy tham vọng thì Bộ Ngoại giao nước này đang đứng trước nguy cơ “nghèo hóa nền ngoại giao Pháp”.

Theo báo cáo, ngân sách Bộ Ngoại giao Pháp năm 2018 chỉ chiếm gần 1% ngân sách chính phủ và trong vòng 30 năm qua, bộ này đã phải cắt giảm 53% biên chế.

Cũng trong Hè 2018, Tổng thống Macron có ý định bổ nhiệm ông Philippe Besson, một nhà văn, làm Lãnh sự Pháp tại Los Angeles, Mỹ. Quyết định sau đó đã bị Tòa hành chính hủy bỏ do đơn kiện của Liên đoàn Lao động Dân chủ Pháp (CFDT) tại Bộ Ngoại giao.

Một năm sau, trong buổi họp báo trước thềm Thượng đỉnh G7 ngày 21/8/2019, Tổng thống Macron chỉ trích “sự tranh cãi vặt vãnh giữa các giới chức quan liêu và Nhà nước ngầm”.

Một tuần sau đó, ngày 27/8/2019, tại Hội nghị các Đại sứ thường niên tổ chức ở Paris, Tổng thống Macron phát biểu rằng “như một vài lý thuyết gia nước ngoài đã nói, chúng ta cũng có một nhà nước ngầm” nhằm chỉ trích Bộ Ngoại giao Pháp trong cách tiếp cận với Moscow.

Theo cựu Đại sứ Frédéric Baleine du Laurens, quy kết này là không có cơ sở và nghi ngại về mối quan hệ giữa Tổng thống Macron và Bộ Ngoại giao.

Cải cách các thiết chế hành chính nặng nề có truyền thống hàng thế kỷ ở Pháp có thể là cần thiết, và với cả ngoại giao khi nhiều ý kiến cho rằng Quai d’Orsay (tên đường đặt trụ sở Bộ Ngoại giao Pháp) đang vận hành giống như một chiếc “bình kín” cổ kính.

Cựu Đại sứ Nicolas Normand cho rằng, việc thảo luận về cải cách đã bị giản lược hóa một cách hài hước và thậm chí bị chính trị hóa do cuộc bầu cử tổng thống.

Trong khi đó, cựu Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Philippe de Villepin nhận định, việc xóa bỏ Đoàn ngoại giao vào thời điểm này đang “gây hại cho sự uy tín của Pháp và là một tác nhân làm suy yếu Nhà nước”, làm “mất độc lập, mất năng lực, mất ký ức... vào thời điểm tái định hình thế giới, vào thời khắc của các khủng hoảng lớn ở Ukraina, Biển Đông, Sahel... và khi mà giữa Mỹ và Trung Quốc, giữa các nền dân chủ và chuyên chế đang tái thiết lập so sánh lực lượng”.

Việc ngoại giao Pháp gặp khó trong việc dự báo các khủng hoảng gần đây như liên minh an ninh 3 bên Mỹ-Anh-Australia (AUKUS) tháng 9/2021, xung đột Ukraine đang diễn ra... phải chăng là chỉ dấu cho nhận định của cựu Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao de Villepin?

Việt Nam-Nhật Bản: Từ 'mối lương duyên' đến quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng không giới hạn

Việt Nam-Nhật Bản: Từ 'mối lương duyên' đến quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng không giới hạn

Kết quả nổi bật nhất chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio chính là việc các Lãnh đạo cấp cao hai ...

Thủ tướng Ấn Độ công du châu Âu: Tâm điểm là an ninh năng lượng

Thủ tướng Ấn Độ công du châu Âu: Tâm điểm là an ninh năng lượng

An ninh năng lượng sẽ là một trong những lĩnh vực thảo luận chính trong chuyến thăm ba ngày (2-4/5) của Thủ tướng Ấn Độ ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Khai trương trụ sở Học viện Đào tạo & Tư vấn MindTalk Talent: Nơi phát triển trí tuệ Việt - Dấu ấn 7 năm thành lập

Khai trương trụ sở Học viện Đào tạo & Tư vấn MindTalk Talent: Nơi phát triển trí tuệ Việt - Dấu ấn 7 năm thành lập

Ngày 1/11/ 2024, Học viện Đào tạo & Tư vấn MindTalk Talent chính thức khai trương trụ sở mới tại 86/42 Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP. HCM. ...
Nga lên tiếng về việc Ukraine thử nghiệm thành công tên lửa mới

Nga lên tiếng về việc Ukraine thử nghiệm thành công tên lửa mới

Người đứng đầu cơ quan lập pháp Crimea Vladimir Konstantinov ngày 2/11 cáo buộc phương Tây đang bí mật cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine bằng nhiều chiêu ...
Doanh nhân Mai Phương: Đam mê, tâm huyết cùng Đông trùng hạ thảo

Doanh nhân Mai Phương: Đam mê, tâm huyết cùng Đông trùng hạ thảo

Thời điểm đại dịch Covid -19 bùng phát từ năm 2020 cũng là doanh nhân Nguyễn Thị Mai Phương nhận ra tiềm năng to lớn của thị trường các sản ...
Nguy cơ nạn đói đang gia tăng, Nam Sudan cần hơn 400 triệu USD

Nguy cơ nạn đói đang gia tăng, Nam Sudan cần hơn 400 triệu USD

Liên hợp quốc kêu gọi khẩn cấp quyên góp 404 triệu USD nhằm hỗ trợ các hoạt động viện trợ nhân đạo tại Nam Sudan trong năm tới trong bối ...
Ông Nghiêm Xuân Thành giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa

Ông Nghiêm Xuân Thành giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa

Chiều 2/11, tại thành phố Nha Trang, Tỉnh ủy Khánh Hòa tổ chức hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Chơi chiêu 'chẳng có gì ngoài tiền' để ủng hộ ông Trump tại chiến địa quyết định, 'đại gia' Elon Musk thách thức tòa án

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Chơi chiêu 'chẳng có gì ngoài tiền' để ủng hộ ông Trump tại chiến địa quyết định, 'đại gia' Elon Musk thách thức tòa án

Chương trình của tỷ phú Elon Musk tặng 1 triệu USD ngẫu nhiên cho cử tri khi tham gia bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 5/11 tới vướng vào kiện ...
Bộ Ngoại giao tổ chức công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Bộ Ngoại giao tổ chức công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 1/11 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Ngoại giao phối hợp với Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 dành ...
Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia quảng bá sản phẩm tại Triển lãm Halal Expo

Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia quảng bá sản phẩm tại Triển lãm Halal Expo

Từ ngày 28-30/10, Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia đã tham dự Triển lãm Halal Expo được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Riyadh.
Công đoàn Bộ Ngoại giao tham dự Hội thi Giới thiệu mô hình và thuyết minh ý tưởng cải cách hành chính năm 2024

Công đoàn Bộ Ngoại giao tham dự Hội thi Giới thiệu mô hình và thuyết minh ý tưởng cải cách hành chính năm 2024

Ngày 1/11, Công đoàn Viên chức Việt Nam và Bộ Nội vụ tổ chức chung khảo Hội thi Giới thiệu mô hình và thuyết minh ý tưởng cải cách hành chính.
Giá heo hơi hôm nay 2/11: Tăng, giảm trái chiều tại 2 miền Nam, Bắc; nhập khẩu thịt và phụ phẩm động vật dùng làm thực phẩm tăng nhẹ

Giá heo hơi hôm nay 2/11: Tăng, giảm trái chiều tại 2 miền Nam, Bắc; nhập khẩu thịt và phụ phẩm động vật dùng làm thực phẩm tăng nhẹ

Giá heo hơi hôm nay điều chỉnh tăng, giảm trái chiều tại thị trường miền Bắc và miền Nam, giao dịch trong khoảng 58.000 - 64.000 đồng/kg.
Hội phụ nữ ASEAN tại Ankara tổ chức hoạt động thiện nguyện

Hội phụ nữ ASEAN tại Ankara tổ chức hoạt động thiện nguyện

Hoạt động thăm Trung tâm trẻ tình thương Ankara là một trong những hoạt động được Phu nhân Đại sứ Việt Nam khởi xướng...
Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam thăm làm việc tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam thăm làm việc tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

Từ ngày 29-31/10, Đoàn đại biểu do Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến dẫn đầu sang thăm làm việc tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động