Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Hoàng Hà
Trong chiến tranh hiện đại, vũ khí hạt nhân đặc biệt nổi bật, không chỉ vì sức mạnh hủy diệt tuyệt đối mà còn vì khả năng đe dọa toàn cầu của chúng. Song cũng có những công cụ khác có sức phá hủy kinh hoàng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Thứ công cụ hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?
Vụ nổ vũ khí nhiệt hạch đầu tiên, có mật danh là Mike, tại đảo san hô Enewetak ở Quần đảo Marshall, ngày 1/11/1952. Bức ảnh được chụp ở độ cao 3.600 m, cách địa điểm kích nổ 80 km. (Nguồn: Không quân Mỹ)

Vũ khí hạt nhân – công cụ hủy diệt hàng loạt

Vũ khí hạt nhân có sức công phá khổng lồ, dựa trên phản ứng phân hạch hoặc nhiệt hạch của các nguyên tử. Quả bom hạt nhân đầu tiên được phát triển trong Dự án Manhattan của Mỹ và được thả xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki (Nhật Bản) vào tháng 8/1945, gây ra cái chết của hàng trăm nghìn người, đánh dấu sự kết thúc của Thế chiến II.

Tin liên quan
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 1): Công cụ thời Trung cổ khủng bố tinh thần, bí mật ẩn giấu vẫn chưa có lời giải Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 1): Công cụ thời Trung cổ khủng bố tinh thần, bí mật ẩn giấu vẫn chưa có lời giải

Vũ khí hạt nhân hoạt động bằng cách giải phóng năng lượng từ phản ứng dây chuyền của nguyên tử uranium hoặc plutonium (phân hạch) hoặc từ sự kết hợp hạt nhân trong các bom nhiệt hạch (nhiệt hạch). Khi phát nổ, nó tạo ra sóng xung kích mạnh mẽ, sức nóng cực cao và bức xạ phóng xạ gây chết người.

Sức mạnh hủy diệt của vũ khí hạt nhân không chỉ nằm ở khả năng phá hủy vật chất mà còn ở hậu quả lâu dài. Bức xạ có thể gây ra bệnh tật và đột biến gen trong nhiều thế hệ, làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Do đó, chúng được xem là vũ khí chiến lược, mang tính răn đe hơn là sử dụng thực tế.

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Mỹ và Liên Xô phát triển kho vũ khí hạt nhân khổng lồ có thể hủy diệt lẫn nhau. Ngày nay, nhiều quốc gia vẫn sở hữu vũ khí hạt nhân và mối đe dọa từ chúng là một vấn đề toàn cầu.

Nhiều hiệp ước như Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) đã được ký kết nhằm ngăn chặn sự lan rộng và sử dụng loại vũ khí này. Tuy nhiên, Theo trang Bách khoa toàn thư Britiannica, vẫn còn khoảng 15.000 vũ khí hạt nhân trên Trái đất, hơn 90% trong số đó thuộc về Mỹ và Nga.

Tàu ngầm: Vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Thứ công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?
Tàu ngầm USS Nautilus, hạ thủy năm 1954, được kéo đến Groton, Connecticut, Mỹ, để trưng bày vào tháng 5/1985. (Nguồn: Bộ Quốc phòng Mỹ)

Tàu ngầm là phương tiện chiến đấu dưới nước có khả năng hoạt động ẩn mình, mang lại lợi thế lớn trong chiến tranh. Với thiết kế cho phép lặn sâu và di chuyển dưới mặt nước trong thời gian dài, tàu ngầm đóng vai trò quan trọng trong cả hải quân truyền thống và chiến lược hiện đại. Chúng thường được trang bị ngư lôi, tên lửa hành trình và đôi khi cả vũ khí hạt nhân.

Lịch sử phát triển tàu ngầm bắt đầu từ thế kỷ XVII với các nguyên mẫu thô sơ, nhưng bước ngoặt quan trọng diễn ra vào thế kỷ XX. Trong Thế chiến I, tàu ngầm U-boat của Đức đã gây thiệt hại lớn cho các tàu thương mại và quân Đồng minh. Đến Thế chiến II, tàu ngầm tiếp tục đóng vai trò chiến lược trong cả chiến trường Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

Tàu ngầm hiện đại được chia thành hai loại chính: tàu ngầm tấn công (SSN) và tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo (SSBN). Tàu ngầm tấn công thường sử dụng động cơ hạt nhân, cho phép hoạt động liên tục dưới nước mà không cần nổi lên để tiếp nhiên liệu. Tàu ngầm SSBN có khả năng mang theo tên lửa hạt nhân, đóng vai trò răn đe chiến lược.

Khả năng tàng hình và di chuyển bí mật giúp tàu ngầm trở thành vũ khí đáng sợ. Chúng không chỉ được sử dụng để tấn công mà còn làm nhiệm vụ trinh sát, bảo vệ hạm đội và răn đe hạt nhân. Với công nghệ ngày càng hiện đại, tàu ngầm là một phần không thể thiếu trong các lực lượng hải quân toàn cầu.

Vũ khí sinh học: Nỗi khiếp sợ vô hình

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Thứ công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?
Ngay cả mặt nạ phòng độc cũng không thể chống lại được một số vũ khí sinh học, mà một minh chứng từ Thế chiến I là khí mù tạt. (Nguồn: Bộ Quốc phòng Mỹ)

Vũ khí sinh học là loại vũ khí sử dụng các vi sinh vật gây bệnh hoặc độc tố sinh học để gây hại cho con người, động vật hoặc cây trồng. Đây là một trong những loại vũ khí hủy diệt hàng loạt nguy hiểm nhất, vì chúng có khả năng lây lan nhanh chóng, gây ra dịch bệnh trên diện rộng và khó kiểm soát.

Trong lịch sử các cuộc xung đột vũ trang, bệnh tật thường cướp đi nhiều sinh mạng hơn là vũ khí và việc cố ý đưa các tác nhân truyền nhiễm vào chiến trường là chiến lược nguy hiểm.

Một số mầm bệnh thường được sử dụng trong vũ khí sinh học bao gồm vi khuẩn than (Bacillus anthracis), vi khuẩn dịch hạch (Yersinia pestis) và virus đậu mùa.

Lịch sử sử dụng vũ khí sinh học có từ thời cổ đại, khi quân đội thả xác động vật chết xuống nguồn nước của kẻ thù để gây bệnh. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ sinh học hiện đại, vũ khí này trở nên nguy hiểm hơn vì khả năng biến đổi và tăng cường độc lực của các tác nhân gây bệnh.

Thế chiến I (1914-1918) là thời đại của nhiều vũ khí sinh học và loại đáng sợ nhất là khí mù tạt, có mùi cay hắc giống như mù tạt. Lần đầu tiên loại khí này được sử dụng là vào tháng 7/1917 ở Ypres, Bỉ.

Những người lính báo cáo nhìn thấy có “đám mây” bao quanh chân mình, song họ đã chủ quan vì có đeo mặt nạ phòng độc. Tuy nhiên, khí mù tạt không chỉ bị hấp thụ qua đường hô hấp, mà còn qua da. Nó khiến da tấy đỏ, rộp lên thành mụn nước, gây đau nhức khủng khiếp. Khí này không tan nhiều trong nước nên không thể rửa sạch sẽ.

Khi bị hít vào phổi qua đường thở, nó làm niêm mạc phổi nổi mụn. Nếu bị bay vào mắt, khí mù tạt gây tổn thương giác mạc, dẫn đến mù lòa. Càng là nơi ẩm ướt, khí mù tạt càng tác động nhanh do phản ứng thủy phân.

Đáng sợ nhất là loại khí độc này không khiến nạn nhân chết ngay, mà làm cơ thể họ bị lở loét, gây đau đớn vô hạn và kéo dài thời gian chờ chết đến tận 6 tuần. Chỉ nội trong Ypres, khí mù tạt đã gây ra “cái chết chậm” cho 10 nghìn người.

Vũ khí sinh học không chỉ gây thiệt hại về người mà còn tạo ra sự hoảng loạn, phá vỡ cấu trúc xã hội và gây áp lực lớn lên hệ thống y tế. Do khó kiểm soát và nguy cơ lây lan không phân biệt đối tượng, vũ khí sinh học bị cấm sử dụng theo Công ước về Vũ khí Sinh học (BWC) năm 1972.

Tuy nhiên, nguy cơ từ vũ khí sinh học vẫn hiện hữu, đặc biệt khi các tổ chức khủng bố hoặc quốc gia thù địch có thể phát triển và sử dụng chúng. Vì vậy, các quốc gia cần duy trì hệ thống giám sát và phòng ngừa dịch bệnh chặt chẽ để đối phó với mối đe dọa này.

Với những hiểm họa khôn lường mà vũ khí hiện đại mang lại, cộng đồng quốc tế cần nâng cao trách nhiệm trong việc duy trì hòa bình và ổn định thế giới.

Hợp tác quốc tế, tăng cường ngoại giao, xây dựng lòng tin để kiểm soát và giảm thiểu nguy cơ chiến tranh là rất quan trọng, trong đó, các hiệp ước như NPT, Hiệp ước Cấm thử Hạt nhân Toàn diện (CTBT) và thỏa thuận kiểm soát vũ khí đóng vai trò thiết yếu trong việc ngăn chặn sự lan rộng của vũ khí hủy diệt và thúc đẩy đối thoại giữa các quốc gia.

Nỗi lo của Nga ở Kursk, phát cảnh báo về cái giá 'vô cùng đau đớn' nếu Ukraine sử dụng thứ vũ khí này

Nỗi lo của Nga ở Kursk, phát cảnh báo về cái giá 'vô cùng đau đớn' nếu Ukraine sử dụng thứ vũ khí này

Mới đây, Giám đốc điều hành Tập đoàn năng lượng nguyên tử quốc gia Nga (Rosatom) Alexey Likhachev nhận định, nguy cơ nhà máy điện ...

Vũ khí hủy diệt nhất của Nga đang ở trạng thái sẵn sàng 'cực kỳ cao', Moscow cảnh báo nguy hiểm khi NATO phớt lờ 'lằn ranh đỏ'

Vũ khí hủy diệt nhất của Nga đang ở trạng thái sẵn sàng 'cực kỳ cao', Moscow cảnh báo nguy hiểm khi NATO phớt lờ 'lằn ranh đỏ'

Mới đây, Tổng tư lệnh Hải quân Nga, Đô đốc Alexander Moiseyev, tuyên bố, Sư đoàn tàu ngầm số 25 thuộc Hạm đội Thái Bình ...

Tổng thư ký LHQ cảnh báo một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân đang hình thành, đâu là nguyên nhân?

Tổng thư ký LHQ cảnh báo một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân đang hình thành, đâu là nguyên nhân?

Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres đã đưa ra lời cảnh báo nghiêm túc tại khóa họp thứ 79 Đại hội đồng ...

Nhật Bản: Thủ tướng sắp nhậm chức ấn định ngày tổng tuyển cử, những 'ghế' đầu tiên trong nội các mới có 'chủ', kỳ vọng của người dân

Nhật Bản: Thủ tướng sắp nhậm chức ấn định ngày tổng tuyển cử, những 'ghế' đầu tiên trong nội các mới có 'chủ', kỳ vọng của người dân

Ngày 30/9, Thủ tướng Nhật Bản sắp nhậm chức Ishiba Shigeru cho biết, một cuộc tổng tuyển cử sớm sẽ được tổ chức vào ngày ...

Tình hình Lebanon: Israel không kích, tuyên bố tiêu diệt 2 thành viên cấp cao của Hamas, thêm một quốc gia sơ tán công dân

Tình hình Lebanon: Israel không kích, tuyên bố tiêu diệt 2 thành viên cấp cao của Hamas, thêm một quốc gia sơ tán công dân

Ngày 5/10, Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) cho biết họ đã tiêu diệt 2 thành viên cấp cao của cánh quân sự Hamas trong ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 5/12 và sáng 6/12: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Bournemouth vs Tottenham; Coppa Italy - Lazio vs Napoli

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 5/12 và sáng 6/12: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Bournemouth vs Tottenham; Coppa Italy - Lazio vs Napoli

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 5/12 và sáng 6/12: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Fulham vs Brighton; Coppa Italy - Lazio vs Napoli...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Năm ngày 5/12/2024: Cự Giải sự nghiệp rực rỡ

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Năm ngày 5/12/2024: Cự Giải sự nghiệp rực rỡ

Tử vi hôm nay 5/12/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Báo Thế giới và Việt Nam có uy tín cao và vị trí xứng đáng trong lòng độc giả

Báo Thế giới và Việt Nam có uy tín cao và vị trí xứng đáng trong lòng độc giả

LTS: Nhân kỷ niệm 35 năm ngày Báo Thế giới và Việt Nam ra số đầu tiên, Đại sứ Nga tại Việt Nam G.S.Bezdetko đã gửi thư chúc mừng đến ...
Ấn tượng Việt Nam tại Islamabad, Pakistan

Ấn tượng Việt Nam tại Islamabad, Pakistan

Hội chợ từ thiện Bazaar 2024 do Bộ Ngoại giao Pakistan phối hợp với Hội Phụ nữ Đoàn Ngoại giao nước ngoài tại Islamabad (PFOWA) tổ chức ngày 1/12.
Giá cà phê hôm nay 4/12/2024: Giá cà phê 'rơi thẳng đứng', robusta giảm thêm hơn 200 USD, thị trường trở về đúng giá trị thật?

Giá cà phê hôm nay 4/12/2024: Giá cà phê 'rơi thẳng đứng', robusta giảm thêm hơn 200 USD, thị trường trở về đúng giá trị thật?

Giá cà phê hôm nay 4/12/2024: Giá cà phê 'rơi thẳng đứng', robusta giảm thêm hơn 200 USD, thị trường trở về đúng giá trị thật?
Cần quy định cụ thể trong dạy thêm, học thêm

Cần quy định cụ thể trong dạy thêm, học thêm

Các lớp học thêm cần được tổ chức theo một khuôn khổ pháp lý rõ ràng, tránh tình trạng dạy thêm tràn lan, không có sự kiểm soát.
Trung Quốc viện trợ không hoàn lại 500 triệu NDT cho Nepal

Trung Quốc viện trợ không hoàn lại 500 triệu NDT cho Nepal

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đánh giá cao cam kết mạnh mẽ của Thủ tướng Nepal KP Sharma Oli trong thúc đẩy quan hệ song phương.
Lần đầu thăm Angola, Tổng thống Mỹ Biden công bố gói viện trợ lớn cho châu Phi

Lần đầu thăm Angola, Tổng thống Mỹ Biden công bố gói viện trợ lớn cho châu Phi

Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 4/12 công bố viện trợ nhân đạo cho châu Phi hơn 1 tỷ USD trong chuyến thăm Angola.
Chính trường Hàn Quốc: Hàng loạt cố vấn từ nhiệm, phe đối lập dọa luận tội Tổng thống nếu không từ chức, Mỹ khẩn cấp hoãn hai hoạt động chung

Chính trường Hàn Quốc: Hàng loạt cố vấn từ nhiệm, phe đối lập dọa luận tội Tổng thống nếu không từ chức, Mỹ khẩn cấp hoãn hai hoạt động chung

Dù Tổng thống Hàn Quốc đã dỡ bỏ lệnh thiết quân luật ngắn ngủi mà ông ban bố, song những 'dư chấn' từ động thái này là điều đáng lưu tâm.
Tân Tổng thống Namibia: Người phụ nữ 'đạp gió' làm nên lịch sử

Tân Tổng thống Namibia: Người phụ nữ 'đạp gió' làm nên lịch sử

Bà Netumbo Nandi-Ndaitwah, 72 tuổi, đai diện đảng Tổ chức nhân dân Tây Nam Phi (SWAPO) cầm quyền, sẽ là Tổng thống Namibia thứ 5.
Tổng thống Ukraine kêu gọi tăng cường mặt trận phía Đông, ngăn đà tiến công của Nga

Tổng thống Ukraine kêu gọi tăng cường mặt trận phía Đông, ngăn đà tiến công của Nga

Tổng thống Volodymyr Zelenskiy kêu gọi tăng cường lực lượng tại các khu vực ở miền Đông Ukraine dọc theo chiến tuyến dài 1.000 km.
Tình hình Syria: Mỹ mở đợt 'không kích tự vệ', Qatar cảnh báo sự thất bại của đòn quân sự, lãnh đạo Nga-Thổ bàn chuyện

Tình hình Syria: Mỹ mở đợt 'không kích tự vệ', Qatar cảnh báo sự thất bại của đòn quân sự, lãnh đạo Nga-Thổ bàn chuyện

Tình hình xung đột ở Syria tiếp tục lan rộng. Lực lượng nổi dậy đã chiếm được các khu vực ở phía Bắc trong khi quân đội chuẩn bị phản công.
Điều ẩn chứa sau kế hoạch đóng băng xung đột ở Ukraine, toan tính và hy vọng

Điều ẩn chứa sau kế hoạch đóng băng xung đột ở Ukraine, toan tính và hy vọng

Ngừng bắn, tạo cơ hội đàm phán chấm dứt xung đột Nga-Ukraine là điều mà cộng đồng quốc tế trông đợi, song hàm ý đằng sau kế hoạch mới của ông Donald Trump...
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Liều thuốc giảm đau

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Liều thuốc giảm đau

Việc Israel và Hezbollah đạt được thoả thuận ngừng bắn vào ngày 27/11 là một tin vui hiếm hoi cho khu vực vốn chìm trong khói súng hơn một năm qua.
Hội nghị Ngoại trưởng G7: Điệu valse cuối cùng

Hội nghị Ngoại trưởng G7: Điệu valse cuối cùng

Hội nghị Ngoại trưởng G7 phản ánh lập trường rõ ràng của Mỹ và một số nước phương Tây trong các vấn đề nóng của khu vực và thế giới hiện nay.
Tổng thống Putin thăm Kazakhstan: Những chân trời mới của quan hệ đối tác chiến lược

Tổng thống Putin thăm Kazakhstan: Những chân trời mới của quan hệ đối tác chiến lược

Nhận lời mời của người đồng cấp Kassym-Jomart Tokayev, Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm cấp nhà nước tới Kazakhstan từ ngày 27-28/11.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Tổng thống Ukraine Zelensky và một giờ 'trần tình' với Kyodo News: Đã đến lúc phải nghĩ khác, làm khác!

Tổng thống Ukraine Zelensky và một giờ 'trần tình' với Kyodo News: Đã đến lúc phải nghĩ khác, làm khác!

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thẳng thắn thừa nhận rằng rất khó để giành lại một số vùng do Nga kiểm soát.
Cựu Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine: Phương Tây đang trong 'nôi an toàn', có vì Ukraine mà từ bỏ?

Cựu Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine: Phương Tây đang trong 'nôi an toàn', có vì Ukraine mà từ bỏ?

Phương Tây sẵn sàng đồng hành với Ukraine trong ngắn hạn nhưng chưa sẵn sàng cho xung đột kéo dài với Nga.
Những bài toán đón chờ lãnh đạo EU mới: Từ 'cú sốc ngoại sinh' đến thách thức nội tại

Những bài toán đón chờ lãnh đạo EU mới: Từ 'cú sốc ngoại sinh' đến thách thức nội tại

Cơ quan điều hành EU đã có lãnh đạo nhiệm kỳ mới và Chủ tịch EC là gương mặt quen thuộc.
5 sự kiện quốc tế đáng 'lót dép hóng' trong năm 2025

5 sự kiện quốc tế đáng 'lót dép hóng' trong năm 2025

Hãng tin AFP dự báo 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025 trên nhiều lĩnh vực chính trị, môi trường, thể thao, văn hóa và tôn giáo.
Thuận ngừng bắn giữa Israel-Hezbollah:  Một bên vẫn 'nắm đằng chuôi', Hamas 'ngã ngửa' nhận ra đòn giáng, hòa bình liệu còn xa?

Thuận ngừng bắn giữa Israel-Hezbollah: Một bên vẫn 'nắm đằng chuôi', Hamas 'ngã ngửa' nhận ra đòn giáng, hòa bình liệu còn xa?

Lệnh ngừng bắn giữa Israel và phong trào Hezbollah đang được kỳ vọng là 'tia hy vọng lóe lên từ vực thẳm' trong cuộc xung đột tại khu vực.
Nga tìm cách mở khóa tiềm năng hạt nhân châu Phi

Nga tìm cách mở khóa tiềm năng hạt nhân châu Phi

Nga có đủ tiềm lực để hỗ trợ châu Phi khắc phục tình trạng thiếu hụt năng lượng, vốn cản trở sự phát triển kinh tế bền vững trên lục địa này.
Phiên bản di động