Bê bối bảo mật của Zoom và vấn đề chung của giới công nghệ

Quang Hải
TGVN. Những bê bối của ứng dụng họp trực tuyến Zoom được coi là 'phần nổi của tảng băng chìm'  khi xu hướng làm việc từ xa đang ngày càng phát triển mạnh.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
be boi bao mat cua zoom va van de chung cua gioi cong nghe Israel cân nhắc sử dụng công nghệ chống khủng bố để ngăn chặn Covid-19
be boi bao mat cua zoom va van de chung cua gioi cong nghe Thang máy ở Trung Quốc dùng nút bấm 3D holographic ngăn Covid-19
be boi bao mat cua zoom va van de chung cua gioi cong nghe
Một học sinh ở Tây Ban Nha tham gia các lớp học trực tuyến bằng cách sử dụng Zoom tại nhà.

Trong thời gian gần đây, ứng dụng họp trực tuyến Zoom đang trở nên rất phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Sản phẩm của tỷ phú Eric Yuan thậm chí vượt qua được hai đối thủ Skype của Microsoft và Google Hangouts để trở thành ứng dụng làm việc tại nhà tốt nhất cho hàng chục triệu người làm việc từ xa, đặc biệt khi đại dịch Covid-19 lan rộng trên mọi ngõ ngách trên toàn cầu.

Có điều là câu chuyện về sự nổi tiếng thần tốc của Zoom hiện đang bị ảnh hưởng khi ứng dụng này phải đối mặt với hàng loạt bê bối liên quan đến lỗi bảo mật và quyền riêng tư...

Mức tăng trưởng khủng khiếp

Zoom là một phần mềm họp trực tuyến ảo, người dùng có thể tham gia các cuộc họp trực tuyến chỉ bằng một đường link hoặc số ID mà không cần mật khẩu mặc định và cho phép tối đa 100 người tham gia cuộc họp.

Zoom được phát triển vào năm 2011 bởi Giám đốc điều hành vốn sinh ra ở Sơn Đông (Trung Quốc) Eric Yuan và có trụ sở tại San Jose, Mỹ. Theo CNBC, trong suốt năm 2019 (năm Zoom lên sàn Nasdaq), ứng dụng này chỉ tăng thêm được 1,99 triệu người dùng. Trong tháng 2, Zoom tăng thêm được 2,22 triệu người dùng, đưa tổng số người dùng Zoom lên mức khoảng 10 triệu.

Chỉ trong tháng 3 với nhu cầu sử dụng ứng dụng hội họp và học tập trực tuyến để giãn cách xã hội phòng tránh dịch bệnh Covid-19, Zoom đã cán mức 200 triệu người dùng trong một ngày. Theo công ty bảo mật Dark Cubed (Mỹ), đây là mức tăng trưởng “điên rồ” mà kể cả các ông lớn công nghệ Facebook, Google phải ghen tị.

Ngay trong lúc Zoom đang “lên đỉnh” thần tốc như vậy, chỉ riêng trong môi trường giáo dục, Zoom đã được trên 90.000 trường học tại 20 quốc gia và vùng lãnh thổ sử dụng. Ngoài ra, ứng dụng này còn là giải pháp cho hàng chục ngàn doanh nghiệp, các nhà thờ, khu phố, gia đình và trong các sự kiện như lễ cưới, sinh nhật…

Những bê bối bất ngờ

Có được những bước phát triển đáng gờm, nhưng Zoom lại vướng vào những chỉ trích vì hàng loạt vấn đề về quyền riêng tư, như gửi dữ liệu người dùng trái phép cho Facebook, quảng cáo sai về tính năng mã hóa đầu cuối và cho phép chủ phòng họp ảo theo dõi người tham dự. Các lỗ hổng bảo mật trong phần mềm Zoom có thể cho phép tin tặc nghe lén các cuộc họp hoặc thậm chí truy cập các tập tin.

Tuần vừa rồi, văn phòng FBI tại Boston đã đưa ra cảnh báo rằng người dùng không nên tổ chức các cuộc họp mà không để mật khẩu hoặc chia sẻ link về cuộc họp rộng rãi. Cảnh báo được đưa ra sau khi FBI nhận được báo cáo rằng một số người đang tìm cách “đột nhập” vào các cuộc họp trực tuyến để làm những điều không tốt, như đăng bình luận phân biệt chủng tộc hoặc quấy rối tình dục – người ta gọi hiện tượng này là Zoombombing.

Một nhóm nghiên cứu mang tên Citizen Lab thuộc Đại học Toronto (Canada) cũng đã đưa ra bằng chứng một số cuộc gọi video thông qua Zoom bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc lại bị Zoom chuyển dữ liệu về quốc gia này. Nhóm nghiên cứu này cũng lo lắng khi một ứng dụng chủ yếu phục vụ khách hàng ở Bắc Mỹ đôi khi phân phối khóa mã hóa thông qua các máy chủ ở Trung Quốc.

be boi bao mat cua zoom va van de chung cua gioi cong nghe
Nhà sáng lập và CEO của Zoom Eric Yuan. (Nguồn: Reuters)

Ông Eric Yuan sau đó cũng đã thừa nhận Zoom đã “định tuyến” nhầm các cuộc gọi sang Trung Quốc.

"Trong nỗ lực khẩn cấp nhằm giúp người dùng thế giới kết nối với nhau trong đại dịch, chúng tôi đã triển khai bổ sung máy chủ mới tại Trung Quốc. Tuy nhiên, chúng tôi đã thất bại trong việc phân chia hàng rào địa lý rõ ràng, khiến một số cuộc họp nhất định lại kết nối với các hệ thống ở Trung Quốc", Ông Yuan cho biết.

Rất nhiều cơ quan và công ty trên thế giới đã lên tiếng 'bài trừ' Zoom, trong đó có Sở Giáo dục New York (Mỹ), Công ty Space X của tỉ phú công nghệ Elon Musk và mới nhất là Đài Loan (Trung Quốc) đã ra lệnh cấm sử dụng Zoom trong các cuộc họp của cơ quan chính quyền vì lo ngại an ninh, bảo mật.

Tuy nhiên, các trung tâm dữ liệu của Zoom ở Trung Quốc sẽ không được sử dụng để định tuyến những cuộc gọi video của người dùng nếu họ không ở nước này. Điều này liên quan đến quyền riêng tư: Trung Quốc không thực thi các điều luật bảo vệ dữ liệu nghiêm ngặt, thậm chí có thể yêu cầu Zoom giải mã nội dung các cuộc gọi được mã hóa.

Sau khi nghe thông tin phản hồi, ông Yuan đã gửi lời xin lỗi đến người dùng và thừa nhận đã không đánh giá đầy đủ tính bảo mật và quyền riêng tư cho ứng dụng họp trực tuyến của mình. Ông cũng nói rằng, công ty của mình bị “choáng ngợp” trước sự tăng trưởng người dùng một cách chóng mặt.

Theo thống kê, Zoom có khoảng 700 nhân viên tại Trung Quốc. Việc Zoom có liên kết liên quan tới Trung Quốc lại làm dấy lên nhiều nghi ngờ, nhất là khi cuộc chiến công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa “hạ nhiệt”.

Ngày 2/4, trong một tuyên bố Zoom đã thừa nhận rằng các cuộc họp nhất định của người dùng không phải từ Trung Quốc có thể “được kết nối với các hệ thống ở Trung Quốc, nơi mà lẽ ra chúng không thể kết nối được”.

be boi bao mat cua zoom va van de chung cua gioi cong nghe
Thủ tướng Anh Boris Johnson cũng dùng Zoom để họp trực tuyến với nội các của mình. (Nguồn: AFP)

Vấn đề chung của xu hướng mới

Câu chuyện của Zoom chỉ là một ví dụ cho thấy những vấn đề an ninh lớn hơn có thể xuất hiện trong thời gian tới, khi xu hướng làm việc từ xa đang ngày càng phát triển mạnh. Theo công ty phần mềm Check Point, rủi ro đối với dữ liệu cá nhân đang được sử dụng vì những mục đích trái phép là điều phổ biến trong các dịch vụ đám mây.

Michael Gazeley, giám đốc quản lý và là người đồng sáng lập Tập đoàn Network Box, thừa nhận “Zoom rất phổ biến" song khuyến cáo các công ty và người dùng phải hết sức cảnh giác trước xu hướng làm việc từ xa hiện nay.

Ông Gazeley đề xuất rằng các công ty không cần chuyển đổi hoàn toàn sang làm việc từ xa nên thiết lập trước các mạng lưới ảo riêng và các hệ thống ngăn chặn và phát hiện xâm nhập nếu họ có thể.

Để cứu lấy mình, một số cá nhân, tổ chức đã sử dụng các biện pháp khác nhau để ngăn chặn việc bị đánh cắp thông tin.

Trong thông báo ngày 5/4, Danielle Filson, phát ngôn viên của Sở Giáo dục New York nói: "Các trường có thể sử dụng phần mềm học từ xa khác để đảm bảo lợi ích tốt nhất cho học sinh và giáo viên".

Ông cũng khuyến khích các trường sử dụng Microsoft Teams vì phần mềm này có tính năng tương tự và bảo mật tốt hơn Zoom.

Chính quyền vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) gần đây cũng khuyến cáo, các công sở không nên chuyển sang sử dụng các nền tảng họp trực tuyến khác không có vấn đề về bảo mật như Zoom mà chuyển sang sử dụng những ứng dụng trong nước, hoặc các ứng dụng như Google Duo hoặc Skype của Microsoft.

Tuy rằng vướng phải những bê bối như vậy, không thể phủ nhận rằng Zoom thực sự là một câu chuyện "cổ tích" trong giới công nghệ. Thế nhưng, câu chuyện thần tiên này liệu có cái kết đẹp và đầy màu hồng hay không thì vẫn đang còn bỏ ngỏ...

be boi bao mat cua zoom va van de chung cua gioi cong nghe Dịch Covid-19 ở Trung Quốc: Hơn 2/3 số ca nhiễm mới không có triệu chứng bệnh

TGVN. Thống kê vừa được Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) công bố cho thấy, hơn hai phần ba số ca nhiễm ...

be boi bao mat cua zoom va van de chung cua gioi cong nghe 10 phát hiện mới nhất về các triệu chứng mắc Covid-19

TGVN. Để hiểu rõ hơn về bệnh viêm đường hô hấp Covid-19 nguy hiểm và bí ẩn, cũng như các triệu chứng rõ ràng nhất ...

be boi bao mat cua zoom va van de chung cua gioi cong nghe Các sản phẩm công nghệ thời đại dịch Covid-19

TGVN. Đại dịch Covid-19 bùng phát, nhiều công ty tung ra các sản phẩm hỗ trợ chống lại virus corona. Tuy nhiên, tính hiệu quả của ...

Quang Hải (theo SCMP, Business Insider)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tình hình Lebanon: Beirut tố Israel gửi 'thông điệp đẫm máu' từ chối hòa giải, Mỹ dọa rút khỏi đàm phán ngừng bắn

Tình hình Lebanon: Beirut tố Israel gửi 'thông điệp đẫm máu' từ chối hòa giải, Mỹ dọa rút khỏi đàm phán ngừng bắn

Ngày 24/11, Thủ tướng lâm thời của Lebanon Najib Mikati cáo buộc rằng, Israel từ chối giải pháp chính trị cho xung đột với lực lượng Hezbollah.
Tôn vinh giá trị trường tồn của âm nhạc cổ điển

Tôn vinh giá trị trường tồn của âm nhạc cổ điển

Nhằm gắn kết và thúc đẩy giao lưu văn hóa, Hội Nhạc cổ điển Việt Nam sẽ tổ chức hai đêm hoà nhạc giao hưởng vào ngày 8 và 9/12, ...
Báo Thế giới và Việt Nam - 'Sợi dây' kết nối tôi với dải đất xinh đẹp hình chữ S

Báo Thế giới và Việt Nam - 'Sợi dây' kết nối tôi với dải đất xinh đẹp hình chữ S

Báo Thế giới và Việt Nam đã và đang có giá trị đặc biệt đối với tôi...
Khủng hoảng năng lượng châu Âu: Tình hình đặc biệt lo ngại, dự trữ khí đốt đang cạn kiệt nhanh chóng

Khủng hoảng năng lượng châu Âu: Tình hình đặc biệt lo ngại, dự trữ khí đốt đang cạn kiệt nhanh chóng

Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng mới khi nguồn dự trữ khí đốt cạn kiệt nhanh chóng cùng với nguy cơ gián đoạn nguồn cung từ ...
Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ngày 25/11, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp xem xét, cho ý kiến về một số nội dung như sau:
Thủ tướng Malaysia công du Hàn Quốc: Cùng xây dựng quan hệ Đối tác chiến lược, hợp tác quốc phòng là biểu tượng của lòng tin

Thủ tướng Malaysia công du Hàn Quốc: Cùng xây dựng quan hệ Đối tác chiến lược, hợp tác quốc phòng là biểu tượng của lòng tin

Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim đang có chuyến công du tới Hàn Quốc từ ngày 24-26/11, theo lời mời của Tổng thống nước chủ nhà Yoon Suk Yeol.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Phiên bản di động