Belarus khẳng định sẵn sàng góp phần vào công cuộc hòa giải giữa Nga-Ukraine vì bình yên của quốc gia và khu vực. Ảnh minh họa. (Nguồn: TASS) |
Theo Thứ trưởng Ambrazevich, với tiềm lực sẵn có, Belarus sẽ “phát huy vai trò nếu cần”.
Tin liên quan |
Nga khẳng định chưa bao giờ kiềm chế NATO, nói con đường ngoại giao giữa Moscow và Kiev ‘mong manh’ |
Ông Ambrazevich khẳng định: “Chúng tôi không bao giờ tự yêu cầu vai trò trung gian... Chúng tôi sẵn sàng cung cấp tất cả những gì chúng tôi có, chia sẻ những gì chúng tôi có với bất kỳ ai cần đến nó. Và đảm bảo sẽ có kết quả”.
Ông cũng cho hay, nếu tình hình có tiến triển, Belarus sẽ là “bên đầu tiên” tham gia vào nỗ lực tìm lại hòa bình cho khu vực.
Theo nhà ngoại giao này, Minsk muốn tham gia các cuộc đàm phán hòa bình này trước hết là vì để đảm bảo an ninh quốc gia.
“Ưu tiên chính là bầu trời của chúng tôi được yên bình. Nhiệm vụ chính của chúng tôi là để lãnh thổ của mình không bao giờ phải hứng chịu bom đạn. Và để người dân của chúng tôi có thể phát triển đầy đủ”, ông Ambrazevich cho biết thêm.
Trước đó, ngày 2/7, Bộ trưởng Nội vụ Ba Lan Mariusz Kaminski thông báo, nước này sẽ tăng cường thêm 500 cảnh sát cho lực lượng bảo vệ biên giới với Minsk, do lo ngại vấn đề di cư và sự hiện diện của lực lượng Wagner tại Belarus.
Bộ trưởng Kaminski đã nêu rõ: “Do tình hình căng thẳng ở biên giới với Belarus, tôi quyết định tăng cường lực lượng thêm một nhóm 500 cảnh sát từ các đơn vị thực thi pháp luật và chống khủng bố. Họ sẽ tham gia cùng 5.000 lính biên phòng và 2.000 binh sỹ bảo vệ an ninh biên giới”.
Trong nhiều năm qua, Ba Lan vẫn cáo buộc chính quyền của Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko tiến hành các hoạt động chống lại Ba Lan và các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) khác.
Di cư được cho là một phần của nỗ lực đó, do Belarus cho phép người dân từ các khu vực khủng hoảng ở Trung Đông và châu Phi vào lãnh thổ, sau đó đưa họ đến biên giới các nước EU, trong đó có Ba Lan.
Theo bà Anna Michalska, người phát ngôn lực lượng biên phòng Ba Lan, lực lượng tuần tra của nước này ở biên giới với Belarus đã phải đối mặt với tình trạng gia tăng lượng người di cư trong hai tháng qua, cùng với các hành vi tấn công vào các đội tuần tra.
Bà Michalska cũng khẳng định, chỉ trong tháng 6 vừa qua, đã có tới 13 phương tiện tuần tra của Ba Lan bị hư hỏng do các vụ tấn công của người di cư tại khu vực biên giới với Belarus.
Trong khi đó, ông Stanislaw Zaryn, đại diện chính phủ Ba Lan về an ninh mạng nhận định, việc tăng cường cảnh sát tới khu vực biên giới cũng là một phản ứng của Warsaw đối với việc lực lượng Wagner di chuyển từ Nga sang Belarus.
Theo ông Zaryn, Ba Lan cho rằng Wagner “không đến Belarus để hồi phục mà để thực hiện một nhiệm vụ, trong đó có thể nhằm chống lại Ba Lan, hoặc Ukraine hay thậm chí là cả Lithuania”.
| Căng thẳng Ba Lan-Belarus bị đẩy lên, Warsaw muốn đóng biên giới đối với xe chở hàng Nga và Belarus Ngày 26/5, Bộ Nội vụ Ba Lan công bố dự thảo quy định đóng cửa biên giới miền Đông đất nước đối với các phương ... |
| Một đồng minh thân cận của Nga khởi động diễn tập quân sự Ngày 21/6, Belarus cho biết, các lực lượng vũ trang nước này đã bắt đầu tiến hành “cuộc diễn tập huy động” thường niên kéo ... |
| NATO nhận định tình hình liên quan việc lực lượng Wagner sang Belarus Ngày 27/6, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cho biết, liên minh đã chuẩn bị để tự ... |
| Lo ngại sự hiện diện của Wagner tại Belarus, Ba Lan yêu cầu EU giúp tăng cường an ninh biên giới Ngày 29/6, Thứ trưởng Ngoại giao Ba Lan Pawel Jablonski khẳng định, Warsaw mong muốn nhận sự giúp đỡ của Liên minh châu Âu (EU) ... |
| Nga khẳng định việc triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus không vi phạm Hiệp ước NPT, cáo buộc Mỹ có tham vọng riêng Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov ngày 1/7 tuyên bố việc triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga trên lãnh thổ ... |