Ngoại trưởng Belarus Vladimir Makei cho rằng cơ chế hoạt động chống khủng bố là cần thiết nhằm đáp trả trong trường hợp các nước lân cận có hành động khiêu khích. (Nguồn: Sputnik) |
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Izvestia (Nga) ngày 14/10, ông Makei cho biết cơ chế hoạt động chống khủng bố đã được ban hành ở nước này, mở rộng quyền hạn của các lực lượng vũ trang và cơ quan an ninh Belarus để sẵn sàng đáp trả hành động khiêu khích từ các nước láng giềng.
Trước đó, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko thông báo Ba Lan, Litva, Ukraine đã bắt đầu huấn luyện binh sĩ, bao gồm cả những phần tử cực đoan Belarus, để “phá hoại, tấn công khủng bố và tổ chức nổi dậy quân sự” nhằm vào Minsk.
Từ ngày 10/10, Tổng thống Lukashenko đã ra lệnh tiến hành các biện pháp chống khủng bố, cũng như yêu cầu lực lượng an ninh xây dựng và đưa ra giải pháp để kiểm soát tình hình quân sự-chính trị.
Theo Ngoại trưởng Makei, các quốc gia lân cận có thể đang “lên kế hoạch khiêu khích liên quan đến việc chiếm giữ một số khu vực của Belarus”. Do đó, cơ chế hoạt động chống khủng bố là biện pháp cần thiết để đảm bảo an ninh cho người dân và đất nước.
Ông khẳng định lực lượng vũ trang cùng với các cơ quan thực thi pháp luật lẫn cơ quan an ninh của Minsk đều sẵn sàng đáp trả trong trường hợp các nước láng giềng có những hành động khiêu khích.
Hiện cả Bộ Ngoại giao Belarus và văn phòng Tổng thống Lukashenko vẫn chưa bình luận về thông tin trên.
Cùng ngày, cũng trong cuộc phỏng vấn với tờ Izvestia của Nga, ông Makei tuyên bố Belarus sẽ có “những bước đi cứng rắn hơn” nếu các quốc gia lân cận sử dụng vũ khí hạt nhân.
Trả lời câu hỏi về việc triển khai vũ khí hạt nhân nếu đưa ra biện pháp cứng rắn hơn, Ngoại trưởng nước này cho biết: “Ngày nay, không ai có thể loại trừ bất cứ điều gì. Tôi tin rằng các nhà lãnh đạo Belarus cũng đã bàn về những phương án này".
Theo ông Makei, các bên cần giải quyết xung đột trên tinh thần đối thoại và có những kênh liên lạc cần thiết. Tuy nhiên, “không ai lắng nghe những ý kiến này”. Ngoại trưởng Belarus cho rằng giới cầm quyền chính trị các nước láng giềng hiện không sẵn sàng để phát triển quan hệ bình thường với Minsk.
Trước đó, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda đã khẳng định việc triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan là một chủ đề mở. Ông để ngỏ khả năng Warsaw tham gia chương trình chia sẻ hạt nhân - chương trình cho phép các quốc gia thành viên NATO ở châu Âu triển khai và lưu trữ vũ khí hạt nhân của Mỹ.
Về phần mình, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko tuyên bố Minsk sẽ cùng Moscow trao đổi về biện pháp đáp trả mối đe dọa vũ khí hạt nhân ở Ba Lan.
| Vụ nổ cầu ở Crimea: Nga khẳng định sẽ đáp trả, Belarus lo tình trạng tương tự ở biên giới Moscow khẳng định Kiev đứng sau vụ nổ cầu ở Crimea và sẽ đáp trả thích đáng, trong khi Belarus quan ngại về tình trạng ... |
| Belarus nghi ngờ Ukraine lên kế hoạch tấn công Minsk, Kiev nói lý do ‘không thực tế’ Tối 8/10, Bộ Ngoại giao Belarus đã triệu tập Đại sứ Ukraine Ihor Kyzym về thông tin cho rằng Kiev đang lên kế hoạch tấn ... |
| Lo bị đe dọa hạt nhân từ Ba Lan, Belarus cùng Nga cân nhắc biện pháp đáp trả Ngày 7/10, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko tuyên bố, nước này và Nga đang cân nhắc biện pháp đáp trả mối đe doạ vũ khí ... |
| Ba Lan xây dựng xong hàng rào biên giới với Belarus Ngày 1/10, hãng thông tấn PAP dẫn lời một quan chức chính phủ cấp cao của Ba Lan thông báo nước này đã hoàn thành ... |
| Trung Quốc-Belarus nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện Trong cuộc gặp bên lề Thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), lãnh đạo Trung Quốc-Belarus đã nhất trí nâng cấp quan hệ ... |