Bí ẩn ở sa mạc Qatar

HOÀNG TRUNG HIẾU
Trên một vùng hoang vắng và lộng gió của bờ biển Đông Bắc Qatar, giữa những cồn cát của sa mạc cằn cỗi, là Al Jassasiya, nơi có các khối đá được chạm khắc những biểu tượng bí ẩn cổ xưa mà khoa học chưa lý giải được.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bí ẩn ở sa mạc Qatar
Bí ẩn ở sa mạc Qatar: Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy tổng cộng khoảng 900 tác phẩm chạm khắc trên đá tại Al Jassasiya. (Nguồn: CNN)

Nghệ thuật độc đáo

Ở đây, nhiều thế kỷ trước, con người đã chạm khắc trên các phiến đá vôi các biểu tượng, họa tiết và đồ vật mà họ quan sát được trong cuộc sống.

Đến nay, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy tổng cộng khoảng 900 tác phẩm chạm khắc trên đá tại Al Jassasiya. Đó là các dấu hiệu bí ẩn được sắp xếp theo nhiều mẫu khác nhau, bao gồm các đường kẻ và hoa thị, nhưng cũng là những hình ảnh những con tàu buồm cùng với các biểu tượng khác.

Ông Ferhan Sakal, trưởng bộ phận khai quật của Bảo tàng Qatar, khẳng định: “Nghệ thuật chạm khắc ở Al Jassasiya rất độc đáo và không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác. Những tác phẩm chạm khắc này thể hiện sự sáng tạo và kỹ năng quan sát cao của các nghệ nhân”.

Có khoảng 12 địa điểm khắc đá đáng chú ý ở Qatar, nằm hầu hết dọc theo bờ biển. Al Jassasiya, cách thủ đô của Qatar khoảng một giờ về phía Bắc, được phát hiện vào năm 1957.

Sau đó, vào cuối năm 1973 và đầu năm 1974, một nhóm nghiên cứu người Đan Mạch do nhà khảo cổ học Holger Kapel và con trai ông là Hans Kapel dẫn đầu đã đến đây và thực hiện một nghiên cứu trong đó họ lập danh mục chi tiết toàn bộ địa điểm bằng hình ảnh và bản vẽ.

Trong số tất cả các hình vẽ và bố cục đơn lẻ được ghi lại, hơn một phần ba bao gồm các lỗ được người cổ đại đục lõm xuống đá, trông tựa như lòng cốc chén, có hình dạng và kích thước khác nhau. Nổi bật nhất là một cấu trúc gồm hai hàng song song, mỗi hàng có bảy lỗ, khiến một số người đặt giả thiết rằng, những lỗ này được sử dụng để chơi mancala, một trò chơi bàn cờ phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới từ thời cổ đại.

Một số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng, những “chiếc cốc” này được sử dụng để bói toán, hoặc để phân loại và lưu trữ ngọc trai, hoặc có thể là các hệ thống để tính toán thời gian và thủy triều.

Những giả thuyết

Vậy, chúng thực sự để làm gì và ý nghĩa của chúng là gì? Ông Sakal, người không ủng hộ “giả thuyết bàn cờ” nói: “Theo tôi, chúng có thể có một ý nghĩa và chức năng nghi lễ, rất lâu đời nên không thể giải thích được về mặt dân tộc học”.

Trong khi các chuyên gia không thể nói chắc chắn các bức tranh khắc đá ở Al Jassasiya được tạo ra khi nào và do ai tạo ra, tất cả họ đều đồng ý rằng, những bức chạm khắc hấp dẫn nhất và bất thường nhất tại địa điểm này là hình ảnh những con thuyền. Những sáng tạo này cung cấp thông tin quan trọng về các loại tàu được sử dụng trong ngành công nghiệp đánh bắt cá, là trụ cột của nền kinh tế Qatar trong nhiều thế kỷ.

Hầu hết những chiếc thuyền nhìn từ trên cao thường có hình cá với đuôi nhọn và hàng mái chèo, được chạm khắc bằng công cụ kim loại nhọn.

Hành trình sang thế giới bên kia

Hai chuyên gia Frances Gillespie và Faisal Abdulla Al-Naimi cho rằng, những chiếc thuyền xưa kia từng được thả neo gần bờ, mái chèo được để nguyên để các thợ lặn mò ngọc trai bám vào và nghỉ ngơi mỗi khi họ nổi lên.

Gillespie và Al-Naimi lưu ý: “Tàu thuyền đóng một vai trò quan trọng trong tín ngưỡng của các dân tộc cổ đại, những người coi chúng như một phương tiện biểu tượng để đi từ thế giới này sang thế giới bên kia”.

Cả người Babylon và người Ai Cập cổ đại đều tin rằng người chết sang thế giới bên kia trên một con tàu. Thần thoại Hy Lạp nói về người lái đò Charon chở linh hồn người chết qua sông Styx đến thế giới âm phủ. Có thể là hình khắc trên tàu cổ nhất là dư âm của một ký ức dân gian xa xôi về thời tiền sử”.

Không khí lạnh bao phủ, sa mạc Sahara chìm trong tuyết trắng mùa Đông

Không khí lạnh bao phủ, sa mạc Sahara chìm trong tuyết trắng mùa Đông

Hiện tượng tuyết rơi bất thường được đánh giá hiếm gặp vừa xảy ra tại Sahara - sa mạc lớn nhất thế giới, nơi có ...

Ấn Độ: Bí ấn khoa học, hồi phục kỳ diệu sau khi tiêm vaccine Covid-19

Ấn Độ: Bí ấn khoa học, hồi phục kỳ diệu sau khi tiêm vaccine Covid-19

Bị liệt và không nói được do một tai nạn cách đây 5 năm nhưng ông Dularchand Munda cho biết, vừa khỏi bệnh ngay sau ...

(tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

Tết Nguyên đán 2022

Đọc thêm

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Kiều bào tại Pháp xuống đường ủng hộ vụ kiện của bà Trần Tố Nga

Kiều bào tại Pháp xuống đường ủng hộ vụ kiện của bà Trần Tố Nga

Khoảng hơn 200 bạn bè Pháp và bà con kiều bào đã tập hợp cùng các tổ chức hội đoàn bày tỏ sự ủng hộ với bà Trần Tố Nga ...
Bảo Anh khoe khoảnh khắc chơi đùa cùng con gái hồi một tháng tuổi

Bảo Anh khoe khoảnh khắc chơi đùa cùng con gái hồi một tháng tuổi

Ca sĩ Bảo Anh khoe khoảnh khắc cưng nựng, chơi đùa bên con gái Misumi hơn một năm trước.
Tiết kiệm 'bộn tiền', Ấn Độ không ngừng mua mặt hàng này từ Nga

Tiết kiệm 'bộn tiền', Ấn Độ không ngừng mua mặt hàng này từ Nga

Trong tháng 4/2024, Ấn Độ đã nhập khẩu nhiều dầu của Nga, song lại giảm nhập khẩu từ Iraq và Saudi Arabia.
Triển khai hệ thống thị thực điện tử mới, Cuba kỳ vọng hút khách du lịch quốc tế

Triển khai hệ thống thị thực điện tử mới, Cuba kỳ vọng hút khách du lịch quốc tế

Từ tháng 5, Cuba triển khai hệ thống thị thực điện tử mới dành cho du lịch nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách quốc tế.
Phần Lan, Estonia cáo buộc Nga gây nhiễu GPS khu vực Baltic, động cơ của Moscow là gì?

Phần Lan, Estonia cáo buộc Nga gây nhiễu GPS khu vực Baltic, động cơ của Moscow là gì?

Nga được cho là đã gây nhiễu hệ thống GPS tại khu vực Baltic nhằm bảo vệ cơ sở hạ tầng trọng yếu trong xung đột với Ukraine.
Những ngày văn học châu Âu 2024 tại Việt Nam sẽ tập trung vào chủ đề giới

Những ngày văn học châu Âu 2024 tại Việt Nam sẽ tập trung vào chủ đề giới

Những ngày văn học châu Âu sẽ quay trở lại với chuỗi hoạt động đa dạng từ sự kiện thảo luận, workshop, triển lãm sẽ tập trung vào văn học giới.
Ra mắt sách 'Tiểu thuyết Việt Nam 1925-1945: Khai sinh và tiến trình' của GS. Bùi Xuân Bào

Ra mắt sách 'Tiểu thuyết Việt Nam 1925-1945: Khai sinh và tiến trình' của GS. Bùi Xuân Bào

Viện Pháp tại Hà Nội sẽ tổ chức tọa đàm ra mắt sách 'Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại 1925-1945: Khai sinh và tiến trình' của GS. Bùi Xuân Bào.
Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 5]

Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 5]

Mặc dù có một lịch sử ngắn hơn so với các quốc gia ở lục địa già, Mỹ vẫn có những nhà văn xuất sắc đã được phản ánh trong 200 năm qua.
Ra mắt truyện ký đặc sắc về Tổng Bí thư Trần Phú

Ra mắt truyện ký đặc sắc về Tổng Bí thư Trần Phú

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu truyện kí đặc sắc 'Trần Phú' của tác giả Sơn Tùng.
Hành trình từ chí sĩ cách mạng đến học giả uyên bác của Giáo sư Đào Duy Anh

Hành trình từ chí sĩ cách mạng đến học giả uyên bác của Giáo sư Đào Duy Anh

Giáo sư Đào Duy Anh là một học giả uyên bác với vốn tri thức bách khoa sâu rộng và là một người thầy của những thế hệ sử gia đầu tiên được đào tạo ...
Sôi nổi các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4

Sôi nổi các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - năm 2024 đã diễn ra sôi nổi ở nhiều địa phương trong cả nước.
Chùa Địa Tạng Phi Lai: Một góc thanh tịnh, an yên ở Hà Nam

Chùa Địa Tạng Phi Lai: Một góc thanh tịnh, an yên ở Hà Nam

Với cảnh quan tuyệt đẹp nằm cạnh đồi thông thơ mộng cùng không gian thanh tịnh, chùa Địa Tạng Phi Lai ở Hà Nam là điểm đến yêu thích của du khách.
Chuyện về người đầu tiên dịch ‘Nhật ký trong tù’ của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra tiếng Pháp

Chuyện về người đầu tiên dịch ‘Nhật ký trong tù’ của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra tiếng Pháp

Từng làm việc tại Tòa Thượng thẩm Paris, là Đảng viên Đảng cộng sản Pháp, nhưng trọn cuộc đời luật sư Phan Nhuận cống hiến cho Tổ quốc Việt Nam.
Một ngày hoạt động đầy năng lượng của Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tại Ninh Bình

Một ngày hoạt động đầy năng lượng của Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tại Ninh Bình

Trong chuyến thăm Việt Nam từ ngày 24-27/4, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO Simona-Mirela Miculescu dành trọn một ngày tham gia nhiều hoạt động ở Ninh Bình.
Hải Phòng chào đón du khách về với miền di sản

Hải Phòng chào đón du khách về với miền di sản

Lễ hội Hoa phượng đỏ với chủ đề: “Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản” sẽ diễn ra vào ngày 11/5, hứa hẹn mang đến chuỗi sự kiện hấp dẫn.
Mong muốn UNESCO tiếp tục đồng hành với Hà Nội trong việc bảo tồn di sản của thành phố

Mong muốn UNESCO tiếp tục đồng hành với Hà Nội trong việc bảo tồn di sản của thành phố

Ngày 24/4, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh tiếp Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO lần thứ 42 Simona-Mirela Miculescu.
Italy: Thành phố Rome tưng bừng lễ hội mừng ‘sinh nhật’ 2.777 tuổi

Italy: Thành phố Rome tưng bừng lễ hội mừng ‘sinh nhật’ 2.777 tuổi

Rome là một trong những thành phố văn hóa lịch sử nổi tiếng thế giới, trở thành thủ đô của Italy vào năm 1871.
Phiên bản di động