Bí ẩn Voyager 1 đang làm NASA bối rối

TRUNG HIẾU
Tàu thăm dò vũ trụ Voyager 1 vẫn đang thám hiểm không gian giữa các vì sao suốt 45 năm sau khi được phóng vào vũ trụ. Nhưng con tàu hiện đang gửi về những dữ liệu kỳ lạ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tàu thăm dò vũ trụ Voyager 1 của NASA. (Nguồn: NASA)
Tàu thăm dò vũ trụ Voyager 1 của NASA. (Nguồn: NASA)

Tàu thăm dò Voyager 1 được Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) phóng lên vũ trụ vào ngày 5/9/1977 để khám phá các hành tinh bên ngoài hệ Mặt trời.

Con tàu đã bay ngang qua sao Mộc vào năm 1979 và sao Thổ vào năm 1980, trước khi vượt ra khỏi rìa của hệ Mặt trời (biên giới của hệ Mặt trời với không gian giữa các vì sao) vào tháng 8/2012 để tiếp tục hành trình bay vào không gian vũ trụ xa xăm.

Tàu Voyager 1 hiện cách Trái đất 23,3 tỷ km, trở thành vật thể xa nhất do loài người tạo ra.

Con tàu được dự kiến sẽ hoạt động trong thời gian năm năm, nhưng đến nay, nó vẫn tiếp tục gửi dữ liệu về Trái đất.

Tuy nhiên, dường như có điều bí ẩn vừa xảy ra gần đây.

NASA cho biết, hôm 18/5, khi tàu Voyager 1 vẫn hoạt động bình thường, các dữ liệu từ hệ thống kiểm soát và kết nối với Trái đất (AACS) của con tàu lại không khớp với chuyển động của tàu.

Voyager 1 có vẻ bối rối về vị trí của nó trong không gian. Đôi khi, tàu bỗng nhiên tự thoát khỏi chế độ an toàn hoặc phát ra âm thanh báo động.

Bất thường liên quan đến hệ thống AACS - thứ giúp con tàu và ăngten của nó hoạt động đúng hướng. AACS đang hoạt động tốt, nhận lệnh trơn tru, nhưng lại gửi về Trái đất mớ tín hiệu “rác”.

Dữ liệu bí ẩn

Các kỹ sư của NASA cho biết, hệ thống AACS của con tàu đang gửi về những dữ liệu được tạo ngẫu nhiên, không “phản ánh những gì đang thực sự xảy ra”.

Do Voyager 1 đã ở quá xa trong vũ trụ, thông điệp của NASA phải mất 20 giờ 33 phút để đến được vị trí hiện tại của con tàu. Một thông điệp khứ hồi giữa NASA và tàu Voyager 1 phải mất đến hai ngày.

NASA khẳng định, đến nay, sự cố hệ thống vẫn chưa gây ra bất cứ điều gì để phải đưa tàu vào “chế độ an toàn”. Trong chế độ an toàn, tàu vũ trụ chỉ thực hiện những hoạt động cần thiết, để các kỹ sư có thể chẩn đoán các sự cố khiến con tàu gặp rủi ro.

Hiện tại, tín hiệu của tàu Voyager 1 vẫn hoạt động mạnh. Nhóm điều khiển đang cố gắng xác định nguyên nhân của những dữ liệu không chính xác này.

“Cho đến khi bản chất của vấn đề được hiểu rõ hơn, nhóm nghiên cứu không thể đoán trước liệu điều này có thể ảnh hưởng đến việc tàu vũ trụ thu thập và truyền dữ liệu khoa học về trong bao lâu”, theo thông cáo của NASA.

Bà Suzanne Dodd, giám đốc Dự án Voyager 1 và 2 tại Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA ở Pasadena, bang California (Mỹ) cho biết: “Bí ẩn này tương đương với một ‘khóa học mới’ cho các nhà khoa học trong giai đoạn hiện nay về sứ mệnh Voyager”.

“Cả hai tàu vũ trụ Voyager 1 và 2 đều đã gần 45 tuổi, vượt xa những gì mà các nhà hoạch định sứ mệnh Voyager dự đoán. Các tàu đang ở trong không gian giữa các vì sao - một môi trường bức xạ cao mà chưa có tàu vũ trụ nào bay vào trước đó. Vì vậy, đây là thách thức lớn đối với nhóm kỹ sư, nhưng nếu có cách giải quyết vấn đề này cho AACS, nhóm của chúng tôi sẽ tìm ra cách đó”, tiến sĩ Suzanne Dodd cho biết.

Nếu nhóm kỹ sư không xác định được nguồn gốc của vấn đề, họ phải tìm cách điều chỉnh và thích ứng với nó, bà Dodd cho biết thêm. Và nếu có thể tìm ra, vấn đề có thể được giải quyết bằng cách thay đổi phần mềm hoặc dựa vào hệ thống phần cứng dự phòng.

Tàu thăm dò Voyager 1 đã dựa vào hệ thống dự phòng để tồn tại từ khi mới được phóng vào vũ trụ. Năm 2017, con tàu đã phải kích hoạt lại các động cơ đẩy được sử dụng lần đầu từ những năm 1970 và chúng vẫn hoạt động sau khi không được sử dụng trong 37 năm.

Các tấm pin năng lượng cũ kỹ của tàu tạo ra rất ít điện năng, vì vậy, các hệ thống phụ và lò sưởi trên tàu đã bị tắt trong nhiều năm để tiết kiệm năng lượng cho các hệ thống quan trọng và thiết bị khoa học có thể tiếp tục hoạt động.

Hiện nay, Voyager 1 và 2 là hai tàu vũ trụ duy nhất của loài người có khả năng thu thập dữ liệu từ không gian giữa các vì sao cách Trái đất 19,5 tỷ km.

Con tàu song sinh

NASA cho biết, con tàu song sinh của Voyager 1 là tàu thăm dò Voyager 2 hiện vẫn đang hoạt động bình thường.

Voyager 2 hoạt động tốt trong không gian giữa các vì sao cách Trái đất 19,5 tỷ km. Để so sánh, sao Hải Vương (hành tinh thuộc hệ Mặt trời và ở xa Trái đất nhất) chỉ cách chúng ta 4,7 tỷ km.

Cả hai tàu thăm dò này đều được phóng vào năm 1977 và đã vượt xa mục đích ban đầu là bay ngang qua các hành tinh trong hệ Mặt trời. Giờ đây, chúng đã trở thành hai con tàu vũ trụ duy nhất của loài người có khả năng thu thập dữ liệu từ không gian giữa các vì sao.

NASA hy vọng sẽ giữ cho các con tàu này hoạt động được đến năm 2025. Dữ liệu gửi về từ các tàu thăm dò giúp các nhà khoa học hiểu thêm về tương tác trong môi trường giữa các vì sao và gió Mặt trời (một dòng của các hạt mang điện phát ra từ Mặt trời).

Bí mật sự diệt vong của loài khủng long

Bí mật sự diệt vong của loài khủng long

Một mảnh nhỏ của tiểu hành tinh va vào Trái Đất cách đây 66 triệu năm dẫn đến sự kết thúc của loài khủng long ...

NASA chuẩn bị những bước cuối cùng cho sứ mệnh một lần nữa đưa người lên Mặt trăng

NASA chuẩn bị những bước cuối cùng cho sứ mệnh một lần nữa đưa người lên Mặt trăng

Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đang tiến hành một thử nghiệm đối với tên lửa hệ thống phóng không gian (SLS) trong ...

(tổng hợp)

Đọc thêm

Làm thẻ căn cước từ ngày 1/7/2024 mất bao nhiêu tiền?

Làm thẻ căn cước từ ngày 1/7/2024 mất bao nhiêu tiền?

Tôi muốn hỏi khi làm thẻ căn cước từ ngày 1/7/2024 thì sẽ mất bao nhiêu tiền? – Độc giả Huyền Trân
NTK Thoa Trần góp phần tôn vinh lịch sử - văn hóa Hùng Vương qua ngôn ngữ thời trang

NTK Thoa Trần góp phần tôn vinh lịch sử - văn hóa Hùng Vương qua ngôn ngữ thời trang

Nằm trong khuôn khổ Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương 2024, NTK Thoa Trần đã góp phần quảng bá di sản văn hóa - lịch sử đất Tổ thông qua ...
Phát hiện nơi ở của thổ dân thời kỷ băng hà cuối cùng trên hoang đảo

Phát hiện nơi ở của thổ dân thời kỷ băng hà cuối cùng trên hoang đảo

Hơn 4.000 hiện vật bằng đá vừa được phát hiện tại một hoang đảo ngoài khơi Australia cho thấy đây từng là nơi sinh sống của thổ dân trong kỷ ...
Cập nhật bảng giá xe Suzuki Raider R150 mới nhất tháng 4/2024

Cập nhật bảng giá xe Suzuki Raider R150 mới nhất tháng 4/2024

Bảng giá xe Suzuki Raider R150 mới nhất tháng 4/2024 tại các đại lý trên cả nước sẽ được cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây.
Kinh tế Trung Quốc quý I/2024 tăng trưởng cao hơn dự báo

Kinh tế Trung Quốc quý I/2024 tăng trưởng cao hơn dự báo

Trong quý I/2024, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc tăng trưởng 5,3% so với cùng kỳ, cao hơn dự báo 4,6% từ các chuyên gia kinh tế.
Nỗ lực quảng bá và phát triển du lịch xứ Trà đến với du khách trong và ngoài nước

Nỗ lực quảng bá và phát triển du lịch xứ Trà đến với du khách trong và ngoài nước

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội nghị xúc tiến quảng bá du lịch trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế ...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Công du New Zealand và Australia, Ngoại trưởng Trung Quốc tạo đà cải thiện quan hệ?

Công du New Zealand và Australia, Ngoại trưởng Trung Quốc tạo đà cải thiện quan hệ?

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đang thực hiện chuyến công du đến New Zealand và Australia để đẩy nhanh tốc độ cải thiện quan hệ giữa hai bên.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động