📞

Bí ẩn vùng đất bị 'trời hành', bị sét đánh 10 lần mỗi ngày, 300 ngày mỗi năm

08:49 | 13/06/2020
TGVN. Đây cũng là vùng đất đặc biệt trên thế giới khi phải hứng chịu 10 tiếng sét đánh mỗi ngày, 300 ngày có sét trong năm.

This browser does not support the video element.

Sách kỷ lục Guiness thế giới đã trao danh hiệu cho hồ Maracaibo ở Venezuela là "Nơi bị sét đánh nhiều nhất thế giới". Vùng đất này bị ví như "trời hành" khi phải hứng chịu 10 tiếng sét đánh mỗi ngày, 300 ngày có sét trong năm.

Bí mật vùng đất bị 'trời hành', bị sét đánh 10 lần mỗi ngày, 300 ngày mỗi năm. (Nguồn: Dantri)

Hồ Maracaibo (tiếng Tây Ban Nha: Lago de Maracaibo) là một vịnh nước lợ lớn ở Venezuela. Với diện tích 13.210 km2, đây là hồ lớn nhất ở Nam Mỹ.

Tại nơi con sông Catatumbo tiếp giáp với hồ Maracaibo, mỗi năm có hơn 260 ngày mưa bão. Bởi vậy không có gì lạ khi hàng ngàn tia sét phóng xuống mỗi đêm khiến bầu trời gần như lúc nào cũng rực sáng. Người dân địa phương khi đi thuyền trong đêm tối còn lợi dụng thứ ánh sáng này để xác định phương hướng.

Đây là nơi bị sét đánh tới 10 tiếng mỗi ngày. (Nguồn: Dantri)

Thời điểm hồ Maracaibo bị "trời phạt" nhiều nhất trong năm vào tháng 10. Đó là lúc hàng loạt các cơn bão mang theo mưa lớn cùng sấm chớp đổ xuống. Có những lúc nơi này chịu tới 28 cú sét trong một phút - đủ nguồn năng lượng thắp sáng cho 100 triệu bóng đèn.

Suốt nhiều thế hệ, người dân địa phương bị choáng ngợp bởi sự "cuồng nộ" của tự nhiên với những cơn bão sét hoành hành khoảng 10 tiếng mỗi đêm, gần 300 đêm trong năm. Ngày nay, ngày càng nhiều khách du lịch gan dạ đổ xô tới nơi để chứng kiến "màn trình diễn" âm thanh và ánh sáng ngoạn mục của trời đất.

Đây là nơi chịu mật độ sét đánh dành đặc. (Nguồn: Dantri)

Rất nhiều chuyên gia cố gắng tìm kiếm lời giải đáp cho hiện tượng đặc biệt này suốt hàng thế kỷ. Trong nhiều thập kỷ trước, các nhà khoa học tin rằng những mỏ uranium ở khu vực hồ là nguyên nhân hút sét, khiến nơi này chịu mật độ sét đánh dày đặc như vậy.

Sau đó, nhóm nghiên cứu cho rằng không khí phía trên hồ Maracaibo tăng độ dẫn điện do khí mêtan bốc lên từ các dầu mỏ bên dưới. Khi khí metan bị ion hóa gặp không khí lạnh hơn từ dãy núi tạo nên sự gặp gỡ giữa hai dòng điện, tạp ra điện tích cực lớn phóng dưới dạng tia sét.

Hiện tượng tự nhiên này còn liên quan tới nhiều câu chuyện thú vị trong lịch sử. (Nguồn: Dantri)

Ngoài ra, địa hình và các kiểu gió độc đáo tại khu vực cũng góp phần tạo nên hiện tượng này.

Hiện tượng tự nhiên này còn liên quan tới nhiều câu chuyện thú vị trong lịch sử, vẫn được kể lại cho người đời sau.

Chuyện kể rằng, nhờ cường độ sét mạnh và chói sáng giúp ngăn chặn những cuộc xâm chiếm trong đêm tối. Năm 1595, những chiếc tàu chiến do thủy thủ người Anh Francis Drake bị lộ diện khi định thực hiện cuộc tấn công lính Tây Ban Nha ở Maracaibo về đêm. Cuộc xâm lược bị cản trở, được ghi lại trong bài thơ sử thi 16 La Dragontea.

(theo Quốc Việt/Dân Trí/Atlasobscura/Great Big Story)