Nhỏ Bình thường Lớn

Bị Ba Lan và bốn nước EU 'xa lánh', ngũ cốc Ukraine chật vật tìm hướng đi, lộ người chơi duy nhất hưởng lợi

Trong bối cảnh Mỹ, Liên hợp quốc (LHQ), Thổ Nhĩ Kỳ đang nỗ lực đàm phán với Nga để khôi phục thỏa thuận ngũ cốc thì nông dân Ba Lan lại lo lắng về việc mặt hàng này của Ukraine tràn ngập thị trường và ảnh hưởng đến sản lượng trong nước.
hu hoạch lúa mì trên cánh đồng gần làng Zghurivka ở vùng Kiev, Ukraine. (Ảnh: Reuters)
Hầu hết ngũ cốc từ Ukraine được xuất khẩu bằng đường bộ và các điểm chính trong quá trình này sẽ là các cảng Baltic, đặc biệt là ở Ba Lan. Hình ảnh thu hoạch lúa mì trên cánh đồng gần làng Zghurivka ở vùng Kiev, Ukraine. (Nguồn: Reuters)

Nông dân Ba Lan lo lắng

Nông dân ở Ba Lan lo lắng rằng, ngũ cốc Ukraine dành cho Trung Đông và châu Phi có thể rò rỉ vào thị trường nội địa.

Ông Wiktor Szmulewicz, Chủ tịch Hội đồng Phòng Nông nghiệp Quốc gia cho biết: “Tình hình ngũ cốc Ukraine tràn vào Ba Lan gây ra những thách thức đáng kể cho nông dân - những người phải cạnh tranh với các sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu từ nước ngoài".

Còn theo ông Jan Bieniasz, Giám đốc điều hành của một hợp tác xã nông dân ở làng Laka, khoảng 80% ngũ cốc xuất khẩu từ Ukraine vào năm 2022 là qua Ba Lan và phần lớn đã "rò rỉ vào thị trường địa phương, khiến giá mặt hàng này giảm".

Tin liên quan
Trở ngại mới cho thỏa thuận ngũ cốc Nga-Ukraine Trở ngại mới cho thỏa thuận ngũ cốc Nga-Ukraine

Ông chia sẻ thêm, ngũ cốc Ukraine ở biên giới rẻ hơn 20% so với ngũ cốc Ba Lan.

Về vấn đề này, chính phủ Ba Lan tuyên bố không tiếp tục nhập khẩu ngũ cốc từ Ukraine sau ngày 15/9, khi lệnh cấm trên toàn Liên minh châu Âu (EU) được dỡ bỏ.

Bốn quốc gia EU khác - Romania, Bulgaria, Slovakia và Hungary - cũng đã yêu cầu EU gia hạn lệnh cấm bán các sản phẩm ngũ cốc của Ukraine trong nước cho đến cuối năm nay.

Ai hưởng lợi?

Ukraine muốn EU tiếp tục mở các hành lang ngũ cốc, cho phép nước này xuất khẩu ngũ cốc qua Ba Lan và các quốc gia thành viên khác, khi tuyến đường Biển Đen bị đóng cửa.

Pháp, Đức và Tây Ban Nha ủng hộ lập trường của Ukraine, nói rằng các hạn chế thương mại làm suy yếu tính toàn vẹn của thị trường nội bộ của EU và những nỗ lực hỗ trợ Ukraine.

Bộ trưởng Nông nghiệp Đức Cem Özdemir nhận định: "Người chơi duy nhất được hưởng lợi từ các hành động của Ba Lan là Nga, khi nước này tìm cách đẩy Ukraine ra khỏi thị trường ngũ cốc toàn cầu. Việc mở rộng lệnh cấm hiện nay có thể làm suy yếu xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine và thúc đẩy mặt hàng này của Moscow".

Vụ thu hoạch ngũ cốc năm nay ở Ukraine được dự báo giảm khoảng 10% so với năm ngoái, xuống còn khoảng 60 triệu tấn. Tuy nhiên, việc Moscow rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc vào tháng trước và các cuộc tấn công tên lửa sau đó vào các kho chứa ngũ cốc đã làm giảm nguồn cung tại Kiev và tăng giá mặt hàng này.

Ông Oleg Pendzin, Giám đốc điều hành của Câu lạc bộ thảo luận kinh tế ở Kiev tin rằng, những sự kiện nói trên sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến giá ngũ cốc của Ukraine.

Ông nói: "Một trong những lý do chính là dân số của đất nước đã giảm vì xung đột với Nga, khiến nhu cầu ngũ cốc trên thị trường nội địa giảm theo. Dân số 40 triệu người của Ukraine có nghĩa là cần khoảng 18 triệu tấn để đất nước này có thể tự túc hoàn toàn về ngũ cốc.

Đến nay, khoảng 8 triệu người đã rời Ukraine, điều đó có nghĩa là lượng tiêu thụ ngũ cốc trong nước đã giảm xuống còn 13-14 triệu tấn".

Lượng ngũ cốc dư thừa của Ukraine được cho là vào khoảng 45 triệu tấn - nhiều hơn tổng sản lượng ngũ cốc hàng năm của Ba Lan. Điều này có nghĩa là Ukraine phải xuất khẩu phần lớn ngũ cốc thu hoạch được mỗi năm. Câu hỏi đặt ra là ở đâu và làm thế nào để đưa ngũ cốc đến tay người tiêu dùng nếu Biển Đen bị chặn và các nước Trung và Đông Âu muốn cấm xuất khẩu?

Lộ trình mới

Tại Hội nghị Thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) diễn ra gần đây, các tuyến đường mới để xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine đã được thảo luận. Hiện tại, hầu hết ngũ cốc từ Kiev được xuất khẩu bằng đường bộ và các điểm chính trong quá trình này sẽ là các cảng Baltic, đặc biệt là ở Ba Lan.

Cao ủy Nông nghiệp EU Janusz Wojciechowski nhận thấy, khối sẵn sàng xuất khẩu gần như toàn bộ sản lượng nông nghiệp của Ukraine thông qua hành lang đoàn kết (tức là bằng đường bộ, đường sắt và đường sông qua lãnh thổ của các nước của khối).

Cũng có khả năng tuyến đường biển mới vận chuyển ngũ cốc của Ukraine sẽ đi qua lãnh hải của Romania và Bulgaria.

Theo hãng tin Bloomberg, Romania đã nâng công suất của cảng Constanta cho việc vận chuyển ngũ cốc của Ukraine qua Biển Đen.

Tuy nhiên, những đề xuất trên có khả thi hay không vẫn còn là câu hỏi còn để ngỏ.

Bộ Ngoại giao Ukraine thông tin, Kiev và Zagreb đã đạt được thỏa thuận về việc xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine qua các cảng của Croatia. Tuyến đường Baltic mới cho ngũ cốc Ukraine có thể xử lý 25 triệu tấn tại các cảng của Lithuania, Latvia và Estonia. Tuy nhiên, việc kích hoạt tuyến đường này đòi hỏi phải có các cơ sở hành chính thích hợp từ phía Ba Lan.

Mỹ nói đã giải quyết những vấn đề của Nga; Ukraine báo tin vui về xuất khẩu ngũ cốc

Mỹ nói đã giải quyết những vấn đề của Nga; Ukraine báo tin vui về xuất khẩu ngũ cốc

Ngày 7/8, trả lời phỏng vấn Đài phát thanh Pháp, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho rằng, ngũ cốc miễn phí mà Nga hứa hẹn ...

Một quốc gia vượt Trung Quốc trong thu hút đầu tư tại trường chứng khoán

Một quốc gia vượt Trung Quốc trong thu hút đầu tư tại trường chứng khoán

Nhật Bản đang vượt Trung Quốc khi hai thị trường chứng khoán lớn nhất châu Á cạnh tranh thu hút vốn đầu tư, khi có ...

Tổng thống Biden tung 'quân bài' hút lá phiếu cử tri, chính phủ Mỹ lo vấn đề khác

Tổng thống Biden tung 'quân bài' hút lá phiếu cử tri, chính phủ Mỹ lo vấn đề khác

Tại Mỹ, giá nhiên liệu tăng cao đang gây áp lực cho Washington, trong bối cảnh Tổng thống Joe Biden sử dụng “quân bài” lạm ...

Truyền thông Mỹ: Doanh nghiệp phương Tây tại Nga dính 'đòn' mạnh

Truyền thông Mỹ: Doanh nghiệp phương Tây tại Nga dính 'đòn' mạnh

Kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, thiệt hại của các doanh nghiệp châu Âu ở nước này ...

Tình hình Ukraine: Nhật Bản không tài trợ vũ khí, nhưng đi ‘nước cờ cao’, Hàn Quốc phá thông lệ

Tình hình Ukraine: Nhật Bản không tài trợ vũ khí, nhưng đi ‘nước cờ cao’, Hàn Quốc phá thông lệ

Không trực tiếp gửi vũ khí cho Kiev, nhưng cả Nhật Bản và Hàn Quốc đều đã có cách hỗ trợ và tái thiết Ukraine ...

(theo DW)