Burj Khalifad được xây trên miệng vực phá sản ở Dubai (Ảnh: AP). |
Tuy nhiên trong buổi lễ khai trương, công trình mang tính lịch sử này đã bất ngờ được đổi tên từ Burj Dubai sang Burj Khalifa để tri ân người đã cứu tiểu vương quốc Dubai khỏi bờ vực phá sản.
Xây trên miệng vực phá sản
Ngày 25/11/2009, đúng một tuần trước ngày Quốc khánh Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất UAE (2/12), Tập đoàn quốc doanh lớn nhất của Chính phủ Dubai (Dubai World) chính thức xin khất trả nợ với các ngân hàng lớn trong khoảng thời gian ít nhất 6 tháng sau.
Số nợ của Dubai World (số liệu tháng 8/2009) là 59 tỷ USD, chiếm phần lớn trong tổng số nợ của Dubai là 80 tỉ USD. Người ta cũng cho rằng, nếu tính hết thì tổng số nợ của Dubai sẽ lên đến hàng trăm tỉ USD?
Ngoài "con nợ" Dubai World phải kể đến những "ông chổm" khác như: HSBC (17 tỷ USD); Srandard Charered (7,8 tỷ USD); Barclay (3,6 tỷ USD); RBC (2,2 tỷ USD); Citigroup (1,9 tỷ USD); BNP Paibas (1,7 tỷ USD); Lloyds Banking group (1,6 tỷ USD).Những con số cho thấy các ngân hàng châu Âu bị ảnh hưởng nặng nề nhất, kế đến là các ngân hàng Trung Đông và châu Á.
Tình hình còn tồi tệ hơn khi ngày 26/11/2009, thị trường chứng khoán Mỹ đóng cửa nghỉ Lễ tạ ơn đồng thời tránh được sự lắng xuống và sụt giảm mạnh khi mở cửa trở lại vào các ngày 26/11 và 30/11. Trong lúc đó, cũng mở cửa trở lại như thị trường chứng khoán Mỹ ngày 30/11, thị trường chứng khoán Dubai và các nước quanh vùng đã chứng kiến sự sụt giảm khủng khiếp. Tại Dubai, mức sụt giảm là 7,9%, tại Abu Dhabi giảm 8,4%, Ai Cập giảm 8,0%. Lĩnh vực bị giảm mạnh nhất chính là bất động sản.
Nếu đem so sánh, số nợ của Dubai có hàng trăm tỷ USD đi chăng nữa thì cũng chưa thấm tháp gì so với số nợ của cuộc khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ, bùng nổ vào mùa thu năm 2008. Nhưng nếu so sánh về dân số (chỉ có 1,5 triệu người) của Tiểu Vương quốc Dubai thì số nợ này là quá lớn, khiến không ít chuyên gia dự đoán về một vụ phá sản cấp quốc gia.
Cuộc khủng hoảng nợ ở Dubai khiến hàng ngàn người mất việc, rất nhiều các dự án hàng tỷ USD, nhất là bất động sản phải trì hoãn hoặc hủy bỏ. Các dự án xây dựng lớn nhất của Dubai thời điểm này phải kể đến Quần đảo nhân tạo hình cây cọ, trên đó có khách sạn Atlantic lớn nhất thế giới; Quần đảo “Thế giới”, trong đó đất đắp trên biển theo hình bản đồ thế giới; Khách sạn “7 sao”; Trung tâm Thương mại Dubai Mall lớn nhất thế giới; Trung tâm Thương mại Emirates Mall lớn thứ ba thế giới, trong đó có khu trượt tuyết nhân tạo duy nhất trên hành tinh và cả Tháp Buj Arab cao nhất thế giới…Các quần đảo cây cọ gồm ba quần đảo Jumairah Palm, Jabel Ali Palm và Deirah Palm được xây dựng bởi Đại công ty Nakheel, thành viên lớn nhất của Tập đoàn vừa đứng ra xin khất nợ là Dubai World. Còn số phận của Tháp Buj Arab cũng chao đảo khi nó hai lần phải tạm dừng thi công. Chính phủ Dubai đã lộ rõ ý đồ biến Dubai thành một trung tâm tài chính, thương mại và du lịch lớn trên thế giới. Tuy nhiên, theo nhiều nhà kinh tế, mục tiêu thu hút 30 triệu khách du lịch trong 10 năm để hoàn vốn có vẻ không khả thi.Từ Burj Dubai đến Burj KhalifaBurj Dubai là tòa nhà nằm trong một dự án bất động sản trị giá 20 tỷ USD do công ty quốc doanh Emaar Properties của Dubai đầu tư. Emaar, chủ đầu tư của Burj Dubai, theo ước tính ban đầu sẽ thu lợi lớn từ tòa nhà trị giá 1,5 tỷ USD này. Để xây dựng Burj Dubai, Emaar đã không bỏ ra toàn bộ vốn mà kêu gọi khách hàng góp vốn từ thời điểm thị trường bất động sản ở Dubai còn ở mức đỉnh. Tuy nhiên cuộc khủng hoảng nợ đã khiến cho khả năng huy động vốn của Emaar rơi vào nguy cơ đổ vỡ. Sau 5 năm, tháp Burj Dubai được hoàn thành và có tên chính thức là Tháp Burj Khalifa (Ảnh: AP). |
Rất may, là nó chỉ có hai lần phải tạm dừng để rồi sau 5 năm xây dựng, tòa nhà cao 828m này đã được khai trương bằng một bữa tiệc bắn pháo hoa và âm nhạc ngoạn mục. Lễ khai trương diễn ra đúng dịp kỷ niệm 4 năm ngày Tiểu vương Mohammed bin Rashid Al Maktoum, người đứng đầu Dubai, chính thức trị vì.Ông Sheikh Mohammed bin Rashid al-Maktoum, người đứng đầu thành phố Dubai, trong ngày khánh thành tháp Burj Dubai cho biết, tòa nhà sẽ có một cái tên mới là Tháp Khalifa, đặt theo tên của Tổng thống Emirates Khalifa Bin Zayed của Tiểu Vương quốc Abu Dhabi. Dubai và Abu Dhabi là hai tiểu vương quốc lớn nhất trong UAE có mối quan hệ khăng khít (dòng họ Al Nadian và dòng họ Al Maktoum đều xuất phát từ một bộ tộc tại Abu Dhabi). Do đó, đã có quy định Tiểu Vương Abu Dhabi (ông Khalifa bin Zayed Al Nadian) giữ chức Tổng thống liên bang còn Tiểu Vương Dubai (hiện là Mohamed bin Rashid Al Maktoum) là Phó Tổng thống kiêm Thủ tướng.Khi Dubai gặp khó, người anh em Abu Dhabi (Tiểu vương quốc có nhiều dầu lửa nhất trong liên bang) đã vào cuộc. Và Chính phủ Emirates đã phải bỏ ra 10 tỷ USD cứu Dubai và cứu sự "sụp đổ" của ngôi nhà cao nhất thế giới này. Những thách thức tài chính cao không kém tòa Tháp
Với chiều cao được khẳng định là 828m, Tháp Khalifa đã bỏ xa tòa nhà từng được coi là cao nhất thế giới trước đây, đó là tháp Taipei 101, cao 319m. Tổng diện tích xây dựng của công trình này lên tới 517.240m2. Tòa nhà cao 168 tầng, có 1.044 căn hộ, 4 bể bơi, một khách sạn, 57 thang máy, 49 tầng được sử dụng làm văn phòng làm việc và có tới 28.261 tấm kính được ốp bên ngoài. Được mệnh danh là "thành phố thẳng đứng", từ đỉnh của Burj Khalifa có thể được nhìn thấy bán kính 95km. Tốc độ gió dưới mặt đất ở Dubai có thể lên tới 50km/h, nhưng tốc độ gió trên tầng thượng của Burj Khalifa ước tính lên tới 150km/h. Dưới chân tòa nhà còn có một đài phun nước cao 274m và được coi đài phun nước đang hoạt động cao nhất trên thế giới hiện nay. Ở thời kỳ cao điểm, trên công trường xây dựng Burj Khalifa có tới 12.000 công nhân làm việc.