Bí mật về viên chỉ huy của Đức Quốc xã thoát trừng phạt, dù gây ra tội ác diệt chủng

Kỳ Duyên
Theo một hồ sơ được tiết lộ mới đây, Franz Josef Huber, một quan chức cấp cao của Đức Quốc xã đã thoát khỏi trừng phạt nhờ có sự bảo hộ của Mỹ, sau đó tiếp tục làm việc cho tình báo Tây Đức.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Là một chỉ huy cấp cao trong lực lượng cảnh sát bí mật của Adolf Hitler, Franz Josef Huber đã từng ra lệnh lưu đày hàng chục nghìn người Do Thái. Tuy nhiên, sau Thế chiến II, Huber được Mỹ và Đức bảo hộ và sau đó tham gia cơ quan tình báo nước ngoài của Tây Đức.

Franz Josef Huber (trái), từng là cảnh sát mật của Đức Quốc xã, sau đó lại trở thành điệp viên của phương Tây. (Nguồn: NY Times)
Franz Josef Huber (trái), từng là cảnh sát mật của Đức Quốc xã, sau đó lại trở thành điệp viên của phương Tây. (Nguồn: NY Times)

Trước khi chiến tranh kết thúc, Huber đã lãnh đạo bộ phận lớn nhất của Lực lượng cảnh sát bí mật (Gestapo), thuộc tổ chức bán quân sự SS do Đức Quốc xã lập ra, trải dài qua Áo và và các quốc gia Đông Âu.

Sau khi Đức Quốc xã chiếm được Vienna, lực lượng của ông đã lập ra các trại thảm sát tập trung cùng với Adolf Eichmann, kẻ chủ mưu chính trong cuộc diệt chủng người Do Thái Holocaust. Eichmann đã bị xử tử vì thông đồng trong việc sát hại hàng triệu người Do Thái.

Ngày 11/4/2021 đánh dấu 60 năm ngày mở phiên tòa xét xử ông Huber ở Jerusalem. Thay vì trốn chạy như nhiều chỉ huy khác của Đức Quốc xã, ông dành những thập kỷ cuối cùng của cuộc đời mình tại Munich, quê nhà của ông cùng với gia đình và bằng chính cái tên của mình.

Hồ sơ tình báo của Mỹ và Đức hé lộ cho thấy cả hai nước đã cố gắng che giấu tội ác của Huber và giúp ông không phải hầu tòa. Đài truyền hình ARD của Đức đã thu thập được những bằng chứng về việc này và đã công bố chúng trong bộ phim tài liệu điều tra “Báo cáo Munich”, đã được trình chiếu vào ngày 6/4 vừa qua.

Huber đã làm việc cho Cơ quan tình báo Đức (BND) trong gần một thập kỷ. Cơ quan này đã tạo cho Huber một hồ sơ lý lịch giả và ghi rằng ông từng làm việc cho một công ty tư nhân.

Tuy nhiên, gần 20 năm sau khi Thế chiến II kết thúc, lãnh đạo của cơ quan này mới ra quyết định không thể tiếp tục làm việc với Huber do lo ngại rằng, khi bí mật về Huber bị bại lộ, điều đó sẽ “phá hỏng hết những nỗ lực của ban lãnh đạo nhằm xây dựng lòng tin với chính phủ liên bang và người dân”.

Bầy tôi trung thành của Đức Quốc xã

Trong những năm 1920 và đầu những năm 1930, với tư cách là một cảnh sát trẻ tài năng ở Munich, Huber đã tham gia giám sát các đảng phái chính trị, bao gồm cả Đức Quốc xã. Sau khi Hitler lên nắm quyền vào năm 1933, Huber trở thành một người đầy tớ trung thành của Đức Quốc xã và không lâu sau, được thăng chức và trở thành một chỉ huy cấp cao của Gestapo, lực lượng cảnh sát mật đáng sợ của Đức Quốc xã.

Theo ông Michael Holzmann, con trai của một người Áo theo Đức Quốc xã, người đã nhiều năm nghiên cứu các hoạt động của Gestapo tại đây, cho biết các chỉ huy của Đức Quốc xã đã đào tạo một lực lượng tinh nhuệ với những sĩ quan cảnh sát đầy kinh nghiệm. “Huber đã nắm bắt cơ hội này và từ một điều tra viên nhỏ bé trở thành chỉ huy khét tiếng nhất của chế độ Gestapo,” ông Holzmann nói.

Franz Josef Huber, đứng giữa hàng đầu, cầm găng tay, chụp ảnh cùng lực lượng Gestapo ở Vienna. (Nguồn: NY Times)
Franz Josef Huber, đứng giữa hàng đầu, cầm găng tay, chụp ảnh cùng lực lượng Gestapo ở Vienna. (Nguồn: NY Times)

Vào tháng 3/1938, sau khi Đức sáp nhập Áo, Huber được phong làm thủ lĩnh lực lượng Gestapo và quản lý các khu vực quan trọng nhất của Áo, trong đó có thủ đô Vienna.

Không lâu sau, lực lượng này đã bắt đầu một cuộc săn lùng ráo riết những người trái quan điểm với Đức Quốc xã ở Áo. Đồng thời, Huber cũng ra lệnh “bắt giữ ngay lập tức những người Do Thái gây rắc rối, đặc biệt có động cơ phạm tội và chuyển họ đến trại tập trung Dachau.”

Huber vẫn giữ chức vụ của mình cho đến khi chiến tranh kết thúc, nhận được nhiều sự tín nhiệm của cấp trên. Trong thời gian đó, 70.000 người Do Thái tại Áo đã bị sát hại, gần 40% dân số người Do Thái ở đây lúc bấy giờ, trong khi tài sản của họ bị Đức Quốc xã cướp bóc.

Trong phiên tòa xét xử, Adolf Eichmann thú nhận có liên quan đến việc trục xuất người Do Thái nhưng từ chối việc liên quan đến tội diệt chủng. Ông nói rằng, "Tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc tuân theo mệnh lệnh mà tôi đã nhận."

Giáo sư Moshe Zimmerman, một nhà sử học và chuyên gia nghiên cứu về Holocaust tại Đại học Hebrew ở Jerusalem cho biết: “Nhưng bằng chứng lịch sử vẽ nên một bức tranh hoàn toàn khác. Eichmann có thể là một nhân vật khét tiếng trong cộng đồng người Do Thái, nhưng người chịu trách nhiệm với nạn diệt chủng người Do Thái, việc cướp bóc tài sản của họ, đưa họ đến các trại tập trung là Huber. ”

Vào giai đoạn cuối của cuộc chiến, Huber được tình báo Mỹ định danh là tội phạm chiến tranh bị truy nã cấp cao. Do đó, Huber đã nỗ lực kết thân với các đặc vụ từ ở Đông Âu, một nước cờ khôn ngoan và đem lại cho ông ta nhiều lợi ích sau này.

Tháng 5/1945, Huber bị quân đội Mỹ bắt giữ.

Mối liên hệ giữa Huber và Mỹ

Không có tài liệu nào chứng minh mối liên hệ của Huber với tình báo quân đội Mỹ trong hai năm ông bị giam giữ. Tuy nhiên, vào tháng 5/1947, mặc dù có nhiều bằng chứng trái ngược nhau, một điều tra viên người Mỹ đã viết rằng Huber là “một sĩ quan cảnh sát công bằng, khách quan, người đã thực hiện nhiệm vụ mà không dựa vào thành kiến ​​đảng phái hoặc thành kiến ​​về chủng tộc và chính trị".

Tài liệu ghi nhận, vị chỉ huy SS "không phải là người tuân theo các hệ tư tưởng của đảng Quốc xã" và gọi ông ta là người "hoàn toàn trung thực và đáng tin cậy."

Tin liên quan
Mật vụ ngăn chặn Thế chiến II Mật vụ ngăn chặn Thế chiến II

Một tháng sau, chỉ huy trại tạm giam Mỹ tuyên bố rằng "sự chuyên cần và hợp tác của Huber được đánh giá cao", Huber được trả tự do vào tháng 3/1948.

Giáo sư Shlomo Shpiro của Đại học Bar-Ilan ở Israel, người đã nghiên cứu sự tương tác giữa Đức Quốc xã và các cơ quan tình báo phương Tây cho rằng: “Áo vào thời điểm đó là tiền tuyến chính của Chiến tranh Lạnh. Các cơ quan tình báo phương Tây đã phải vật lộn để chiêu mộ những người liên lạc đáng tin cậy và không đòi hỏi quá khắt khe về quá khứ của những người mà họ nghĩ sẽ phục vụ tốt cho họ."

Trong những năm tiếp theo, các cơ quan tình báo Mỹ đã ngăn cản bất kỳ nỗ lực nào của một số tổ chức và luật sư nhằm truy tố cũng như dẫn độ Huber. Mỹ cũng thúc ép các nhà chức trách Đức đẩy nhanh quá trình xét xử Huber, kết thúc bằng một bản án treo ngắn hạn và một khoản tiền phạt.

Vào tháng 12/1955, Huber gia nhập Tổ chức Gehlen, tiền thân của Cơ quan tình báo Liên bang Đức (BND) ra đời ngay sau đó.

Ông Bodo Hechelhammer, nhà sử học hàng đầu của BND, khi được phỏng vấn trong bộ phim tài liệu “Báo cáo Munich” đã xác nhận rằng Huber là một nhân viên của cơ quan này và giải thích rằng việc tìm kiếm các nhân viên tình báo có kinh nghiệm chống cộng sản rõ ràng đã dẫn đến việc chiêu mộ nhiều người từng đứng trong hàng ngũ Đức Quốc xã.”

Vào đầu năm 1964, lo sợ bị phơi bày, BND kết luận rằng việc giữ Huber “không còn khả thi”, vì sợ rằng có thể “gây nguy hiểm đến hoạt động của cơ quan này,” và quyết định sa thải ông.

Tuy nhiên, vì Huber không giấu diếm quá khứ của mình với BND, cũng như là một điệp viên có năng lực của tổ chức, cơ quan này không tìm được lý do chính đáng để sa thải Huber. Vì vậy, Huber được cho nghỉ phép có lương dài hạn.

Franz Josef Huber nghỉ hưu ở tuổi 65 và nhận lương hưu cho công chức Đức cho đến khi qua đời ở tuổi 73.

TIN LIÊN QUAN
Hỏi đáp về Ngày Quốc tế: Ngày 27/1 gắn với sự kiện gì?
Ảnh màu hiếm lột tả sự tàn bạo trong trại tập trung của Đức Quốc xã
Năm 1945 và ký ức về chiến thắng khiến cả châu Âu tưng bừng
Tổng thống Ba Lan ký ban hành luật thảm họa diệt chủng Holocaust
Triển lãm quốc tế đầu tiên về trại tập trung lớn nhất của Đức quốc xã
(theo New York Times)

Đọc thêm

Giá tiêu hôm nay 27/4/2024, tiếp tục giảm, doanh nghiệp xuất khẩu không mấy mặn mà bán khống, thị trường đã chịu nghe nhà vườn

Giá tiêu hôm nay 27/4/2024, tiếp tục giảm, doanh nghiệp xuất khẩu không mấy mặn mà bán khống, thị trường đã chịu nghe nhà vườn

Giá tiêu hôm nay 27/4/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.00 – 97.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 27/4/2024: Giá vàng SJC lại 'xô đổ' mọi kỷ lục, thế giới cách đỉnh cao gần 100 USD

Giá vàng hôm nay 27/4/2024: Giá vàng SJC lại 'xô đổ' mọi kỷ lục, thế giới cách đỉnh cao gần 100 USD

Giá vàng hôm nay 27/4/2024 vàng không thể tìm thấy bất kỳ động lực tăng giá đáng kể nào ngay cả khi nền kinh tế Mỹ khởi đầu năm 2024 ...
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng điện đàm với Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao UAE Ahmed Ali Al Sayegh

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng điện đàm với Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao UAE Ahmed Ali Al Sayegh

Chiều 26/4, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã điện đàm với Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao UAE Ahmed Ali Al Sayegh.
Tin thế giới 26/4: Mỹ - Trung đạt thoả thuận 5 điểm, Nga tấn công đoàn tàu chở vũ khí phương Tây ở Ukraine, Houthi tấn công tàu Israel ở Vịnh Aden

Tin thế giới 26/4: Mỹ - Trung đạt thoả thuận 5 điểm, Nga tấn công đoàn tàu chở vũ khí phương Tây ở Ukraine, Houthi tấn công tàu Israel ở Vịnh Aden

Nga cảnh báo hậu quả nếu Ukraine tấn công nhà máy điện hạt nhân, Mỹ siết chặt xuất khẩu súng đạn, Nga gia tăng hợp tác quân sự với Trung ...
Trưng bày hơn 300 ảnh, tư liệu, hiện vật quý về chiến thắng Điện Biên Phủ

Trưng bày hơn 300 ảnh, tư liệu, hiện vật quý về chiến thắng Điện Biên Phủ

Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam vừa tổ chức khai mạc triển lãm 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản ...
Bộ trưởng Tài chính Yellen: Nền kinh tế Mỹ tiếp tục hoạt động rất tốt!

Bộ trưởng Tài chính Yellen: Nền kinh tế Mỹ tiếp tục hoạt động rất tốt!

Theo báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ ngày 25/4, trong quý I/2024, nền kinh tế nước này đã tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong gần hai năm.
Tin thế giới 26/4: Mỹ - Trung đạt thoả thuận 5 điểm, Nga tấn công đoàn tàu chở vũ khí phương Tây ở Ukraine, Houthi tấn công tàu Israel ở Vịnh Aden

Tin thế giới 26/4: Mỹ - Trung đạt thoả thuận 5 điểm, Nga tấn công đoàn tàu chở vũ khí phương Tây ở Ukraine, Houthi tấn công tàu Israel ở Vịnh Aden

Nga cảnh báo hậu quả nếu Ukraine tấn công nhà máy điện hạt nhân, Mỹ siết chặt xuất khẩu súng đạn, Nga gia tăng hợp tác quân sự với Trung Quốc…
Xung đột Nga-Ukraine: Kiev loại xe tăng Mỹ khỏi tiền tuyến vì một vũ khí của Moscow, Lầu Năm Góc phàn nàn

Xung đột Nga-Ukraine: Kiev loại xe tăng Mỹ khỏi tiền tuyến vì một vũ khí của Moscow, Lầu Năm Góc phàn nàn

Mỹ không mong đợi Ukraine sẽ tiến hành các hoạt động tấn công quy mô lớn ứng phó lực lượng Nga trong thời gian tới.
Ấn Độ bước vào giai đoạn 2 của cuộc bầu cử Hạ viện

Ấn Độ bước vào giai đoạn 2 của cuộc bầu cử Hạ viện

Có 158,8 triệu cử tri, trong đó có 80,8 triệu nam giới và 78 triệu nữ giới đủ điều kiện tham gia giai đoạn hai của cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ.
Ngoại trưởng Mỹ, Trung Quốc hội đàm: Bắc Kinh kêu gọi Washington 'đừng giẫm lên lằn ranh đỏ'

Ngoại trưởng Mỹ, Trung Quốc hội đàm: Bắc Kinh kêu gọi Washington 'đừng giẫm lên lằn ranh đỏ'

Trong vài năm qua, quan hệ Mỹ-Trung Quốc đã trải qua những thăng trầm, nhưng đang 'bắt đầu ổn định'.
Chủ tịch Triều Tiên thị sát buổi thử nghiệm vũ khí phóng loạt, nói về mục tiêu xây dựng 'quân đội giỏi nhất thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên thị sát buổi thử nghiệm vũ khí phóng loạt, nói về mục tiêu xây dựng 'quân đội giỏi nhất thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên đã thị sát buổi thử nghiệm bệ phóng tên lửa phóng loạt cỡ nòng 240 mm do Xí nghiệp công nghiệp quốc phòng sản xuất.
Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Hamas sẽ chấp nhận một nhà nước Palestine có chủ quyền hoàn toàn ở Bờ Tây và Dải Gaza dọc theo đường biên giới trước năm 1967.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động