Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên phát biểu chào mừng các kiều bào về dự Hội nghị “Kiều bào đóng góp ý kiến về Chuyển đổi số và khắc phục tác động của đại dịch Covid-19 để phát triển kinh tế Việt Nam”. (Ảnh: Tuấn Anh) |
Tham dự buổi gặp gỡ, còn có ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh; ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh; ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí MinH. Về phía Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao có Đại sứ Lương Thanh Nghị, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, đại diện một số đơn vị Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài; cùng sự tham dự đại diện các sở, ban, ngành của TP Hồ Chí Minh.
Phát biểu trước đại diện các kiều bào tiêu biểu về dự Hội nghị “Kiều bào đóng góp ý kiến về Chuyển đổi số và khắc phục tác động của đại dịch Covid-19 để phát triển kinh tế Việt Nam”, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên cho rằng, năm 2020 là năm với rất nhiều thử thách cho thế giới.
Đại dịch Covid-19 đã và đang diễn ra vô cùng phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ lây lan, gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ.
TP Hồ Chí Minh cũng không tránh khỏi tác động to lớn từ đại dịch Covid-19. Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến các kế hoạch, chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội, gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh của TP.HCM: Sản xuất công nghiệp của thành phố giảm 7,16% so với cùng kỳ năm 2019; Lượng khách du lịch đăng ký các chương trình du lịch giảm mạnh, doanh thu doanh nghiệp du lịch bị ảnh hưởng nặng nề, khoảng 90% - 95% các doanh nghiệp lữ hành đã tạm ngưng hoạt động.
Trong thời gian Thành phố thực hiện giãn cách xã hội khiến nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh bị ngưng trệ, nhiều ngành, lĩnh vực phải dừng hoạt động, thu gọn quy mô, điều chỉnh mô hình hoạt động. Sản xuất hàng hóa của Khối liên minh châu Âu, Hoa Kỳ đình trệ khiến tình hình xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn.
Trước những khó khăn, thách thức trên, Thành phố vẫn tiếp tục nỗ lực không ngừng để đảm bảo mục tiêu kép là duy trì thành quả phòng chống dịch Covid-19, đồng thời phục hồi, phát triển kinh tế. Và để thực hiện được mục tiêu kép này, nền tảng khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là “Chuyển đổi số”.
Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh khẳng định, chuyển đổi số sẽ giúp các doanh nghiệp Việt, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ tìm kiếm một mô hình hoạt động kinh doanh linh hoạt hơn, vừa tiết giảm chi phí, vừa tối ưu nguồn lực để vượt qua khó khăn. (Ảnh: Tuấn Anh) |
Một trong những nhiệm vụ cụ thể là xây dựng các chính sách phát triển mạnh mẽ kinh tế số, phát triển nhanh và bền vững dựa trên khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao, coi đây là giải pháp đột phá để Việt Nam bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội từ đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, phúc lợi của người dân.
Ngày 3/6/2020 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia thể hiện sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị nhằm thực hiện mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu.
TP Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa - xã hội, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ của Việt Nam, dân số thành phố có khoảng gần 10 triệu dân nhưng đóng góp 24% GDP cho cả nước.
Sự phát triển của TP Hồ Chí Minh cả về quy mô, tốc độ đều có ảnh hưởng trực tiếp và rất lớn đến phát triển kinh tế của cả nước, và cũng là địa phương đi đầu trong thực hiện, triển khai các chính sách của cả nước. Với ý nghĩa đó ngày 3/7, thành phố đã ban hành Quyết định số 2393/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số của TP Hồ Chí Minh, điều này thể hiện cam kết của thành phố là địa phương đi đầu trong công cuộc chuyển đổi số của cả nước.
Cũng tại Hội nghị, đại diện bà con kiều bào cũng đã có ý kiến trao đổi, chia sẻ, đóng góp nhằm thúc đẩy quá trình Chuyển đổi số và khắc phục tác động của đại dịch Covid-19 cho TP Hồ Chí Minh. |
Tuy nhiên, trong công cuộc chuyển đổi số hiện nay, TP Hồ Chí Minh vẫn còn một số vướng mắc, trong mức chi ngân sách cho Công nghệ thông tin (CNTT) tại vào khoảng 0.4%. Trong khi đó trung bình các quốc gia dành cho CNTT trung bình 1% ngân sách. Riêng một số nước phát triển, đặc biệt như Hàn Quốc - hiện dẫn đầu thế giới về chính phủ điện tử - đã chi 2% ngân sách cho CNTT; Cộng đồng DN đặc biệt DN nhỏ và vừa nhỏ nhận thức về chuyển đổi số còn khác nhau, còn nhiều DN e ngại, né tránh hoặc chưa dám tiếp cận do gặp khó khăn vì thiếu về vốn, con người,…;
Vượt qua những khó khăn hiện tại, cùng với quyết tâm của thành phố, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên khẳng định Chương trình Chuyển đổi số của Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những chiến lược quan trọng góp phần “Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh từng bước trở thành trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ của đất nước và khu vực Đông Nam Á”, với mục tiêu cụ thể là xây dựng TP Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh, sáng tạo, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt nhất, đồng thời đặt lên hàng đầu năng suất và hiệu quả công việc của chính quyền, người dân, doanh nghiệp theo đó ưu tiên phát triển các lĩnh vực ứng dụng công nghệ số, đi đầu về khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo.
Toàn cảnh buổi gặp gỡ. (Ảnh: Tuấn Anh) |
Với các mục tiêu và lợi thế nói trên, chính quyền TP Hồ Chí Minh cam kết thực hiện vai trò kiến tạo, hỗ trợ và đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp trong công cuộc chuyển đổi số cho doanh nghiệp, phát triển nền kinh tế số tại Thành phố…
Vì vậy, Bí thư Thành ủy bày tỏ vui mừng khi TP Hồ Chí Minh và Bộ Ngoại giao phối hợp tổ chức “Hội nghị Kiều bào đóng góp ý kiến về Chuyển đổi số và khắc phục tác động của đại dịch Covid-19 để phát triển kinh tế Việt Nam”.
Bí thư Thành ủy tin rằng, cùng với quyết tâm của Thành phố, mỗi tổ chức nhà nước, mỗi doanh nghiệp, mỗi người dân, đặc biệt là tâm huyết của quý bà con Kiều bào sẽ là những nhân tố quan trọng giúp TP Hồ Chí Minh sớm trở thành Thành phố đổi mới sáng tạo trong khu vực và thế giới, xứng danh là Thành phố mang tên Bác, Thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình.
Cũng tại Hội nghị, đại diện bà con kiều bào cũng đã có ý kiến trao đổi, chia sẻ, đóng góp nhằm thúc đẩy quá trình Chuyển đổi số và khắc phục tác động của đại dịch Covid-19 cho TP Hồ Chí Minh.
Một số hình ảnh tại buổi gặp mặt:
Sáng 29/10, đoàn kiều bào đã đến dâng hương trước Tượng đài Bác Hồ, tại đường Nguyễn Huệ, TP Hồ Chí Minh. |
Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong và các kiều bào tiêu biểu. |
Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong và các kiều bào tiêu biểu chụp ảnh lưu niệm. |
Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên trao đổi với các kiều bào tiêu biểu. |
Đại sứ Lương Thanh Nghị, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài phát biểu cảm Lãnh đạo TP Hồ Chí Minh đã dành thời gian tiếp các kiều bào tiêu biểu. |
Giáo sư Đặng Lương Mô, kiều bào Nhật Bản, Giáo sư Đại học Hosei, Tokyo, Nhật Bản đóng góp ý kiến. |