![]() |
Lực lượng cảnh sát Serbia bị cho là sử dụng vũ khí âm thanh để đàn áp cuộc biểu tình lớn nhất trong lịch sử tại Belgrade. (Nguồn: Reuters) |
Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic khẳng định cảnh sát không dùng thiết bị trên và gọi cáo buộc này là “lời nói dối bẩn thỉu”.
“Đây là điều bịa đặt trắng trợn”, ông phát biểu trước toàn quốc. “Tôi từng thấy loại vũ khí này ở nước ngoài, nó phát ra âm thanh sắc nhọn, chói tai. Tuy nhiên, âm thanh đó không hề xuất hiện trên đường phố Belgrade vào tối thứ Bảy (15/3)”.
Ông Vucic cũng tuyên bố sẽ mở một cuộc điều tra, đồng thời cảnh báo rằng “những ai lan truyền lời dối trá này cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”.
Theo lời các nhân chứng, trong khoảng thời gian mặc niệm kéo dài 15 phút, một âm thanh chói tai bất ngờ vang lên, khiến đám đông hoảng loạn và bỏ chạy.
Nhà phân tích quân sự Aleksandar Radic nói với truyền thông địa phương rằng âm thanh này có thể phát ra từ một thiết bị âm thanh tầm xa (LRAD), thường được gọi là “vũ khí âm thanh”. Theo ông, thiết bị này “chủ yếu được sử dụng để vô hiệu hóa đám đông”.
Trung tâm Chính sách an ninh Belgrade (BCSP), một tổ chức phi chính phủ tại Serbia, đã lên án mạnh mẽ chính quyền vì sử dụng vũ khí này.
“Hành động này là sự phô trương quyền lực trắng trợn và một nỗ lực gây hỗn loạn nhằm làm mất uy tín của cuộc biểu tình, đồng thời hình sự hóa những công dân ôn hòa”, BCSP đồng thời nhấn mạnh rằng việc sử dụng vũ khí âm thanh là vi phạm luật cảnh sát Serbia.
Cuộc biểu tình tại Belgrade thu hút số lượng người tham gia kỷ lục. Theo cảnh sát, có hơn 100.000 người xuống đường, trong khi các tổ chức giám sát độc lập ước tính con số thực tế vượt 300.000.
Cuộc tuần hành hôm 15/3 là đỉnh điểm của phong trào phản đối kéo dài nhiều tháng, do sinh viên Serbia dẫn đầu. Người biểu tình yêu cầu chính phủ chịu trách nhiệm về cái chết của 15 người ở Novi Sad, khi một phần mái của nhà ga xe lửa sập xuống và đè nát họ.
Ngoài vụ tai nạn thảm khốc, phong trào biểu tình còn phản ánh nhiều bức xúc khác đối với chính quyền của Tổng thống Vucic, bao gồm cáo buộc tham nhũng tràn lan, gia đình trị, quản lý yếu kém tài nguyên thiên nhiên, gian lận bầu cử, kiểm soát truyền thông và cách xử lý không minh bạch các sự kiện nghiêm trọng liên quan đến quan chức chính phủ.
Trước sức ép từ làn sóng biểu tình, Thủ tướng Serbia Milos Vucevic và Thị trưởng Novi Sad Milan Djuric đã đệ đơn từ chức.
![]()
| Chính phủ không 'qua ải' bất tín nhiệm, Thủ tướng từ chức, Bồ Đào Nha sẽ tổ chức bầu cử sớm Ngày 13/3, Tổng thống Bồ Đào Nha Marcelo Rebelo de Sousa tuyên bố tổ chức cuộc bầu cử lập pháp sớm vào ngày 18/5. |
![]()
| Thổ Nhĩ Kỳ bất ngờ ra thông báo về hành động mới ở Syria, Qatar rục rịch làm điều tương tự Sau khi chính quyền Syria của Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ, một số quốc gia, vốn đã đóng cửa cơ quan đại diện ngoại ... |
![]()
| Bê bối thiết quân luật Hàn Quốc: Tình tiết bất ngờ từ Văn phòng Điều tra quốc gia, thêm Tướng tình báo quốc phòng bị bắt giữ Tư lệnh Bộ chỉ huy Tình báo Quốc phòng Hàn Quốc, Thiếu tướng Moon Sang-ho đã bị bắt giữ ngày 20/12 với cáo buộc có ... |
![]()
| Rơi máy bay tại Kazakhstan: Nguồn cơn bất ngờ của thảm kịch khiến hàng chục người tử vong, Azerbaijan quốc tang Azerbaijan đã chọn ngày quốc tang tưởng niệm những người thiệt mạng trong vụ rơi máy bay chở khách của nước này ở Kazakhstan ngày ... |
![]()
| Đức bước vào Năm mới 2025 bất định, Thủ tướng Scholz vẫn tin tưởng vào hai từ 'tốt đẹp' Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố trong thông điệp Năm mới 2025 rằng, số phận của nước này nằm trong tay người dân và ... |