Thủ tướng Michel Barnier sẽ đi vào lịch sử với tư cách Thủ tướng có nhiệm kỳ ngắn nhất trong lịch sử hiện đại của Pháp. (Nguồn: Reuters) |
Động thái này đã đẩy nước Pháp vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn thứ hai trong vòng 6 tháng qua.
Thủ tướng Pháp Michel Barnier là một chính trị gia kỳ cựu và từng là Trưởng đoàn đàm phán Brexit của Liên minh châu Âu (EU). Giờ đây, ông Barnier sẽ đi vào lịch sử với tư cách Thủ tướng có nhiệm kỳ ngắn nhất trong lịch sử hiện đại của Pháp (từ tháng 9-12/2024).
Tin liên quan |
Khủng hoảng chính trị Hàn Quốc: Tổng thống khẳng định không sai, bị đảng cầm quyền 'lạnh nhạt' |
Đây cũng là lần đầu tiên kể từ năm 1962, một chính phủ Pháp mất tín nhiệm tại quốc hội.
Thất bại của ông Barnier bắt nguồn từ việc phê duyệt một ngân sách gây tranh cãi mà không qua biểu quyết tại quốc hội.
Dự thảo ngân sách này đặt mục tiêu cắt giảm 60 tỷ Euro (63,07 tỷ USD) nhằm thu hẹp khoản thâm hụt lớn, nhưng lại vấp phải sự phản đối gay gắt từ cả phe cực hữu lẫn cực tả.
Đặc biệt, đảng Tập hợp quốc gia của bà Marine Le Pen chỉ trích các biện pháp trong ngân sách quá khắt khe đối với người lao động.
Việc ông Barnier từ chức là "giọt nước tràn ly" của những căng thẳng kéo dài nhiều tuần xoay quanh vấn đề ngân sách, đồng thời làm tổn hại thêm uy tín của Tổng thống Emmanuel Macron.
Bên cạnh đó, quyết định tổ chức bầu cử sớm trước thềm Thế vận hội Paris 2024 của ông Macron được xem là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khủng hoảng này.
Tuy nhiên, dù phải đối mặt với nhiều lời kêu gọi từ chức, ông Macron vẫn duy trì quyền lực với nhiệm kỳ kéo dài đến năm 2027 và không thể bị buộc rời khỏi vị trí.
Pháp hiện đang đứng trước nguy cơ kết thúc năm mà không có chính phủ ổn định hay ngân sách năm 2025, dù hiến pháp nước này cho phép sử dụng các biện pháp đặc biệt để tránh kịch bản tê liệt như ở Mỹ.
Khủng hoảng chính trị ở Pháp cũng làm suy yếu thêm EU, vốn đã chịu ảnh hưởng từ sự sụp đổ của chính phủ liên minh Đức và tình hình phức tạp trước khi Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng.
Ông Trump dự kiến đến Paris vào ngày 7/12 để dự lễ khánh thành nhà thờ Đức Bà sau khi trùng tu. Tổng thống Macron hy vọng sẽ bổ nhiệm Thủ tướng mới trước sự kiện này.
Tình trạng bất ổn chính trị kéo dài dấy lên lo ngại cho các nhà đầu tư về trái phiếu và cổ phiếu chính phủ Pháp. Đầu tuần này, chi phí vay của Pháp thậm chí đã vượt qua của Hy Lạp, vốn được xem là rủi ro hơn nhiều.
Thủ tướng mới nếu được bổ nhiệm cũng sẽ phải đối mặt với những thách thức tương tự như ông Barnier trong việc thông qua các dự luật, bao gồm ngân sách 2025, với một quốc hội chia rẽ sâu sắc.
| Thành công đẩy lùi những 'lời tiên tri khủng khiếp', 'cơn bão kép' vẫn đang chờ kinh tế EU Trong những năm gần đây, Liên minh châu Âu (EU) đã tránh thành công những “lời tiên tri khủng khiếp” đe dọa nền kinh tế. |
| Nhật Bản: Thủ tướng Kishida cùng chính phủ từ chức Ngày 1/10, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Hayashi Yoshimasa thông báo, chính phủ do Thủ tướng Kishida Fumio đứng đầu đã từ chức ... |
| Chính quyền quân sự Mali ra ám hiệu bất thường, sắp có sự biến chuyển lớn cho khủng hoảng chính trị ở quốc gia Tây Phi? Ngày 27/11, người đứng đầu chính quyền quân sự của Mali đã có lời ám chỉ bất thường về việc chuẩn bị cho một cuộc ... |
| ‘Ly hôn’ khí đốt Nga, tác động từ chính quyền Trump 2.0, con đường đối phó khủng hoảng năng lượng của EU không trải hoa hồng Mặc dù EU đã phản ứng nhanh chóng và sáng tạo đối với cuộc khủng hoảng năng lượng do xung đột ở Ukraine gây ra, ... |